Các giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành Dệt May Việt

Một phần của tài liệu cao năng lực cạnh tranh của ngành dệt may khi việt nam là thành viên của tổ chức thương mại thế giới wto (Trang 31 - 34)

TRANH CỦA NGÀNH DỆT MAY VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH VIỆT NAM LÀ THÀNH VIÊN CỦA WTO.

Trước những cơ hội và thách thức của ngành Dệt May khi Việt Nam là thành viên của WTO, ngành đã đưa ra chiến lược phát triển trong thời gian tới là thị trường nội địa là cơ sở để tồn tại và thị trường xuất khẩu là động lực để phát triển. Cụ thể, trong thời gian tới, toàn ngành cần chú trọng thực hiện các giải pháp sau:

Thứ nhất:Để nâng cao năng lực cạnh tranh ngành Dệt May, cần phải đầu tư nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, coi trọng việc đào tạo nguồn nhân lực công nghệ, đồng thời có chính sách để thu hút thêm nguồn nhân lực giỏi. Áp dụng công nghệ thông tin, đổi mới công nghệ, nhằm giảm chi phí, giảm thời gian giao hàng, nâng cao chất lượng hoạt động kinh doanh, chất lượng sản phẩm hàng hóa và dịch vụ. Thứ hai: Tập trung vào thực hiện đề án Thời trang hóa sản xuất và kinh doanh ngành Dệt May Việt Nam cùng với việc đẩy mạnh xây dựng thương hiệu sản phẩm trong nước và khu vực. Vào thời

điểm hiện nay, các doanh nghiệp Dệt May không nên quá tập trung vào một thị trường mà cần chuyển hướng sang các thị trường còn nhiều tiềm năng như Trung Cận Đông, Châu Phi, Châu Úc...

Thứ ba: Các doanh nghiệp cần đầu tư cơ sở sản xuất kỹ

thuật, tận dụng lợi thế sân nhà, củng cố và mở rộng mạng lưới phân phối để giữ vững thị trường nội địa, đồng thời đẩy mạnh việc liên doanh, liên kết với các đối tác để đầu tư mạnh hơn vào việc sản xuất vải, phụ liệu ngay ở trong nước...

Thứ tư: Các doanh nghiệp Dệt May cần hạn chế xuất khẩu

đối với các lô hàng đẳng cấp thấp có giá trị quá thấp, chuyển sang sản xuất sản phẩm có chất lượng cao và có thương hiệu đẳng cấp cao. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp cần tìm hiểu luật chống bán phá giá của đối tác để kiện toàn hệ thống sổ sách, rõ ràng, minh bạch về xuất xứ hàng hóa, chi phí và giá thành sản phẩm xuất khẩu.

KẾT LUẬN

Đối với Việt Nam, ngành Dệt May là ngành công nghiệp lớn thứ hai, năm 2005 kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may đạt 4,84 tỷ USD, trong 2 tháng đầu năm 2006, kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may đạt 867 triệu USD, tăng 45,5 so với cùng kỳ năm 2005. Các doanh nghiệp Dệt May Việt Nam kỳ vọng đến năm 2010 doanh thu của ngành sẽ tăng lên khoảng từ 9 đến 10 tỷ USD.

Việt Nam mới chính thức là thành viên của WTO được 7 tháng, ngành Dệt May đã có nhiều thành tựu, đó là sự phát triển không ngừng của ngành, đã có sự thay đổi về chất của các doanh nghiệp Dệt May, áp dụng khoa học công nghệ vào trong quá trình sản xuất và quá trình tổ chức sản xuất, mở hàng loạt các lớp đào tạo ngắn hạn và dài hạn cho công nhân cán bộ trong ngành.

Bên cạnh những thành công, ngành Dệt May cũng còn rất nhiều cái chưa được như ngành dệt chưa khai thác được lợi thế sân nhà để cung cấp vải cho ngành may, bộ máy quản lý con yếu kém, đội ngũ lao động trìh độ còn thấp. Đối với thị trường trong nước, mặt hàng dệt may của các doanh nghiệp nội địa kém sức cạnh tranh so với các mặt hàng nước ngoài.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Giáo trình Kinh Tế Thương Mại. 2. Báo nghiên cứu kinh tế.

3. Báo Ngoại Thương. 4. Báo Kinh tế Việt Nam. 5. Báo Kinh tế phát triển.

6. Tạp chí Dệt May & Thời trang VN. 7. Trang web:www.detmay.com.vn. 8. Trang web: www.mof.gov.vn.

Một phần của tài liệu cao năng lực cạnh tranh của ngành dệt may khi việt nam là thành viên của tổ chức thương mại thế giới wto (Trang 31 - 34)