Hệ số chuyển hóa thức ăn

Một phần của tài liệu ảnh hưởng các độ mặn khác nhau lên sinh trưởng và tỉ lệ sống của cá kèo (Trang 39 - 40)

II. Ảnh hưởng các độ mặn khác nhau lên sinh trưởng và tỉ lệ sống của cá kèo

4. Hệ số chuyển hóa thức ăn

Bảng 8:Hệ số chuyển hóa thức ăn

Nghiệm thức FCR 5‰ 1,50±0,04a 10‰ 1,47±0,05a 15‰ 1,49±0,06a 20‰ 1,52±0,06a 30‰ 1,53±0,03a

Chú ý: Các chữ giống nhau trên cùng một cột thể hiện sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p>0,05) và các chữ khác nhau trên cùng một cột thể hiện sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05).

Lượng thức ăn thực sự động vật thủy sản ăn v ào để tăng lên một đơn vị khối lượng người ta gọi là hệ số thức ăn. Hệ số này chịu ảnh hưởng của rất nhiều yếu tố nh ư:

loại thức ăn, thành phần thức ăn, giống loài, sinh lý của sinh vật, điều kiện môi trường…(Trần Thị Thanh Hiền và ctv, 2004).

Từ kết quả bảng 8 ta thấy, hệ số thức ăn dao động khoảng 1,47 – 1,53, cao nhất là nghiệm thức 30‰, thấp nhất là nghiệm thức 10‰, nhưng sự khác biệt về hệ số thức ăn giữa các nghiệm thức cũng không lớn và không có sự khác biệt thống kê

(p>0,05). Qua kết quả trên, ta có thể nhận thấy sự khác biệt tuy không lớn nh ưng

nuôi ở độ mặn 5‰ – 15‰ vẫn tốt hơn và xét về mặt kinh tế trong mô hình nuôi thâm canh mật độ cao thì lợi nhuận sẽ cao hơn. Nếu tốt nhất là duy trì độ mặn 10‰

là thích hợp nhất, nếu xét về hiệu quả sử dụng thức ăn.

Theo kết quả nghiên cứu của Nguyễn Tấn Nh ơn (2008) khi nghiên cứu trên cá kèo ở

các mật độ khác nhau vàở độ mặn là 10‰, sau 90 ngày nuôi hệ số chuyển hóa thức ăn dao động thừ 1,38 – 1,58ở mức độ mặn là 10‰ và hệ số chuyển hóa thức ăn theo kết quả khảo sát từ tác giả này trên thực tế trong các mô hình nuôi là 1,74.

Phần 5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT

Một phần của tài liệu ảnh hưởng các độ mặn khác nhau lên sinh trưởng và tỉ lệ sống của cá kèo (Trang 39 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(43 trang)