3.3.1. Thu thập số liệu
3.3.1.1. Số liệu thứ cấp
Thu thập số liệu về môi trường, DLST từ các cơ quan, ban ngành liên quan: + Phòng Văn hóa và Thông tin huyện Phong Điền
+ Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Phong Điền + UBND xã Mỹ Khánh
Ngoài ra đề tài còn lấy thông tin, số liệu thông qua niên giám thống kê, sách, báo cáo khoa học được công bố, văn bản pháp luật.
3.3.1.2. Số liệu sơ cấp
+ Thu thập thông tin về hiện trạng khai thác các sản phẩm và tiềm năng phát triển DLST bằng các câu hỏi và phỏng vấn trực tiếp các đối tượng tại địa phương: − Các hộ dân tham gia hoạt động du lịch (22 mẫu), công ty lữ hành du lịch(07
mẫu) và khách du lịch ở xã Mỹ Khánh, huyện Phong Điền (65 mẫu).
− Các cán bộ ở UBND huyện Phong Điền và UBND xã Mỹ Khánh (08 mẫu) để nắm rõ hơn công tác quản lý du lịch tại địa phương.
+ Khảo sát thực địa, chụp ảnh và định vị thông qua máy GPS.
3.3.2. Phân tích số liệu
Thống kê và xử lý số liệu thu thập được bằng phần mềm Microsoft Excel. Dùng ArcGIS để vẽ bản đồ DLST tại xã Mỹ Khánh phục vụ cho việc quy hoạch lại các điểm du lịch của vùng.
Tổng hợp các dữ liệu đã thống kê, bản đồ…để phân tích, đề xuất các giải pháp nhằm phát triển DLST bền vững cho địa phương.
Chương 4
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
4.1. Tổng quan về huyện Phong Điền
Huyện Phong Điền có vị trí nằm ở cửa ngõ phía Nam của thành phố Cần Thơ, cách trung tâm TPCT gần 16 km, được ví như một lá phổi xanh, quanh năm đất đai màu mỡ, trái ngọt suốt bốn mùa. Với sản vật đặc trưng như dâu Hạ Châu, rượu đế Phong Điền. Bên cạnh đó, những loại trái cây như ca cao, vú sữa tím, chôm chôm, nhãn, bòn bon, sầu riêng và các loại rau màu, hoa kiểng khác...cũng đang dần được biết đến.
4.1.1.1. Đặc điểm tự nhiên
4.1.2. Vị trí địa lý
Huyện Phong Điền được thành lập vào năm 2004, gồm 06 xã và 01 thị trấn (xã Mỹ Khánh, xã Nhơn Nghĩa, xã Nhơn Ái, xã Giai Xuân, xã Tân Thới, xã Trường Long và TT.Phong Điền). Với diện tích tự nhiên 125,26 km2, dân số 100.226 người (Niên giám Thống kê huyện Phong Điền, 2011).
Huyện Phong Điền có tọa độ từ 105013’38” đến 105050’35” độ Kinh Đông và từ 0905’08” đến 10019’88” Vĩ độ Bắc, tiếp giáp với các quận Ninh Kiều, Bình Thủy, Cái Răng, Ô Môn là các trung tâm về văn hóa, chính trị, thương mại của TPCT.
4.1.3. Khí hậu
Huyện Phong Điền nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa và phân ra hai mùa rõ rệt (mùa khô, mùa mưa) (Bảng 4.1).
Bảng 4.1. Phân bố nhiệt độ, lượng mưa các tháng trong năm 2011
(Nguồn Niên giám Thống kê huyện Phong Điền, 2011)
Nhiệt độ tương đối cao (thường trên 270C), lượng mưa chủ yếu tập trung vào mùa mưa (từ tháng 05 đến tháng 12).
Nhìn chung khí hậu của huyện tương đối ổn định thuận lợi cho sản xuất nông
Tháng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Nhiệt độ (C0 ) 25,5 26,2 27,3 28,1 28,6 27,5 27,2 27,5 27,0 27,9 27,4 26,0 Lượng mưa (mm) 1,8 _ 103,9 1,1 155,7 181,1 384,5 167,7 152,2 101,3 191,1 55,1
4.1.4. Đặc điểm kinh tế, xã hội
Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân giai đoạn 2001 – 2005 là 11,4%, đến năm 2011 GDP của huyện tăng 19,64%. Thu nhập bình quân đầu người 13,7 triệu đồng/người/năm. Trong đó, nông nghiệp đạt 332 tỷ đồng, công ngiệp đạt 129 tỷ đồng, thương mại và dịch vụ đạt 504 tỷ (Niên giám Thống kê huyện Phong Điền, 2011).
Nhìn chung, tốc độ tăng trưởng của huyện chưa cao. Tuy nhiên với tiềm năng phát triển và vai trò của huyện, trong tương lai tốc độ tăng trưởng chung của huyện sẽ được cải thiện.
4.1.5. Tình hình phát triển du lịch
Hiện nay, toàn huyện Phong Điền có 28 điểm tham quan. Trong đó, nổi bật với các điểm du lịch như Làng du lịch Mỹ Khánh, vườn Giáo Dương, vườn trái cây Vàm Xáng, di tích Phan Văn Trị... Đặc biệt trong thời gian gần đây, với mô hình du lịch sinh thái cộng đồng, đã có 08 hộ gia đình đưa vào hoạt động khá hiệu quả, tạo được bước tiến triển mới cho ngành du lịch huyện.
Bảng 4.2. Tổng lƣợt khách du lịch đến huyện Phong Điền các năm gần đây Năm 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 Lượt khách (lượt) 93.000 156.000 200.000 350.000 438.000 138.600 345.315 Lượt khách Quốc tế (lượt) 1.000 3.000 1.600 22.000 5.180 4.150 159.925 Doanh thu (tỷ đồng) 3,38 8,5 6,2 10 9,6 9,5 21,62
(Nguồn: Phòng Thống kê huyện Phong Điền)
Hàng năm, số lượng khách đến tham quan, hội họp, mua sắm bình quân trên 200 ngàn lượt người; tổng doanh thu gần 10 tỷ đồng/năm. Riêng năm 2013 (Bảng 4.2) ước đạt 345.315 lượt khách, tăng 1,5 lần so với cùng kỳ; Tổng doanh thu ước đạt trên 21,62 tỷ đồng, tăng 1,27 lần so với cùng kỳ. Qua đó, huyện cũng đã tăng cường công tác xúc tiến quảng bá, đào tạo nguồn nhân lực, xây dựng sản phẩm du lịch, phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật…góp phần vào sự phát triển chung của huyện.
4.2. Tiềm năng và hiện trạng phát triển du lịch sinh thái ở xã Mỹ Khánh, huyện Phong Điền, thành phố Cần Thơ
4.2.1. Tiềm năng du lịch ở xã Mỹ Khánh, huyện Phong Điền
4.2.1.1. Vị trí địa lý
Xã Mỹ Khánh (Hình 4.1) có diện tích 10,59 km2, dân số 10.518 người (năm 2011), là trung tâm dịch vụ du lịch cũng là của ngõ của huyện Phong Điền tứ cận tiếp giáp như sau:
+ Phía đông bắc giáp với xã Giai Xuân (huyện Phong Điền), phường An Bình (Q.Ninh kiều), phường Long Tuyền (Q.Bình Thủy).
+ Phía tây giáp với TT.Phong Điền (huyện Phong Điền) + Phía nam giáp với sông Cần Thơ
Hệ thống sông ngòi chằng chịt, vị trí thuận lợi, cảnh quan đẹp đã tạo điều kiện cho xã Mỹ Khánh phát triển kinh tế, xã hội cũng như du lịch sinh thái miệt vườn sông nước.
4.2.1.2. Đặc điểm kinh tế xã hội
Xã Mỹ Khánh hiện có 08 ấp (Mỹ Long, Mỹ Phụng, Mỹ Thuận, Mỹ Ái, Mỹ Nhơn, Mỹ Phước, Mỹ Lộc, Mỹ Hòa). Dân số của xã là 10.518 người (năm 2011), với
mật độ 994 người/km2 (2011). Là một xã đông dân ở huyện Phong Điền, TPCT với 5.240 người hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp và 5.270 người hoạt động trong lĩnh vực phi nông nghiệp (năm 2011).
Theo ông Trần Hoàng Lâm, hiện nay xã có 100% ấp đạt chuẩn văn hóa. Ngoài ra, tỷ lệ hộ dân sử dụng nước sạch của xã cũng khá cao, đạt 95%. Tỷ lệ hộ dân sử dụng điện an toàn và thường xuyên đạt gần 100%.
Sau hai năm triển khai xây dựng các tiêu chí nông thôn mới, đời sống người dân địa phương đã được cải thiện rõ rệt, điều kiện cơ sở vật chất, hạ tầng, giáo dục, y tế, điện, nước…từng bước được đảm bảo, phục vụ tốt nhu cầu cuộc sống của người dân nông thôn (Lê Hoàng Danh, 2011).
4.2.1.3. Tài nguyên du lịch
Xã Mỹ Khánh với lợi thế nằm trên trục đường chính Quốc lộ Vòng Cung và tiếp giáp sông Cần Thơ, nằm giữa hai chợ nổi Cái Răng và Phong Điền thuận lợi trong việc buôn bán vận chuyển hàng hóa và tiếp đón khách du lịch cả đường bộ và đường thủy, có điều kiện quảng bá hình ảnh du lịch cho địa phương tốt hơn.
Xã Mỹ Khánh có cảnh quan hai bên đường thơ mộng, những vườn cây ăn trái, với nhiều kinh rạch ngoằn ngoèo rợp bóng cây xanh thích hợp cho việc tổ chức tour DL bằng xe đạp hoặc các tour DL bằng xuồng ghe. Ngoài ra, người đân đã biết tận dụng nền văn hóa địa phương, và nhiều làng nghề truyền thống (nghề chế biến ca cao, làm rượu dâu, rượu cóc…) để tạo thành loại hình du lịch homestay rất được ưa chuộng hiện nay.
Hiện xã Mỹ Khánh có nhiều điểm du lịch đang hoạt động và thu hút ngày càng nhiều KDL trong và ngoài nước như Làng du lịch Mỹ Khánh, Homestay Mỹ Thuận, Homestay Mười Cương…. Đặc biệt các nơi đều cho khách vào vườn tham quan cây trái, ăn theo sở thích, trước khi thưởng thức các đặc sản của địa phương như gà, vịt, ốc, cá, ba ba…
4.2.2. Hiện trạng phát triển DLST ở xã Mỹ Khánh, huyện Phong Điền
4.2.2.1. Các địa điểm du lịch nổi tiếng
Cũng như huyện Phong Điền, xã Mỹ Khánh cũng đã và đang đầu tư cho việc phát triển các loại hình DLST điển hình như:
a) Làng du lịch Mỹ Khánh
Làng du lịch Mỹ Khánh (Hình 4.2) tọa lạc ở số 335 Lộ Vòng Cung, xã Mỹ Khánh, huyện Phong Điền, TPCT do Công ty TNHH DLST Mỹ Khánh đầu tư xây dựng và quản lý. Với vị trí thuận lợi cho việc giao thông thủy, bộ (nằm giữa hai chợ nổi Cái Răng và Phong Điền) dễ dàng thu hút nhiều KDL đến đây tham quan, giải trí
Làng du lịch Mỹ Khánh được thành lập năm 1996 với diện tích ban đầu là 02 ha nhưng hiện nay đã được mở rộng với diện tích là 08 ha. Với hơn 20 chủng loại cây ăn trái đặc sản: ca cao, dâu, dừa, vú sữa.., hệ thống nhà nghỉ bungalow (Hình 4.3), khách sạn nằm xen kẻ trong vườn. Nơi đây còn thu hút KDL bởi những nét đặc trưng Nam Bộ như các ngôi nhà cổ Nam Bộ (hơn 100 năm tuổi), làng nghề, đờn ca tài tử, tổ chức các sự kiện, đám tiệc, mở lớp huấn luyện, hội thảo, họp mặt... cùng các trò chơi dân gian đa dạng và hấp dẫn khác.
Trong thời gian tới, Làng du lịch Mỹ Khánh sẽ xúc tiến hợp tác - đầu tư mở rộng qui mô Làng lên 20 ha (dự kiến hoàn thành vào năm 2015) để đáp ứng nhu cầu
Hình 4.3. Nhà nghỉ bungalow tại Làng du lịch Mỹ Khánh Hình 4.2.Làng du lịch Mỹ Khánh
truyền thống" đặc trưng Nam Bộ qui mô lớn nhất Việt Nam hiện nay với hệ thống dịch vụ cao cấp, đa dạng.
b) Homestay Mƣời Cƣơng
Là một trong những nhà vườn đã khai thác mô hình homestay bước đầu thuận lợi là vườn ca cao của ông Lâm Thế Cương (thường gọi là Mười Cương) ở địa chỉ 275 ấp Mỹ Ái, xã Mỹ Khánh, huyện Phong Điền, TPCT (Hình 4.4).
Khu vườn ca cao của ông Mười Cương rộng hơn 1,2 ha được trồng từ những năm 1960 (Hình 4.5). Ngoài ca cao ông còn trồng thêm nhiều loại trái cây như cam, quýt, cóc, xoài...Gia đình còn đầu tư khoảng 200 triệu đồng để xây dựng cải tạo vườn và xây dựng mô hình du lịch homestay với hai phòng nghỉ. Tại Homestay Mười Cương, KDL được đi tham quan vườn, tự do hái những trái ca cao chín đập ra giằm đá ăn, vị chua ngọt, lạ miệng. Du khách cũng có thể học chế biến rượu ca cao, bột ca cao và chocolate.
Nhà ông Mười Cương vẫn giữ kiến trúc kiểu truyền thống Nam Bộ xưa: gian nhà thờ tổ tiên, gian để ở và gian bếp tách riêng. Tại đây, du khách còn được gia chủ chỉ dẫn làm các món ăn dân gian Nam Bộ, quây quần bên bữa cơm gia đình trong không khí ấm cúng, trao đổi về nếp sinh hoạt của người dân trong những buổi tối quây quần chuyện phiếm cùng nhau.
Hiện nay, nhà ông Mười Cương còn là đầu mối chính thu mua ca cao cho các nhà vườn trồng ca cao tại hầu hết các quận, huyện trên địa bàn TPCT và các địa phương lân cận. Ông còn tham gia nhiều triển lãm, hội chợ, hội thảo nông nghiệp…
c) Vƣờn trái cây Hoàng Anh
Vườn trái cây Hoàng Anh của anh Võ Hoài Thanh (Hình 4.6) ở tổ 38 Ấp Mỹ Hòa, xã Mỹ Khánh, huyện Phong Điền, TPCT được hình thành từ năm 2011 với diện tích 5.500m2. Tận dụng vườn bưởi và ao nuôi cá tai tượng có sẵn, gia đình đã quyết định đầu tư thêm 100 triệu đồng để xây dựng cở sở kinh doanh du lịch. Do nằm gần chợ nổi Phong Điền nên khách du lịch đi bằng đường thủy thường chọn đây là địa
Hình 4.5. Cây ca cao tại Homestay Mƣời Cƣơng
thưởng thức các loại trái cây đặc biệt là bưởi năm roi, các món ăn đồng nội như lẩu mắm, lẩu hải sản, lẩu chua…Du khách cũng có thể vừa được học hỏi và trổ tài chế biến những món ăn điền giả mang đậm chất Nam Bộ.
Tại đây, hơn 80% KDL là người nước ngoài. Nhờ bắt mối với những người chèo đò bên chợ nổi hoặc các công ty du lịch nên lượng KDL đến đây khá đông.
d) Homestay Mỹ Thuận (Vƣờn Nhãn)
Nằm ở ấp Mỹ Thuận, xã Mỹ Khánh, huyện Phong Điền, thành phố Cần Thơ, Khu du lịch sinh thái Vườn Nhãn (Hình 4.7) được thành lập từ năm 2010 với diện tích 5000 m2 vườn trái cây và ao nuôi cá gia đình đã đầu tư khoảng trên 150 triệu đồng để kinh doanh du lịch xây dựng thêm các phòng nghĩ homestay, các “tum” nghĩ chân. Tại đây, có bảy phòng nghĩ đơn hai người và một phòng nghĩ dành cho bốn người. Tuyến tham quan Homestay Mỹ Thuận với ưu thế là gần chợ nổi Phong Điền, kinh nghiệm làm du lịch nhiều năm và cở sở vật chất đầy đủ tiện nghi, có ngoại ngữ tốt nên thu hút trên 90% KDL nước ngoài.
Đến đây du khách không chỉ tham quan, thưởng thức các loại trái cây tại vườn như nhãn, măng cụt, sầu riêng mà còn có thể câu cá, làm vườn, hay ăn những món ăn đồng quê. Quý khách có thể tự nấu cùng gia chủ (Hình 4.8) và nghỉ qua đêm trong những căn phòng (homestay) hay thưởng thức đờn ca tài tử. Chắc hẳn đó sẽ là một kỷ niệm khó quên trong lòng mỗi du khách khi đến đây
e) Homestay 3 Xinh
Homestay 3 Xinh thuộc chủ sở hữu của ông Nguyễn Văn Xinh được thành lập từ đầu năm 2012 với 12.000 m2
cây trồng vật nuôi có sẵn. Gia đình đã đầu tư thêm 200 triệu đồng để xây dựng cơ sở vật chất, chăm sóc lại mảnh vườn để chuyển đổi dần sang kinh doanh du lịch sinh thái (homestay). Homestay 3 Xinh nằm ở số 303 tổ 54B, ấp Mỹ Long, xã Mỹ Khánh, huyện Phong Điền, TPCT.
Nơi đây được nhiều du khách biết đến bởi vẻ đẹp tự nhiên có chút hoang sơ và yên tĩnh. Phương tiện lý tưởng để đi vào vườn là đi bằng tàu du lịch. Chỉ cần gọi điện thọai đặt hàng trước, chủ vườn sẽ đưa tàu du lịch đón khách tại bến Ninh Kiều hoặc chợ nổi để vào vườn.
Vườn có khuôn viên rộng và thoáng đãng với những ao nuôi ba ba và ao nuôi cá nằm dưới nhà sàn nơi du khách dừng chân và nghỉ ngơi. Đến đây, du khách có thể tham quan, thưởng thức các loại trái cây tại vườn như chuối, hạnh, bưởi và đặc biệt là dâu Hạ Châu đặc sản nổi tiếng của Mỹ Khánh vào mùa dâu Hạ Châu khoảng từ tháng 07 đến tháng 10 trong năm (Hình 4.9). Nếu không đúng vào mùa dâu, chủ vườn sẽ đưa khách tham quan, hái trái ở các vườn lân cận như vườn bưởi, vườn vú sữa hoặc vườn quýt tùy theo mùa.
Ngoài ra, KDL đến vườn còn được thưởng thức các món ăn miệt vườn Nam Bộ, có thể ngủ qua đêm tại các phòng nghỉ homestay trong vườn, cùng trò chuyện, tìm hiểu về lối sống ở nơi đây. Bên cạnh đó, khách du lịch sẽ được trãi nghiệm một số họat động thú vị như một ngày làm nông dân để được chăm sóc các vườn cây, chèo ghe,
f) Vƣờn trái cây Vàm Xáng
Nằm ngay trên đường Lộ Vòng Cung, qua Làng du lịch Mỹ Khánh khoảng 01 km, dừng trước Thánh Thất Cao Đài, đi bộ vào vườn khoảng ba phút thì tới Vườn trái
Hình 4.9. Dâu Hạ Châu tại vƣờn ông 3 Xinh
thân tình là Năm Liền với nguồn vốn đầu tư của gia đình là trên 500 triệu đồng ông đã đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, nơi nghĩ ngơi, dừng chân cho du khách, cải tạo vườn thành một điểm du lịch hấp dẫn.Với vẽ đẹp đặc trưng vùng sông nước ĐBSCL, Vàm Xáng là một trong những vườn du lịch đang được nhiều KDL quan tâm vì sự thuận tiện về giao thông cũng như cảnh quan (Hình 4.11).
Vườn cây trái nhà ông Năm Liền đã có gần 20 năm tuổi. Vào vườn đúng vụ dâu (thông thường là tháng khoảng 05 và tháng 10 âm lịch) nhiều du khách cầm lòng không đặng trước cảnh vườn dâu sum suê trĩu quả và các cây trái như quýt, bưởi, sa pô, măng cụt. Hầu như vào mùa nào, vườn cũng có trái cây để phục vụ du khách.