dữ liệu bắt đầu. Nếu đường truyền bị hỏng do tác động của kênh truyền hay do node không đủ năng lượng để hoạt động thì vẫn có thể phát hiện được dựa vào tốc độ dữ liệu bị giảm hay mất dữ liệu. Lúc này một đường có tốc độ dữ liệu thấp hơn sẽ được dùng thay thế cho đường bị hỏng. Kỹ thuật truyền tin trực tiếp có hiệu suất sử dụng năng lượng cao, ổn định với môi trường mạng có đặc tính động.
3.3.2 Các giao thức định tuyến phân lớp
Clustering là một giao thức truyền thông hiệu quả năng lượng có thể được sử dụng bởi các cảm biến để báo cáo dữ liệu của chúng tới trạm gốc. Ở phần này, chúng ta mô tả một mẫu các giao thức phân lớp mà trong đó một mạng bao gồm một vài cụm (clusters) hoặc bộ cảm biến. Mỗi cụm được quản lý bởi một node đặc biệt, gọi là cluster head. Cluster head chịu trách nhiệm phối hợp dữ liệu phát tới tất cả các bộ cảm biến trong cụm của nó.
Các giao thức định tuyến trong WSNs Chương 3. Các giao thức định tuyến trong WSNs
LEACH xây dựng cấu trúc mạng thành các cluster. Mỗi cluster được quản lý bởi các nút chính gọi là cluster head. LEACH lựa chọn ngẫu nhiên một số node cảm biến để trở thành các node chính và quay vòng vai trò này để phân bố đều tải năng lượng giữa các node cảm biến trong mạng. Ở LEACH, các node chính nén các dữ liệu đến từ các nút khác trong nhóm của chúng và gửi các gói dữ liệu thu thập này tới trạm gốc nhằm mục đích giảm số lượng thông tin truyền phát về trạm gốc. Việc thu thập số liệu được thực hiện tập trung và theo chu kỳ. Do vậy giao thức này thực sự thích ứng khi có nhu cầu trao đổi theo dõi thường xuyên của mạng cảm biến.Thực tế, người sử dụng có thể không cần tất cả số liệu ngay lập tức, cho nên việc truyền phát số liệu theo chu kỳ là không cần thiết và có thể làm suy giảm nguồn năng lượng giới hạn của các node cảm biến. Sau một khoảng thời gian cho trước, việc quay vòng ngẫu nhiên thay đổi vai trò của node chính được tiến hành sao cho có sự tiêu tán năng lượng đều giữa các node cảm biến trong mạng.
Hình 3.21 Phân chia cluster