3 Áp dụng các biện pháp ngăn chặn hành chính trong quá trình điều tra,

Một phần của tài liệu thủ tục tố tụng cạnh tranh tại việt nam (Trang 34)

đồng cạnh tranh Tuy nhiên, Hội đồng xử lý thấy rằng hồ sơ chưa đủ cơ sở pháp lý để xử lý và yêu cầu cơ quan Quản lý cạnh tranh phải điều tra bổ sung Trong trường hợp

này, cơ quan Quản lý cạnh tranh sẽ có thêm thời gian ngày để điều tra bổ sung76

. Trong quá trình điều tra bất kể là điều tra trong giai đoạn nào nếu điều tra viên phát hiện có dấu hiệu tội phạm thì phải kiến nghị với Thủ trưởng cơ quan Quản lý cạnh tranh chuyển hồ sơ đến cơ quan có thẩm quyền để khởi tố vụ án Hình sự Dấu hiệu

phạm tội theo pháp luật Việt Nam gồm: Tính nguy hiểm cho xã hội, tính có lỗi, tính

trái pháp luật Hình sự và tính phải chịu hình phạt Như vậy, trong quá trình điều tra một vụ việc cạnh tranh, nếu điều tra viên thấy vụ việc có đầy đủ cả dấu hiệu trên thì cần làm các thủ tục cần thiết để chuyền hồ sơ đến các cơ quan như cơ quan điều tra của Bộ công an, cơ quan điều tra của Viện kiểm sát để khởi tố vụ án Hình sự Tuy nhiên nếu cơ quan tiếp nhận hồ sơ trong trường hợp trên thấy không đủ căn cứ để khởi tố vụ án Hình sự theo quy định của bộ luật tố tụng Hình sự thì phải trả lại hồ sơ cho cơ quan quản lý cạnh tranh để tiếp tục điều tra Trong trường hợp này, thời hạn để tiếp tục điều tra chính thức được tính lại kể từ này nhận lại hồ sơ

. .3. Áp dụng các biện pháp ngăn chặn hành chính trong quá trình điều tra, xử lý vụ việc cạnh tranh vụ việc cạnh tranh

Đây là một biện pháp linh hoạt trước khi tìm ra sự thật để hạn chế, ngăn chặn kịp thời vi phạm pháp luật về cạnh tranh hoặc để bảo đảm việc xử lý vụ việc cạnh tranh, đồng thời cũng nhằm tránh được những tổn thất, thiệt hại xảy ra khi những người có quyền kiến nghị áp dụng các biện pháp ngăn chặn hành chính cho rằng nếu

73 Đều Luật Cạnh Tranh

74 Điều Luật Cạnh Tranh

75 Điều Luật Cạnh Tranh

76

không áp dụng biện pháp này thì quyền và lợi ích của họ sẽ bị chủ thể khác xâm hại một cách nghiêm trọng, cụ thể:

- Người có quyền áp dụng một số biện pháp ngăn chặn hành chính, Thủ

trưởng cơ quan Quản lý cạnh tranh, Chủ tịch Hội đồng cạnh tranh có quyền áp dụng

một số biện pháp ngăn chặn hành chính theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính, các biện pháp hành chính được áp dụng như: Tạm giữ người theo thủ tục hành chính; Tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm pháp luật về cạnh tranh, khám người, khám phương tiện vận tải, đồ vật; Khám nơi cất giấu tang vật, phương tiện vi

phạm pháp luật về cạnh tranh77

.

- Người có quyền kiến nghị áp dụng biện pháp ngăn chặn hành chính: Bên

khiếu nại Họ có quyền kiến nghị đến Thủ trưởng cơ quan Quản lý cạnh tranh hoặc

Chủ tịch Hội đồng cạnh tranh, trong trường hợp này bên khiếu nại phải nộp một khoản tiền bảo đảm kiến nghị của mình, nếu biện pháp ngăn chặn hành chính được áp dụng không đúng gây thiệt hại cho bên bị điều tra thì bên khiếu nại phải bồi thường, mức bồi thường có thể do hai bên thỏa thuận, nếu không thỏa thuận được thì có quyền khởi kiện ra Toà án để yêu cầu bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật Dân Sự;

Điều tra viên Điều tra viên thì có quyền kiến nghị đến Thủ trưởng cơ quan Quản lý

cạnh tranh và Chủ tọa phiên điều trần; Chủ tọa phiên điều trần. Chủ tọa phiên điều

trần thì có quyền kiến nghị đến Chủ tịch Hội đồng cạnh tranh, trong trường hợp áp dụng biện pháp ngăn chặn hành chính không đúng mà gây thiệt cho bên bị điều tra thì cơ quan Quản lý cạnh tranh, Hội đồng cạnh tranh phải bồi thường Mức bồi thường có thể do bên bị điều tra và cơ quan Quản lý cạnh tranh, Hội đồng cạnh tranh tự thỏa thuận hoặc bên bị điều tra khởi kiện ra Tòa án khi không thỏa thuận được, nếu phải bồi thường thì cơ quan Quản lý cạnh tranh, Hội đồng cạnh tranh phải xác định trách nhiệm kể cả trách nhiệm vật chất của người đề nghị và những người có liên quan để từ đó có thể đưa ra hình thức kỷ luật và bồi hoàn lại khoản tiền đã bồi thường cho bên bị điều tra cho cơ quan Quản lý cạnh tranh hoặc Hội đồng cạnh tranh

Ngoài ra, cần lưu ý để có thể áp dụng các biện pháp ngăn chặn hành chính thì người kiến nghị Thủ trưởng cơ quan Quản lý cạnh tranh, Chủ tịch Hội đồng cạnh tranh thì phải làm đơn, văn bản kiến nghị gửi đến Thủ trưởng cơ quan Quản lý cạnh tranh, Hội đồng cạnh tranh Trong thời hạn ngày thì Thủ trưởng cơ quan Quản lý cạnh tranh, Chủ tịch Hội đồng cạnh tranh ra quyết định áp dụng sau khi đã đóng một khoản tiền bảo đảm (nếu người kiến nghị phải thực hiện biện pháp bảo đảm) Nếu không chấp nhận kiến nghị thì Thủ trưởng cơ quan Quản lý cạnh tranh, Chủ tịch hội đồng cạnh tranh phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do Cách áp dụng biện pháp ngăn

77 Điều Nghị định NĐ-CP, ngày tháng năm của Chính phủ về việc quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Cạnh Tranh

chặn chính là quy định nhằm bảo vệ quyền lợi của bên có quyền yêu cầu áp dụng, tuy nhiên để tránh trường hợp oan sai, áp dụng không đúng gây thiệt hại đồng thời cũng nhằm bảo vệ quyền lợi cho bên bị áp dụng nên luật cũng quy định thêm quyền được khiếu nại quyết định áp dụng biện pháp ngăn chặn hành chính theo quy định của pháp luật về khiếu nại tố cáo

Vậy để hiểu rõ hơn về các biện pháp ngăn chặn hành chính được áp dụng trong những trường hợp cụ thể nào trong quá trình điều tra, xử lý vụ việc cạnh tranh và cũng như thẩm quyền cụ thể khi rơi vào những trường hợp đó là ai, nên người viết đã dành bốn mục nhỏ dưới đây để làm rõ vấn đề này

2.2.3.1. Tạm giữ người và thẩm quyền tạm giữ người trong điều tra, xử lý vụ việc cạnh tranh theo thủ tục hành chính cạnh tranh theo thủ tục hành chính

Việc tạm giữ người theo thủ tục hành chính được áp dụng trong trường hợp cần thu thập xác minh những tình tiết quan trọng làm căn cứ để quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh, những người có thẩm quyền quyết định tạm giữ người trong điều tra xử lý vụ việc cạnh tranh theo thủ tục hành chính là Thủ trưởng cơ quan Quản lý cạnh tranh,

Chủ tịch hội đồng cạnh tranh hay có thể là78

Chủ tịch Uỷ Ban Nhân Dân cấp xã, thị trấn, Trưởng Công an phường; Trưởng Công an cấp huyện; Trưởng phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội; Trưởng phòng Cảnh sát trật tự; Trưởng phòng Cảnh sát giao thông đường bộ-đường sắt; Trưởng phòng Cảnh sát giao thông đường thủy; Trưởng phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự quản lý kinh tế và chức vụ; Trưởng phòng cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội; Trưởng phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về ma tuý; Trưởng phòng Quản lý xuất cảnh, nhập cảnh của Công an cấp tỉnh; Thủ trưởng đơn vị Cảnh sát cơ động từ cấp đại đội trở lên; Trạm trưởng Trạm Công an cửa khẩu; Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm; Đội trưởng Đội Kiểm lâm cơ động; Chi cục trưởng Hải quan; Đội trưởng Đội kiểm soát thuộc Cục Hải quan; Đội trưởng Đội Kiểm soát chống buôn lậu và Hải đội trưởng Hải đội kiểm soát trên biển thuộc Cục điều tra chống buôn lậu Tổng cục Hải quan; Đội trưởng Đội Quản lý thị trường; Chỉ huy trưởng Tiểu khu biên phòng; Chỉ huy trưởng Hải đoàn biên phòng; Chỉ huy trưởng Hải đội biên phòng; Trưởng đồn biên phòng và Thủ trưởng đơn vị bộ đội biên phòng đóng ở biên giới, hải đảo; Hải đội trưởng, Hải đoàn trưởng Cảnh sát biển; Người chỉ huy tàu bay, tàu biển khi tàu bay, tàu biển đã rời sân bay, bến cảng Trong trường hợp những người này vắng mặt thì cấp phó được ủy quyền làm thay và phải

chịu trách nhiệm về quyết định của mình Ngoài ra, những người này còn có thẩm

quyền áp dụng biện pháp ngăn chặn hành chính trong trường hợp như tạm giữ tang

78 Điều Pháp lệnh số PL-UBTVQH , ngày tháng năm của Ủy Ban Thường Vụ Quốc Hội về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính

vật, phương tiện vi phạm pháp luật về cạnh tranh, khám người theo thủ tục hành chính, khám nơi cất giấu tang vật, phương tiên vi phạm pháp luật về cạnh tranh.

2.2.3.2. Tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm pháp luật cạnh tranh

Việc tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm pháp luật về cạnh tranh được áp dụng trong trường hợp cần thiết để xác minh các tình tiết làm căn cứ quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh hoặc ngăn chặn ngay hành vi vi phạm Người có thẩm quyền áp dụng trong trường hợp này thì ngoài những người có thẩm quyền như nêu trên thì trong trường hợp có căn cứ để cho rằng nếu không tạm giữ ngay thì tang vật, phương

tiện vi phạm pháp luật về cạnh tranh có thể bị tẩu tán, tiêu huỷ thì Thủ trưởng trực tiếp

của chiến sĩ Cảnh sát nhân dân, Bộ đội biên phòng, kiểm lâm viên, nhân viên Hải quan, kiểm soát viên thị trường hoặc thanh tra viên chuyên ngành được quyền ra quyết định tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm pháp luật về cạnh tranh Trong thời hạn 24 giờ, kể từ khi ra quyết định, người ra quyết định phải báo cáo Thủ trưởng của mình là một trong những người có thẩm quyền tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính và được sự đồng ý bằng văn bản của người đó, trong trường hợp không được sự đồng ý của họ thì người đã ra quyết định tạm giữ phải huỷ ngay quyết định tạm giữ và trả lại vật, tiền, hàng hoá, phương tiện đã bị tạm giữ Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày tạm giữ, người ra quyết định tạm giữ phải xử lý tang vật, phương tiện bị tạm giữ theo những biện pháp ghi trong quyết định xử lý hoặc trả lại cho cá nhân, tổ chức nếu không áp dụng hình thức xử phạt tịch thu tang vật, phương tiện bị tạm giữ Thời hạn tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm pháp luật về cạnh tranh có thể được kéo dài đối với những vụ việc phức tạp, cần tiến hành xác minh nhưng tối đa không quá 60 ngày, kể từ ngày tạm giữ tang vật, phương tiện Việc kéo dài thời hạn tạm giữ tang vật, phương tiện phải do những người có thẩm quyền áp dụng quyết định Việc tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm pháp luật về cạnh tranh phải có quyết định bằng văn bản kèm theo biên bản tạm giữ và phải giao cho người vi phạm, đại diện của tổ chức vi phạm một bản

2.2.3.3. Khám người theo thủ tục hành chính

Việc khám người theo thủ tục hành chính được tiến hành khi có căn cứ cho rằng người đó cất giấu trong người đồ vật, tài liệu, phương tiện vi phạm pháp luật về cạnh tranh Trong trường hợp có căn cứ để cho rằng nếu không tiến hành khám ngay thì đồ vật, tài liệu, phương tiện vi phạm hành chính có thể bị tẩu tán, tiêu huỷ, thì ngoài

những người có thẩm quyền như đã nêu thì chiến sĩ Cảnh sát nhân dân, cảnh sát viên

Đội nghiệp vụ Cảnh sát biển, chiến sĩ Bộ đội biên phòng, kiểm lâm viên, kiểm soát viên thị trường đang thi hành công vụ được khám người theo thủ tục hành chính và báo cáo ngay bằng văn bản cho Thủ trưởng của mình là một trong những người có thẩm quyền được áp dụng biện pháp ngăn chặn hành chính này và phải chịu trách

nhiệm trước pháp luật về việc khám người. Ngoại trừ việc khám người được thực hiện trong trường hợp này, còn lại thì việc khám người phải có quyết định bằng văn bản Trước khi tiến hành khám người, người khám phải thông báo quyết định cho người bị khám biết Khi khám người, nam khám nam, nữ khám nữ và phải có người cùng giới chứng kiến Mọi trường hợp khám người đều phải lập biên bản Quyết định khám người và biên bản khám người phải được giao cho người bị khám một bản

2.2.3.4. Khám nơi cất giấu tang vật, phương tiện vi phạm pháp luật về cạnh tranh

Nơi cất giấu tang vật, phương tiện vi phạm pháp luật về cạnh tranh là địa điểm mà tại đó người vi phạm cất giấu hiện vật, tiền, hàng hoá, phương tiện vi phạm pháp luật về cạnh tranh Nếu người vi phạm cất giấu tang vật, phương tiện vi phạm pháp luật về cạnh tranh trong người thì áp dụng biện pháp khám người theo thủ tục hành chính Trường hợp nơi cất giấu tang vật, phương tiện vi phạm pháp luật về cạnh tranh là nơi ở thì người có thẩm quyền áp dụng chỉ được tiến hành khám sau khi đã có sự đồng ý bằng văn bản của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi có tang vật, phương tiện được cất giấu Nơi ở ở đây là địa điểm dùng để cư trú thường xuyên cho cá nhân hoặc hộ gia đình có hộ khẩu thường trú hoặc đăng ký tạm trú, có đăng ký phương tiện, nếu phương tiện là nơi cư trú thường xuyên của cá nhân, hộ gia đình Việc khám nơi cất giấu tang vật, phương tiện đều phải lập biên bản theo đúng mẫu quy định

. . Xử lý vụ việc cạnh tranh

Sau khi việc điều tra kết thúc và căn cứ vào kết quả điều tra chính thức nếu có hành vi vi phạm sẽ chia thành hai trường hợp và được xử lý như sau:

.3.1. Xử lý đối với hành vi vi phạm về cạnh tranh không lành mạnh

Nếu là vụ việc cạnh tranh không lành mạnh có hành vi vi phạm pháp luật cạnh tranh thì cục quản lý cạnh tranh sẽ chuyển hồ sơ cho Phòng Điều tra và xử lý các hành vi cạnh tranh không lành mạnh để giúp Cục trưởng điều tra và xử lý các vụ việc liên quan đến hành vi cạnh tranh không lành mạnh từ đó đề xuất ý kiến và Cục trưởng sẽ ra quyết định xử lý đối với vụ việc cạnh tranh không lành mạnh đó mà không cần phải thông qua phiên điều trần.

.3. . Xử lý đối với hành vi vi phạm về hạn chế cạnh tranh

Nếu là vụ việc hạn chế cạnh tranh đã có hành vi vi phạm được phát hiện khi kết thúc điều tra, thì Cục quản lý cạnh tranh sẽ chuyển toàn bộ hồ sơ có liên quan đến vụ việc hạn chế cạnh tranh cho Hội đồng cạnh tranh Ngay sau khi Hội đồng cạnh tranh thụ lý hồ sơ vụ việc cạnh tranh, Chủ tịch Hội đồng sẽ thành lập Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh để trực tiếp giải quyết hồ sơ này (Hội đồng cạnh tranh sẽ lựa chọn ích nhất người để thành lập Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh) Hội đồng xử lý vụ việc cạnh

tranh sẽ có thời hạn ngày để nghiên cứu hồ sơ và Hội đồng xử lý về vụ việc cạnh

tranh phải đưa ra một trong ba quyết định sau đây79:

- Trả hồ sơ để điều tra bổ sung khi Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh nhận thấy các chứng cứ thu thập chưa được đủ để xác định hành vi vi phạm

- Đình chỉ giải quyết về vụ việc cạnh tranh khi xảy ra một trong ba sự kiện pháp

lý như: Thứ nhất, Thủ trưởng cơ quan Quản lý cạnh tranh đề nghị đình chỉ giải quyết

vụ việc cạnh tranh khi không đủ chứng cứ chứng minh hành vi vi phạm quy định của Luật Cạnh tranh và Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh xét thấy đề nghị đó là xác đáng;

Thứ hai, bên bị điều tra đã tự nguyện chấm dứt hành vi vi phạm, khắc phục hậu quả

gây ra và bên khiếu nại tự nguyện rút đơn khiếu nại; Thứ ba, bên bị điều tra đã tự

Một phần của tài liệu thủ tục tố tụng cạnh tranh tại việt nam (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(76 trang)