Trên thị trương Mỹ : Bắt đầu từ tháng 1/2007 hàng dệt may
Việt Nam sẽ không phải chịu hạn ngạch sang Mỹ, điều này tưởng như niềm vui đối với các doanh nghiệp Dệt May Việt Nam. Tuy nhiên, dưới áp lực của các nhà sản xuất, Bộ Thương mại Mỹ đã đưa ra một quy chế mà theo đó sẽ áp dụng hệ thống kiểm soát chặt chẽ, theo dõi các nhóm hàng nhập khẩu từ Việt Nam, nhất là đối với quần ao sơ mi trong 6 tháng đầu năm. Ngoài ra, phía Mỹ cũng sẽ giám sát chặt chẽ việc nhập khẩu hàng dệt may từ Việt Nam định kỳ 6 tháng một lần nhằm xem xét liệu có đủ bằng chứng để điều tra chống bán phá giá đối với bất cứ mặt hàng dệt may nào của Việt Nam. Đây là một điều đáng lo ngại cho ngành Dệt May của Việt Nam, bởi nếu như trước đây áp dụng hạn ngạch, bên cạnh mặt tiêu cực làm hạn chế xuất khẩu đối với Việt Nam còn có mặt tích cực là giảm thiểu tối đa khả năng bị áp dụng các rào cản thương mại – trong đó có chống bán phá giá. Đến nay, cơ chế cũ không còn và thay vào đó là áp dụng theo cơ chế mới, theo cơ chê mới này thì bất cứ lúc nào phía Mỹ cũng có thể áp dụng mức cao để ngăn chặn hàng dệt may từ Việt Nam. Đây là mối lo ngại cho các doanh nghiệp trong ngành. Thực tế cho thấy, hiện tại, một số nhà nhập khẩu Mỹ đang muốn chuyển đơn hàng sang các nước khác. Đây là điều đáng lo ngại nhất vì có tới hơn 70% hàng dệt may Việt Nam là xuất khẩu sang Mỹ.
Hàng Dệt May Việt Nam trên thị trường EU: Đối với thị trường này, trong điều kiện hầu hết các doanh nghiệp Dệt May Việt Nam là vừa và nhỏ vì vậy làm thế nào để có thể chủ động đi tìm khách hàng mà không phải xách cặp đi nước ngoài liên tục. Để làm được điều đó các doanh nghiệp phải tăng cường sử dụng thương mại điện tử để quảng bá, giới thiệu. Phải tìm cách liên hệ với lực lượng người Việt Nam ở EU để họ làm đầu mối cho mình. Hiện nay có khoảng 70.000 người Việt Nam làm thương mại tại EU. Tháng 5/2004 có thêm 10 nước gia nhập vào khối EU, đây là một cơ hội lớn cho các doanh nghiệp Dệt May Việt Nam. Làm thế nào để đưa hàng Việt Nam vào các chợ đầu mối, các hệ thống bán lẻ của người Việt Nam tại Nga, Tiệp, Đức... thay vì từ trước tới nay chợ của người Việt Nam lại lấy hàng Trung Quốc về bán. Đồng thời phải liên kết giữa các công ty ở Việt Nam với các công ty khai thác thị trường của nước ngoài để tạo đươc sự hợp tác thương mại hai bên cùng có lợi.
Từ thực tế trên, từ những từ thời cơ và thách thức đó, ngành Dệt May Việt Nam đã đưa ra chiến lược trong thời gian tới là lấy thị trường nội địa làm nền tảng và xuất khẩu làm động lực phát triển.