Hình 3.17 Giao thức SPIN-BC

Một phần của tài liệu tổng quan về các giao thức định tuyến trong mạng không day wsn (Trang 29 - 31)

để cải thiện độ tin cậy và lỗi thông điệp do suy hao kênh truyền. Các gói ADV và REQ được phát quảng bá lặp lại theo chu kỳ. Nếu một node gửi yêu cầu nhận gói dữ liệu nhưng sau khoảng thời gian định trước nó vẫn chưa nhận được thì node sẽ yêu cầu lại lần nữa. Hơn nữa, độ tin cậy cải thiện còn do việc phát lại gói mô tả dữ liệu metadata theo chu kỳ. Các node SPIN-RL hạn chế số lần phát lại thông điệp DATA. Sau khi gửi thông điệp DATA, node chờ hết một khoảng thời gian trước khi đáp ứng cho những yêu cầu khác cho dữ liệu tương tự.

Họ giao thức SPIN chỉ ra các nhược điểm chính của flooding và gossiping. SPIN có hiệu suất sử dụng năng lượng và tốc độ phân phát dữ liệu cao hơn flooding và gossiping. Tuy nhiên, sự thỏa thuận cục bộ có thể không đủ để bao bọc hết toàn bộ mạng để tất cả các node có nhu cầu đều nhận được gói quảng bá và sau đó là gói dữ liệu mong muốn. Tình huống đó có thể xảy ra nếu các node trung gian không quan tâm đến gói dữ liệu và

Các giao thức định tuyến trong WSNs Chương 3. Các giao thức định tuyến trong WSNs

bỏ qua thông điệp ADV tương ứng sau khi nhận được gói này. Điều này hạn chế việc sử dụng SPIN trong các ứng dụng đặc biệt như giám sát phát hiện xâm nhập và bảo vệ các công trình trọng yếu.

Truyền tin trực tiếp:

Truyền tin trực tiếp (Directed diffusion) là một giao thức định tuyến dữ liệu ở trung tâm cho mạng WSNs. Chức năng chính của giao thức là tiết kiệm năng lượng cho mạng bằng cách tạo sự tương tác giữa các node qua trao đổi thông điệp trong phạm vi lân cận. Thành phần chính của giao thức này gồm các thông điệp interests, data messages, gradients và reinforcements (sự nâng cao). Thông điệp interests được xem như lời hỏi hay lời yêu cầu mà node cần dữ liệu nào đó gửi đến các node khác. Node nào có thể đáp ứng được cho yêu cầu đó sẽ trả lời bằng dữ liệu tương ứng. Trạm gốc phát quảng bá theo chu kỳ gói interests đến các node mạng xung quanh nó để xác định xem có node nào có thể phát dữ liệu mà nó đang cần hay không. Mỗi node cảm biến có một interest cache xem như bộ nhớ bao gồm trường timestamp chứa timestamp của gói interest phù hợp trước đó, trường multiple gradient chứa tốc độ và hướng dữ liệu nhận được, và trường duration chỉ ra thời gian sống của thông điệp interest. Hình 3.8 miêu tả quá trình truyền interest trong một mạng WSN.

Các giao thức định tuyến trong WSNs Chương 3. Các giao thức định tuyến trong WSNs

Quá trình truyền các thông điệp interest qua mạng kết hợp xây dựng các gradient (có thể xem như hướng và tốc độ truyền) tại các node mạng hình thành liên kết giữa trạm gốc và các node có dữ liệu. Một node nhận được thông điệp, kiểm tra thông điệp có trùng với dữ liệu có trong interest cache của mình không. Nếu có, node sẽ tính tốc độ cao nhất trong số các đường gradient liên kết với các node lân cận. Sau đó node gửi mô tả sự kiện cho mỗi node có liên kết. Nếu không có interest nào trùng, node bỏ qua thông điệp đó.

Hình 3.19 Pha cài đặt gradient

Một phần của tài liệu tổng quan về các giao thức định tuyến trong mạng không day wsn (Trang 29 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(44 trang)
w