III. Lịch sử hình thành và phát triển.
3. Biến động hiện trạng môi trường VQG Giao Thuỷ
Độ che phủ của VQG mấy năm gần đây dần dần tăng lên do việc trồng mới các diện tích rừng ngập mặn và sự bảo vệ tích cực của các bộ trong VQG ( sau thời điểm 1 diện tích lớn rừng ngập mặn bị phá đi để làm ao nuôi tôm). Tuy nhiên sự gia tăng của độ che phủ không thể hiện sự phát triển về đa dạng sinh học, bở vì một số loại cây như bần, sú, ôrô có khả năng sinh sản và phát triển nhanh trong khi đó một số loài khác như trang, mắm lại phát triển tường đối chậm và không có khả năng thích nghi cao đối với môi trường. Cây trang cần phải hở bộ rễ của chúng khỏi môi trường trường nước Ýt nhất là và giê trong một ngày, nếu không được hở rễ chúng dễ dàng bị chết trong một thời gian ngắn.
Các hoạt động vây rừng ngập mặn làm đầm tôm đã làm chết đi một số lượng lớn cây trang. Mặc dù các chủ đầm tôm đã cố gắng gây trồng cây trang. Tuy nhiên số cây được gây trồng chỉ là m ột số lượng nhỏ với số cây đã chết ( 1/4). Trang là một loài cây ngặp mặn có lá chứa hàm lượng chất dinh dưỡng cao. Khi những chiêc lá nay rơi xuống môi trường nước lợ, chúng dễ dàng bị phân huỷ và tạo nguồn thức ăn tốt cho tôm, cá và các sinh vật dưới nước. Do sù suy giảm của cây trang đã gây nên ảnh hưởng tiêu cực đối với các loài hải sản nói riêng và các sinh vật nước nói chung.
Đa dạng về thực vật, động vật và các sinh vật phù du bị giảm đáng kể do hoạt động khai thác và nuôi trồng thuỷ sản một cách bừa bãi và thiếu quy
hoạch. Việc nuôi vạng với mật độ quá cao đã làm giảm một số lượng lớn các sinh vật phù du, nh chóng ta đã biệt sinh vật phù du là nguồn thức ăn quan trọng cho các loài hải sản và chim nước di cư. Sự phát triển nhanh chóng của các đầm tôm và diện tích nuôi vạng đã làm mất và thay đổi nơi sinh sống của nhiều loài chim di cư và các loại hải sản khác. Sự xuất hiện với mật độ quá đông của các đối tượng khai thác trong VQG đã gây nhiễu loạn đến đời sống sinh hoạt của các loài chim di cư và các động vật khác, những loài từ lâu đã sinh hoạt tự do và thoái mái trong khu vực. Bên cạnh đó hoạt động săn bắt chim di cư vẫn diễn ra sôi nôi mặc dù đã có sự ngăn chặn tích cực của các cán bộ VQG. Hoá chất độc hại bắt nguồn từ thuốc trừ sâu, diệt cỏ và các nguồn phân bón hoá học cũng tác động đến môi trường nước đe doạ cuộc sống của chim di cư và các loại động vật, thực vật khác. Chính vì những nguyên nhân trên mà số lượng chim di cư xuất hiện trong khu vực đã bị giảm đi một cách đáng kể.
Đa dạng về các loài hải sản cũng bị suy giảm do việc khai thác mang tính chất huỷ diệt và sự ô nhiễm nguồn nước. Đặc biệt là các công cụ khai thác nh lưới mặt nhỏ và chã điện. Ngoài ra, các đối tượng mò móc còn bắt cả cua con và cá con để bán cho các chủ đầm. Một số loài cua và cá đã bị chết trước khi đến tay các chủ đầm.
Đa dạng về cách loại cây trông tăng lên do nhân dân địa phương sưu tầm cây ăn quả và cây che bóng mát từ các nơi khác về trông. Cơ cấu vật nuôi cũng nên thay đổi với các loài mới để nâng cao năng suất, chất lượng. Tuy nhiên cũng cần đầu tư kiến thức khoa học các loại cây trồng phù hợp với điều kiện sinh thái địa phương, không chỉ tạo ra năng suất cao mà còn cải thiện chất lượng môi trường sống và cảnh quan.
Hoạt động khai khác các loài cây thuốc mọc trong VQG nh củ gấu, sâm đất, muống biển, sài hồi, vọng đáng… diễn ra mạnh mẽ với quy mô lớn đã
làm cho nguồn tài nguyên cây thuốc ở ngoài thiên nhiên trở nên cạn kiệt. Tuy nhiên nguồn tài nguyên cây thuốc này được bán cho các chủ hiệu thuốc ở các thành phố lớn nh Hà Néi, Nam Định chứ không dùng để chữa bệnh cho nhân dân địa phương. Hiện nay thãi quen dùng cây thuốc chữa bệnh của nhân dân địa phương đã dần bị mất đi do sự xuất hiện của các loại thuốc Tây y.