II. Các hoạt động kinh tế xã hội của địa phương liên quan đến khu bảo tồn.
1. Hoạt động nuôi trồng thuỷ sản
1.1. Các mô hình nuôi trồng
* Mô hình đầm tôm : Nuôi trồng dưới 2 hình thức sau :
- Hình thức nuôi tôm quảng canh : Các chủ đầm chỉ lo lấy nước và con giống tự nhiên, có thể cả thêm cua giống và rau câu đến mùa đánh bắt thì họ gạn nước thu hoạch hải sản qua hệ thống cống đầm, phương thức này hoàn toàn phụ thuộc vào tự nhiên nên hiệu quả sản xuất không cao nhưng tương đối ổn định, Ýt tác động đến môi trường.
- Hình thức nuôi quảng canh cải tiến : Các chủ đầm tôm đã mạnh dạn đưa con giống tôm sú nhỏ P15 ( P15 là con tôm con có độ dài 15 mm) vào ao nuôi nhỏ, họ đưa thức ăn cho con giống lúc còn nhỏ giúp chúng có điều kiện trưởng thành nhanh hơn, đến độ tuổi thích hợp, chủ đầm đưa con giống đã cứng thả vào môi trường đầm tự nhiên, với đầm có đièu kiện tự nhiên tốt hiệu quả là rất cao
Đây là 2 mô hình đầm đang được thực hành nơi đây, trong sè 168 đầm khảo sát với tổng diện tích 1744,7 ha có 123 đầm tôm nuôi quảng canh với diện tích 1.393 ha; 49 đầm nuôi tôm quảng canh cải tiến, diện tích 256,5 ha. Từ thực tế, năng suất và sản lượng nuôi quảng canh cải tiến gấp 2 lần so với nuôi quảng canh. Cácloài con nuôi được đưa vào đầm chủ yếu là cua bể và
tôm sú, cua bể được dân mò móc từ tự nhiên, sau đó bán lại cho các chủ đầm thả nên tỷ lệ cua thành phẩm/ số liệu cua giống là rất nhỏ, cua giống bị mua đi bán lại và bị thương mại hoá ảnh hưởng đến chất lượng con non. Việc mua bán này khuyến khích ngư dân tìm kiếm bắt cua giống, cua nhỏ dẫn đến hiện tượng cạn kiệt nguồn.
Trong một số năm gần đây các đầm cồn Ngạn đã nuôi thử giống tôm sứ nhập từ Nha Trang và Hải Phòng, khoảng 25% đến 35% số đầm đã thu được lợi nhuận cao. Một thực tế đã chứng minh rằng với rừng ngập mặn có độ che phủ từ 50 % trở lên mô hình nuôi tôm sú quảng canh cải tiến cho năng suất và chất lượng tốt. Rừng ngập mặn dày, độ che phủ lớn dẫn tới nguồn thức ăn cho tôm cá dồi dào, tôm càng phát triển trọng lượng cao, mật độ con lớn, đạt hiệu của kinh tế cao.
Nếu tăng mức nuôi trồng lên thâm canh hoặc bán thâm canh dẫn đến hậu quả ô nhiễm môi trường dịch bệnh và các yếu tố phát sinh khác sẽ phá háng mô hình nuôi trồng tôm sú ở khu vực. Điều này khẳng định mô hình quảng canh cải tiến có kiểm soát các yếu tố môi trường và giữ cường độ thâm canh thích hợp mới phát huy hiệu quả kinh tế xã hội tiến tới phát triển bền vững nghề nuôi trồng thuỷ sản ở nơi đây.
* Mô hình nuôi trồng rau câu :
Rau câu chỉ vàng là nguyên liệu chính cho chế biến aga xuất khẩu, những đầm có diện tích mặt thoáng rộngm chế độ nước phù hợp mới có thể nuôi trồng hiệu quả loài này. Từ thực tế những năm vừa qua mô hình ươm trồng rau câu chỉ vàng cho sản lượng 200.000 đến 300.000 tấn trong năm đem lại giá trị kinh tế gần 1 tỷ đồng/ năm.
* Mô hình nuôi ngao.
Đây là mô hình nuôi trồng thuỷ sản tự phát do dân hai xã Giao Lạc và Giao Xuân khởi xướng, thời gian vừa qua mô hình này phát huy được hiệu
quả cho sản lượng 3500 tấn/ năm đem lại doanh lợi 15 tỷ đồng. Phần lớn diien tích nuôi ngao quảng canh nằm trên địa giới khu bảo tồn, đây là vùng xa trung tâm lại hay xảy ra tranh chấp về việc quản lý khá phức tạp muốn phát huy phải nghiên cứu phân tích chi phí lợi Ých chính xác.
Mô hình nuôi ngao quảng canh đầm tôm, rau câu khô là những mô hình đem lại nguồn lợi kinh tế cao nhưng cần phải nghiên cứu sâu hơn có mô hình nuôi thích hợp phát huy hiệu quả kinh tế xã hội giữ vững cân bằng sinh thái.
1.2. Kết quả nuôi trồng thuỷ sản
Trong năm 2000,năm đầu tiên kể từ khi khu bảo tồn được thành lập, cân bằng sinh thái được lập lại, sản lượng và giá trị các loài cụ thể nh sau :
Bảng: Kết quả nuôi trồng đánh bắt thuỷ sản tại khu bảo tồn.
Diễn Giải Đơn vị T sè Tôm Cá Cua Rèm Rau câu Số đầm T sè Trong đó T sè Trong đó He sú Rảo Rô phi Cá khác Đầm nuôi QC Kg/h a 560 220 100 120 160 100 60 80 100 123 Đầm nuôi QCCT - 1300 700 600 100 200 200 200 200 49 Sản lượng Tấn 574 229 110 119 161 102 59 82 102 Đầm nuôi QC - 548 215 98 117 157 98 59 78 98 123 Đầm - 26 14 12 2 4 4 4 4 49
nuôi QCCT Sản lượng Tấn 1386 5 840 0 660 0 180 0 111 0 816 294 410 225
Nguồn : Báo cáo đề tài đánh giá môi trường và kết quả 10 năm thực hiện công ước Ramsar.
Qua bảng kết quả hoạt động nuôi trồng khai thác thuỷ sản ta thấy : Mô hình nuôi quảng canh cải tiến cho giá trị, sản lượng cao hơn so với mô hình nuôi quảng canh. Đây là mô hình nuôi trồng theo hướng cải tiến kết hợp giữa nguồn cung cấp của tự nhiên và sự đầu tự chăm sóc về cây con giống và thức ăn cho động thực vật trong đầm vì vậy thực tế đem lại hiệu quả kinh tế rất cao nhưng không phải bất cứ đầm nào cũng chuyển sang mô hình này được mà chỉ những đầm có môi trường tốt, cây ngập mặn có độ che phủ cao tùe 65 % - 75%, độ mặn thường xuyên từ 10% đến 15%, PH từ 7.5%.7.7% có thể áp dụng được mô hình này. ( Đối với khu bảo tồn ô số 2 trong phụ lục 2 là có khả năng thực thi mô hình này).
Nh vậy hoạt động nuôi trồng đánh bắt thuỷ sản có quan hệ mật thiết với độ che phủ của cây ngập mặn. Cây ngập mặn có vai trò quan trong quyết định đến năng suất còng nh sản lượng nuôi trồng. Những đầm có mật độ che phủ cao thực tế đem lại hiệu quả cao, điều này càng khẳng định thêm tầm quan trọng của môi trường trong hoạt động kinh tế nơi đây. Môi trường là đầu vào của quá trình sản xuất và cũng là nơi chứa đựng chất thải trong quá trình sản xuất. Nếu ta khai thác có khoa học trong giới hạn tự phục hồi của hệ sinh thái thì chúng ta có hiệu quả kinh tế tối ưu
1.3 . Hoạt động trồng rừng
Sau khi vào công ước Ramsar năm 1989 khu bảo tồn đã có sự quản lý và đầu tư cho công tác chăm sóc rừng ngập mặn. Nhưng nhìn chung sự nhận
thức về tầm quan trọng của rừng của dân cư trong vùng đệm vẫn còn nhiều hạn chế, Những khu rừng trồng cơ cấu cây trồng chỉ mang tính chắn sóng, cát và đa số là rừng phi lao, rừng trang. Hiện tượng chặt phá cây rừng lẫy gỗ củi của nhân dân địa phương vẫn xảy ra thường xuyên.
Vào những năm 90 khi các hoạt động khai thác, nuôi trồng kém hiệu quả do sự mất rừng đã được thực tế chứng minh, cùng với sự hình thành ban quản lý khu bảo tồn diện tích rừng được trồng hằng năm tăng lên đáng kể. Cơ cấu cây trồng trong rừng có sự cải tiến và đa dạng. Vào nhưng năm 2000 sự ổn định về sinh thái dường nh được lập lại, độ che phủ rừng lên tới 75% đến 80% trong vùng bảo vệ. Đặc biệt chất lượng trồng rừng có giá trị kinh tế cao vừa tiết kiệm kinh phí gieo trồng so mô hình trồng rừng phòng hộ kiểu cũ vừa tăng độ đa dạng sinh học lại có khả năng khai thác sử dụng khôn khéo tài nguyên này. Sự áp dụng khoa học kỹ thuật mới vào gieo trồng hằng năm tiết kiệm được 1,8 triệu/ ha và chỉ sau 3 năm rừng khép tán là khai thác kinh tế luôn đã đem lại hàng ngàn ha rừng trồng mỗi năm được khép tán ( từ năm 1994 mô hình trồng rừng tổng hợp được áp dụng) kết quả cụ thể qua bảng sau :
Bảng: Thống kê diện tích rừng trồng qua các năm. Đơn vị:ha
Khu vực Năm 1989 1992 1995 1998 2000 1.Bãi trong (phi lao) 814 (6) 2. Cồn Ngạn (DT khu BT) 80 (80) 310 (310) 462 (462) 3. Cồn Lu ( DT phi lao) (10) 140 (10) 157 (20) 288 (36) 200 (43) Tổng DT 10 220 457 1564 532 Tổng DT phi lao (10) 10 20 9360 43 Tổng DT khu BT (10) 220 457 750 200
Nguồn : Sè liệu điều tra của ban quản lý khu bảo tồn thiên nhiên ĐNN Giao Thuỷ tỉnh Nam Định
Bên cạnh diện tích trồng rừng tăng dần qua các năm gần đây thì việc quản lý chăm sóc tốt cũng là một nhân tố quan trọng trong công tác trồng rừng. Thực tế diện tích rừng bị mất đi trong những năm vừa qua cụ thể nh
sau :
Bảng 9 : Diện tích rùng bị mất qua các năm Đơn vị : ha
Khu vực 1989 1992 1995 1998 2000 1.Bãi trong 339 2.Cồn ngạn (DTKBT) 248 248 Cồn lu (DT phi lao) 100 16 (16) (10) (10) Tổng cộng 348 16 10 Tổng DTBT (Tổng DTphi lao) 348 (16) (16) (10) (10)
Nguồn : Ban quản lý khu bảo tồn thiên nhiên ĐNN Xuân Thuỷ tỉnh Nam
Định.
Nh vậy giai đoạn 1989 – 1995 diện tích trông thì Ýt mà diện tích mất thì nhiều. Trong giai đoạn này tổng diện tích rừng trồng là 687 ha cho đến nam 1995 nhưng diện tích mất đi là 692 ha dẫn đến kết quả thực trạng rừng năm 1995 chỉ bằng diện tích rừng năm 1989 cụ thể nh sau :
Bảng: Thống kê thực trạng diện tích rừng qua các năm. Đơn vị: ha
Kiểm kê khu vực 1989 1992 1995 1998 2000
2.Cồn Ngạn (DTKBT) 974 (164) 1054 (244) 1116 (244) 1516 (644) 1516 (644) 3.Cồn Lu 526 666 723 1011 1211 Tổng diện tích 1875 1756 1875 3377 3577 Diện tích khu BT 690 910 967 1655 1855
Diện tích phi lao 10 20 40 66 99
Nguồn : Ban quản lý khu bảo tồn thiên nhiên ĐNN Xuân Thuỷ tỉnh Nam
Định.
Thực trạng năm 2000 theo kết quả đánh giá của đề tài “ đánh giá thực trạng môi trường và kết quả 10 năm thực hiện công ước Ramsar” cho rằng sự ổn định sinh thái ở khu bảo tồn dường như được lập lại trong đó có hiện trạng rừng tự nhiên cụ thể như sau:
Bảng: Thống kê thực trạng rừng năm 2000 ở khu bảo tồn.
Đơn vị: ha
Loại rừng Bãi trong Cồn ngạn
(DTKBT) Cồn Lu Tổng cộng (DTKBT) 1. Rừng ngập mặn phục hồi đầm tôm 36 960 67 1063 217 2. Rừng tự nhiên 94 685 712 Tổng DTKBT 36 1054 (244) 1775 929
Nguồn :Ban quản lý khu bảo tồn thiên nhiên ĐNN Xuân Thuỷ tỉnh Nam
Định
Qua các bảng thống kê về kết quả các hoạt động trồng rừng, các bảng thống kê về diện tích rừng bị mất đi và thực trạng diện tích rừng khi tương đối ổn định vào nhưng năm 2000 ta thấy rằng :
Giai đoạn này có 2 mốc thời gian cần chú ý đó là năm 1989 là năm đầu tiên vào công ước Ramsar với diện tích rừng còn lại là 1975 ha. Nhưng đến năm 1996 sau 6 năm liền mặc dù cây trìng tăng trưởng và phát triển nhanh nhưng diện tích rừng vẫn giữa nguyên đến khi thành lập ban quản lý khu bảo tồn tháng 5 năm 1995 còn lại là 1875 ha rừng. Xét về cơ cấu rừng thì ở bãi trong giảm nhanh chóng từ 375 ha năm 1989 xuống còn 36 ha năm 1995. Giai đoạn 1996- 2000 :
Rừng trồng và phục hồi lại rừng đã được chú ý nhiều, sự mất rừng do hoạt động đắp đầm nuôi tôm đã được nhận thức, cơ cấu cây trồng trong rừng trồng và rừng phục hồi được nghiên cứu và lùa chọn phù hợp, vì vậy đến đầu những năm 2000 cân bằng sinh thái đã cận kề được lập lại.
3. Tác động của phát triển kinh tế lên môi trường của VQG Giao Thuỷ
Hiện nay mô hình khai thác và quản lý tài nguyên ven biển ở nhiều nước, dặc biệt là các nước đang phát triển thường đưa mục tiêu phát triển kinh tế là trên hết. Chính nhưng mô hình này đã làm cạn kiệt nhanh chóng những nguồn tài nguyên ven biển.
VQG Giao Thuỷ là mẫu chuẩn của hệ sinh thái ĐNN ven biển tiêu biểu ở cửa sông lớn thuộc đồng bằng sông Hồng. Nhưng do điều kiện tự nhiên ưu đãi, nên nguồn lợi về tài nguyên thiên nhiên trong VQG rất phong phó, đặc biệt là nguồn lợi về thuỷ sản và do ở địa bàn gắn với sinh kế của rất nhiều đối tượng thuộc 5 xã vùng đệm nên sức Ðp về khai thác tài nguyên môi trường từ vùng đệm và khu vực vùng phụ cận lên vùng lõi của VQG còn khá phức tạp.
Sù gia tăng dân số cùng với các hoạt động của phát triển kinh tế- xã hội như mở rộng diện tích đất nông nghiệp thông qua những phong trào quai đê lấn biển, áp dụng những giống mới có năng suất cao đồng thời sử dụng ngày càng nhiều phân bón và thuốc trừ sâu, hoạt động khai thác rừng cây ngập
mặn, hoạt động quây từng ngập mặn làm đầm nuôi tôm, khai thác không bền vững nguồn lợi thuỷ sản… đã và đang làm suy thoái nhanh chóng nguồn tài nguyên ven biển và những nguy cơ rủi ro môi trường đang đe doạ đến đời sống kinh tế- xã hội của huyện Giao Thuỷ nói riêng và vùng đồng bằng sông Hồng nói chung.
3.1. Sức Ðp của hoạt động sản xuất nông nghiệp lên VQG
Giao Thuỷ là một huyện vùng châu thổ sông Hồng nền nông nghiệp vẫn là một trong những ngành kinh tế chủ yếu của huyện. Quá trình chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật nuôi đã tạo ra những thay đổi đáng kể trong năng suất và sản lượng lúa
Bảng : Năng suất và sản lượng lúa huyện Giao Thuỷ qua các năm
1975 1980 1985 1990 1992 1995 1998
Năng suất lúa T.B( tạ/ha/năm) 27 28 36 35 49 60 72
Sản lượng lúa ( 1000tấn/ năm) 68 72 93 94 140 158 185 Nhìn vào bảng trên ta thấy sản lượng nông nghiệp của huyện Giao Thuỷ tăng một cách đáng kể, cụ thể tăng từ 68.000 tấn/ năm lên tới 185.000 tấn/ năm trong vòng 23 năm ( tăng gần 300%) có 2 nguyên nhân sau :
+ Diện tích đất canh tác của toàn huyện ngày càng được mở rộng thông qua những phong trài quai đê lấn biển ( từ 25.185 ha năm 1975 lên 25964 ha năm 1998)
+ Do áp dụng những giống mới có năng suất cao đồng thời hiện nay bà con nông dân sử dụng ngày càng nhiều phân bón và thuốc trừ sâu.
Huyện Giao Thuỷ thuộc vùng trọng điểm của ĐBSH, là vùng nông nghiệp thâm canh có quy mô lớn của cả nước. Qua số liệu thống kê chúng ta có thể thấy được nguyên nhân thứ 2 là nguyên nhân chủ đạo làm cho sản lượng lúa tăng nhanh. Trong sản xuất nông nghiệp, nếu không có sự kiểm soát nghiêm nghặt và hiểu biết khi sử dụng phân bón, thuốc trừ sâu thì hậu quả của việc sản xuất nông nghiệp này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến chất
lượng nông sản, gây ô nhiễm đất, không khí, ô nhiễm nước mặt, nước ngầm, gia tăng dịch bệnh cho cây trồng và cuối cùng là nguy hại cho sức khoẻ con người.
Sông Hồng là hệ thống sông lớn nhất chảy qua tỉnh Nam Định với chiều dài khoảng 72km, chảy theo hướng từ Tây Bắc xuống Đông Nam qua phía Đông huyện Mỹ Léc, thành phố Nam Định, Nam Trực, Trực Ninh, Xuân Trường, Giao Thuỷ và đổ ra biển ở cửa Ba Lạt. Hàng năm, sông Hồng đã chuyển tải một lượng phù sa khổng lò ra biển, tốc độ bồi trung bình
khoảng 53m/ năm và hình thành nên khu vực bãi triều ở huyện Giao Thuỷ. Qua kết quả nghiên cứu đánh giá chất lượng nước sông Hồng cho thấy nếu so sánh các chỉ tiêu phân tích nước sông trên toàn lưu vực vào cả 2 mùa hè và mua đông với chỉ tiêu chuẩn môi trường cột A ( cung cấp nước cho sinh hoạt) thì các chỉ số như BOD, COD, SS , dầu mỡ, Coliform đều vượt