ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂM

Một phần của tài liệu Một số nội dung về quản trị doanh nghiệp của Tổng công ty cổ phần dệt may Hà Nội (Trang 32 - 35)

Đất nước ta đang trên đà đổi mới toàn diện và sâu sắc. Ngành dệt may Việt Nam cũng đang không ngừng đổi mới để tiến kịp ngành thời trang thế giới. Năm 2009, đây là ngành đứng đầu cả nước về kim ngạch xuất khẩu. Hòa trong xu thế chung của ngành, Hanosimex đang nỗ lực để tạo ra những giá trị mới nhằm tiếp tục củng cố và khẳng định vị thế của mình trên thị trường trong nước và quốc tế. Khủng hoảng kinh tế toàn cầu từ năm 2008

đến nay đã tác động xấu đến các doanh nghiệp, đến đời sống của người lao động, đã đặt ra nhiều thách thức và bài toán phải giải quyết.

Trước những yêu cầu đó, nhiệm vụ trọng tâm mà Hanosimex đặt ra trong năm tới là: Xây dựng và triển khai thực hiện định hướng chiến lược sản xuất kinh doanh toàn Tổng công ty . Đó là:

- Tập trung mọi năng lực đẩy mạnh sản xuất kinh doanh lĩnh vực cốt lõi là sợi, dệt may, đảm bảo hiệu quả sản xuất kinh doanh, việc làm và thu nhập cho người lao động.

- Phát triển thêm hoạt động kinh doanh của Tổng công ty dựa trên các lợi thế về vị trí và đất đai của tổng công ty, khai thác tốt các tiềm năng, điều kiện nhằm tạo ra các lợi thế mới, bổ trợ hữu hiệu cho hoạt động sản xuất kinh doanh chính.

- Thực hiện chiến lược giữ vững và phát triển thị trường xuất khẩu, tăng dần hàng thời trang trên thị trường nội địa. Tăng cường hợp tác quốc tế thông qua các hình thức liên doanh, liên kết, thu hút đầu tư... để đổi mới công nghệ, tăng hiệu quả quản trị doanh nghiệp và hiệu quả sản xuất kinh doanh.

- Tiếp tục chương trình đổi mới doanh nghiệp, sắp xếp cơ cấu lại sản xuất cho phù hợp với yêu cầu sản xuất kinh doanh của Tổng công ty trong từng thời kỳ.

- Xây dựng chính sách đào tạo với các chương trình: đào tạo lại, đào tạo bổ sung, nâng cao và đào tạo dài hạn đảm bảo nguồn nhân lực chất lượng cao, có tư duy và cách làm hiệu quả, đủ nguồn nhân lực, đáp ứng các yêu cầu sản xuất kinh doanh à quản trị doanh nghiệp.

- Thực hiện một nhiệm vụ lớn vừa mang tính cấp bách vừa mang tính lâu dài là di dời Tổng công ty ra khỏi địa bàn thành phố. Trên cơ sở đó Tổng công ty đẩy mạnh việc triển khai thực hiện các dự án di dời theo kế hoạch, kết hợp với việc đầu tư mở rộng đầu tư chiều sâu để nâng cao năng lực sản xuất và giá trị gia tăng cho sản phẩm, đảm bảo tính ổn định và phát triển lâu dài cho Tổng công ty.

- Cơ cấu lại các nguồn vốn cho đầu tư phát triển sản xuất một cách hợp lý như vốn vay nên chiếm khoảng 50%, vốn liên doanh sản xuất chiếm 30%, vốn huy động từ cổ phần 20%. Tăng cường thu hút vốn đầu tư từ các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh, kể cả đầu tư từ nước ngoài vào hoạt động đầu tư, sản xuất kinh doanh của Tổng Công ty và các công ty thành viên.

- Tổ chức niêm yết cổ phiếu của Tổng Công ty và một số công ty thành viên trên thị trường chứng khoán vào giai đoạn 2011-2015.

- Hàng năm đào tạo và đào tạo lại để bổ sung nhân lực cho bộ máy quản lý, đội ngũ kỹ thuật, công nhân lành nghề. Toàn bộ đội ngũ lãnh đạo, cán bộ kỹ thuật và quản lý chuyên môn nghiệp vụ phải được học tập, nâng cao trình độ tiếng Anh, tối thiếu đạt chuẩn bằng B, đủ để giao tiếp và nghiên cứu chuyên môn.

- Phát triển công tác thiết kế thời trang, tạo ra các sản phẩm có tính khác biệt cao, đáp ứng tiêu dùng của mọi tầng lớp nhân dân, đặc biệt cho mục tiêu “người Việt dùng hàng Việt”.

KẾT LUẬN

Hơn 25 năm hình thành và phát triển Tổng công ty Cổ phần Dệt May Hà Nội – HANOSIMEX đã đạt được những thành tựu đáng kể và là một trong những doanh nghiệp dệt may có kim ngạch xuất khẩu lớn nhất. Từ khi thành lập đến nay, Tổng công ty luôn được nhà nước trao tặng bằng khen, huân chương và là đơn vị anh hùng lao động thời kỳ đổi mới.

Quy mô hoạt động của Tổng công ty không ngừng được mở rộng về cả nhân lực, số lượng thành viên công ty con, công ty liên kết và các đối tác trong nước và nước ngoài. Doanh thu, lợi nhuận của Tổng công ty liên tục tăng, hiệu quả sản xuất kinh doanh cao. Định hướng phát triển rất hợp lý và phù hợp với tiến trình, trình độ hoạt động của Tổng công ty.

Em xin chân thành cảm ơn TS. Trần Việt Lâm – giáo viên hướng dẫn thực tập, cùng ban lãnh đạo, các cô chú, anh chị đặc biệt là các anh chị trong phòng xuất nhập khẩu của Tổng công ty đã giúp đỡ, hướng dẫn, chỉ bảo để em có thể hoàn thành bài báo cáo thực tập tổng hợp này.

Một phần của tài liệu Một số nội dung về quản trị doanh nghiệp của Tổng công ty cổ phần dệt may Hà Nội (Trang 32 - 35)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(35 trang)
w