- Khai thác và sử dụng nguồn tài nguyên thiên nhiên tốt hơn, tạo việc làm và thu nhập cho người lao động
3.1.1. Quan điểm đảm bảo nguyên tắc về mối quan hệ kinh tế-xã hội
Quan hệ chính trị tốt đẹp sẽ tạo điều kiện mở đường cho quan hệ kinh tế phát triển thuận lợi. Ngược lại, quan hệ kinh tế là cơ sở để thiết lập chính trị. Giữa kinh tế và chính trị có mối quan hệ chặt chễ nhưng mà phải lấy hiệu quả kinh tế xã hội làm thước đo hàng đầu.
Trong việc thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài, nguyên tắc trên được cụ thể hóa như sau:
- Xây dụng một nền kinh tế ổn định, một chính phủ mạnh, có tầm nhìn chiến lược. Điều này trước hết tạo cho nhà đầu tư niềm tin, sự an tâm về tài sản của mình khi đầu tư vào Campuchia. Mặt khác, đây cũng là môi trường nơi dự án hoạt động, môi trường vĩ mô có ổn định, mới có khả năng bảo toàn vốn và sinh lợi.
- Xây dựng một nền kinh tế mạnh, tăng trưởng cao, thu nhập dân đặt mức trung bình trở lên, sức mua khá, cơ sở hạ tầng hiện đại, pháp luật đồng bộ, thủ tục đơn giản, hệ thống tài chính tiền tệ đặc biệt là thị trường vốn hoạt động có hiệu quả, bộ mày quản lý và sử dụng vốn trong sạch. Tất cả các tiêu chí trên đều nhằm mục đích xây dựng một nền kinh tế cạnh tranh lành mạnh, tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư có thể dễ dàng thực hiện dự án, tiêu thụ sản phẩm. Điều này cũng khẵng định những nỗ lực và thiện chí của Campuchia trong quá trình thu hút đàu tư trực tiếp nước ngoài.
- Trình độ dân trí cao, một xã hội có thái độ hoan nghênh và hợp tác với chủ đầu tư nước ngoài. Đầu tư trực tiếp nước ngoài bên cạnh việc đêm lại lợi ích cho các quốc gia tiếp nhận đầu tư cũng tác động không nhỏ, tạo ra những thay đổi trong lối sống của nước nhận đầu tư. Chính vì vậy, có thể có những phán ứng đối với nhà đầu tư nước ngoài từ phía dân chúng, thậm chí từ phía các doanh nghiệp trong nước. Vương Quốc Campuchia quán triệt quan điểm hoàn nghênh, chào đón các nhà đầu tư, giúp đỡ các nhà đầu tư đặc biệt là từ phía chính quyền, tạo điều kiện cho các nhà đầu tư thực hiện dự án.
3.1.2.Quan điểm đảm bảo hiệu quả kinh tế xã hội, đảm bảo môi trường sinh thái
Mở rộng quan hợp tác kinh tế quốc tế đa dạng với các nước nhưng phát triển phải đảm bảo hiệu quả và lợi ích lâu dài của quốc gia. Trong sự phát triển kinh tế xã hội của các quốc gia, đầu tư theo chương trình, dự án là xu hướng phổ biến và là con đường duy nhất để nâng cao hiệu quả của hoạt động đầu tư.
Theo quan điểm của Campuchia, thu hút vốn đầu tư nước ngoài là cân thiết để bổ sung cho nguồn vốn còn yếu và thiếu trông nước, góp phần phát triển kinh tế xã hội. Tuy nhiên đầu tư nhằm thu lại lợi nhuận, mục tiêu các nhà đầu tư nước ngoài là lợi nhuận. Vì vậy, trong quá trình đầu tư có thể chỉ chạy theo lợi nhuận mà các dự án có thể gây tổn hại đến môi trường. Do đó, quan điểm của Campuchia đó là phải chú trọng vấn đề môi trường sinh thái trong hoạt động đầu tư. Có như vậy mới đảm bảo phát triển kinh tế bên vững và ổn định.
Campuchia cũng đưa ra các căn cứ để đánh giá các hiệu quả kinh tế xã hội của các dự án, đó là:
- Dự án phải phù hợp với mục tiêu phát triển kinh tế xã hội.
- Dự án phải tạo ra nhiều hàng hoá, nhất là hàng hóa xã hội, chất lượng cao, giá cả phù hợp.
- Dự án tạo ra nhiều công ăn việc làm, nâng cao đời sống người lao động
- Dự án có tác động tích cực phát triển kinh tế xã hội vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn.
- Dự án đóng góp nhiều cho ngân sách.
3.1.3.Quan điểm đảm bảo lợi ích các bên, lợi ích trước mắt và lợi ích lâu dài
Đầu tư nước ngoài mang lại không ít lợi ích cho chủ đầu tư mà còn đóng góp cho ngân sách cũng như sự phát triển của nước tiếp nhận đầu tư. Nhà đầu tư muốn có lợi nhuận, nước chủ nhà muốn có vốn, hai điều này tôn tại song song. Thu hút và
sử dụng FDI là một quá trình vừa hợp tác vừa đầu tranh. Nếu tính toán suy xét không kỹ càng, khi một dự án đầu tư nước ngoài được cấp phép hoạt động có thể gây hậu quả cho nên kinh tế Campuchia. Vì vậy, phải kiên quyết bảo vệ lợi ích hợp pháp của các bên trên nguyên tắc "cùng có lợi".
Muốn phát triển bền vững phải xét đến lợi ích lâu dài của dự án, muốn phát triển nhanh phải xét đến các lợi ích trước mặt. kết hợp giữa lợi ích trước mặt và lợi ích lâu dài sẽ đảm bảo sự phát triển nhanh, bên vững của Campuchia nhằm đưa Campuchia thoát khỏi tình trạng nghèo nàn, lạc hậu.
3.1.4.Đa dạng hóa các hình thức đầu tư nước ngoài, hướng đầu tư tập trung vào xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế.
Campuchia là đất nước đang phát triển, giao thông vận tải, cơ sở hạ tầng xã hội vẫn chưa phát triển đầy đủ để phục vụ cho quá trính phát triển đất nước. Chính điều này mà kìm hãm sự phát triển kinh tế của Campuchia. Do vậy, muốn thu hút đầu tư nước ngoài trước hết phải xây dựng và phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng. Trong điều kiện thiếu vốn như hiện nay, quan điểm của Campuchia là khuyến khích, ưu đãi cho các nhà đầu tư khi đầu tư và cơ sở hạ tầng.
Mặt khác để thu hút các nhà đầu tư phải đa dạng hóa các hình thức đàu tư để các nhà đầu tư có lựa chọn các hình thức đầu tư phù hợp với năng lực tài chính cũng như khả năng chấp nhận rủi ro.
3.2. CÁC GIẢI PHÁP ĐỂ THU HÚT DOANH NGHIỆP VIỆT NAM ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP VÀO CAMPUCHIA
3.2.1.Các giải pháp chung để thu hút doanh nghiệp nước ngoài đầu tư vào Campuchia
Hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài được thực hiện hay không điều đó tùy thuộc vào cả hai phía, bên đầu tư và bên nhận đầu tư. Vì vậy, để thu hút hiệu quả đầu tư nước ngoài, cần phải tiến hành giải pháp khác nhau nhưng thực chất lại rất gắn bó với nhau, hỗ trợ và bổ sung cho nhau. Một Campuchia cần tạo dựng môi trường đầu tư hấp dẫn mặt khác cần tạo được sự hiểu biết và lòng tin của các nhà đầu tư nước ngoài. Phải biết kết hợp lợi ích hai hòa của cả hai bên, trong nhiều trường hợp cả hai bên có mẫu thuẫn gây ảnh hưởng tới lợi ích của bên nay hoặc bên kia, thì hai bên cần có sự thỏa thuận sao có thể tối đa hóa các điều kiện và lợi ích của nhau. Về nguyên tắc đầu tư nước ngoài có hiệu quả khi nó thỏa mãn tốt nhất các mục đích quyền lợi của hai bên. Đối với bên đầu tư (nước ngoài), mục duy nhất
mà các nhà đầu tư quan tâm là lợi nhuận(hiệu quả tài chính) còn đối với bên nhận đầu tư lại quan tâm đến mục tiêu tổng hợp hơn như hiệu quả kinh tế xã hội….Vì vậy, sự kết hợp hài hòa giữa hai bên là cơ sở quan trọng ban đầu của sự hợp tác đầu tư. Để có được tiếng nói chung thì cả hai bên cần biết điều chỉnh các mục tiêu của mình, việc tìm tới mục tiêu hợp lý là một giải pháp hết sức quan trọng của mỗi bên. Trên cơ sở đó đi đến sự nhân nhượng, thuòng thuyết với nhau, lúc này nếu hai bên càng hiểu biết lẫn nhau, tin tưởng nhau thì sự thành công trong hợp tác đầu tư càng lớn.
Khi tiến hành hợp tác đầu tư với nước ngoài cần phải thẩm tra một cách kỹ lưỡng các đối tác nước ngoài, vì các nhà đầu tư nước ngoài thường có động tác khác nhau khi đi vào các địa bản khác nhau. Về phía mình, Campuchia với tư cách là bên nhận đầu tư phải có đủ các điều kiện thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, tạo điều kiện thuận lợi cho nhà đầu tư nước ngoài. Trong thời gian tới Campuchia cần làm tốt các vấn đề sau đây:
3.2.1.1.Giữ vững ổn định chính trị -Xã hội
Giữ vững sự ổn định chính trị có ý nghĩa quyết định đến việc thu hút đầu tư, đặc biệt là đầu tư nước ngoài. Đây là yêu cầu rất quan trọng, bởi lẽ mỗi khi tiến hành chính trị không ổn định, nhất là thể chế chính trị không ổn định (và đi liên với nó là luật pháp thay đổi) cũng có nghĩa là mục tiêu cũng thay đổi cả phương thực đặt mục tiêu đó. Hiệu quả của sự phá bỏ ấy là sự thiết hại về lợi ích, trong đó nhà đầu tư nước ngoài phải gành chịu một phần và như vật rõ ràng không đáp ứng được mục tiêu lợi nhuận của nhà đầu tư (chưa kể đến những trường hợp còn, mất hoặc thất thoát về vốn đầu tư, nếu như chính quyền mới thực hiện quốc hữu hóa). Sự mất ổn định của chính trị thường biểu hiện trên nhiều góc độ khác làm thiết hại đến lợi ích của nhà đầu tư. Chẳng hạn như xung đột giữa các phế phải chính trị có thể làm tôn hại đến công trình đầu tư, ảnh hưởng đến giá cả lao động, sự mất an ninh, ảnh hưởng đến tính mạng, tài sản của các nhà đầu tư…
Tiêu chí của sự ổn định chính trị mà các nhà đầu tư quan tâm là sự bên vững của chính phủ, mức độ tranh giành quyền lực giữa các phê phái chính trị sự hoạt động của các Đảng phái. Nếu các điều kiện khác của môi trường đầu tư không đổi, thì chính trị càng ổn định và độ tin cậy càng cao, càng hấp dẫn đầu tư. Trong điều kiện cạnh tranh diễn ra gay gắt trên thị trường đầu tư, sự ổn định chính trị có thể được xem là một lợi thế so sánh cần phát huy.
Đối với Campuchia, từ sau khi Tổng tuyển cử năm 1993 thực hiện đổi mới, sự ổn định chính trị bắt đầu được đảm bảo. Tuy nhiên vẫn còn sự mâu thuẫn và sự phá hoại của các thể lực phản động trong nước cũng như quốc tế, vì vậy chính phủ Hoàng gia Campuchia vẫn luôn cảnh giác, đồng thời tiếp tục duy trì và tăng cường sự ổn định hơn nữa.
Để giữa vững và tăng cương ổn định chính trị cần phải tiếp tục thực hiện đổi mới mạnh mẽ hơn cả về kinh tế, chính trị, xã hội, văn hóa tư tưởng, đặc biệt là đổi mới hệ thống chính trị, thực hiện nền cải cách hành chính quốc gia. Yếu tố quyết định sự thành công, đó là tăng cường vai trò của nhà nước, đồng thời thực hiện tốt chính sách xóa đói giảm nghèo, kịp thời ngăn chặn mọi âm mưu của các thế lực phản động, đảm bảo quốc phòng an ninh, bảo vệ chủ quyền quốc gia.
Cùng với sự ổn định chính trị là chính sách ngoại giao mềm dẻo, đảm bảo nguyên tắc tôn trọng chủ quyền, đa phương hóa, đa dạng hóa trong quan hệ với tất cả các nước trên thế giới vì hòa bình, hợp tác và phát triển. Chính viẹc mở rộng quan hệ ngoài giao là tiền đề cho việc mở rộng quan hệ kinh tế, trong đó có việc thu hút đầu tư nước ngoài.
Sự ổn định chính trị có mối quan hệ nhân quả với sự ổn định và an toàn xã hội là nhân tố tác động thương xuyên và có tính chất trực tiếp đến lợi ích của các nhà đầu tư. Một xã hội ổn định, trật tự, sống theo hiến pháp và pháp luật là điều kiện cần thiết đối với các nhà đầu tư. Sự ổn định này có quan hệ với hàng loạt các nhân tố, cả về chính trị, kinh tế văn hóa xã hội, đặc biết là pháp luật và suy cho cùng do nhân tố kinh tế quyết định. Do đó về lâu dài, cơ bản phải chăm lo phát triển kinh tế.
3.2.1.2.Đẩy mạnh thực hiện chiến lược kinh tế mở, phát triển kinh tế thị trường và thiếp lập thị trường đồng bộ
Thu hút đầu tư nước ngoài, thực hiện quan hệ kinh tế đối ngoại chỉ có thể thu hút được đối tác bên ngoài khi quốc gia có chủ trương mở rộng quan hệ thực hiện chiến lược kinh tế mở. Sẽ không thể có nước nào tự mình đóng cửa, lại khuyến khích được quan hệ với bên ngoài. Song tùy thuộc vào trình độ nhận thức, mức độ và phương thức "mở cửa" khác nhau và mức độ hiệu quả cũng khác nhau.
Năm 1987 ngân hàng thế giới điều tra 41 quốc gia đang phát triển, đã rút ra nhận xét là tốc độ tốc độ tăng trưởng kinh tế tỉ lệ thuận với mức độ mở của nên kinh tế và tốc độ tăng trưởng đó tác động qua lại rất chặt chẽ với việc thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài.
Kinh nghiệm của các nước ASEAN thập kỷ 60 và các nước xã hội chủ nghĩa trước đây cũng đã khẳng định điều đó. Đối với Campuchia, để thực hiện chiến lược mở nhằm thu hút FDI có hiệu quả cần thực hiện mở cửa với bên ngoài đồng thời tăng cường thông thoáng bên trong. Giữa mở cửa bên ngoài với thông thoáng bên trong giữa mối quan hệ mật thiết tác động lẫn nhau. Kinh nghiệp cho thấy càng thông thoáng bên trong càng thu hút được FDI. Điều này liên quan đến vấn đề nhu cầu thị trường lao động… đối với đầu tư nước ngoài. Việc khuyến khích mọi công dân bằng nhiều hình thức thích hợp bỏ vốn vào sản xuất kinh doanh như mua cổ phần, lập xí nghiệp tư nhân, hành nghề giáo dục, Y tế, Đào tạo, dích vụ v.v… có ý nghĩa lớn.
Mở cửa về thông tin trong và ngoài nước, đặc biệt là thông tin kinh tế, thị trường, văn hóa, xã hội, khoa học công nghệ dưới mọi hình thức, đặc biệt là phát triển liên lạc viễn thông quốc tế rất cần và phù hợp với chiến lược mở cửa.
Về đối ngoại, Campuchia chủ truong sử dụng sức mạnh tổng hợp khai thác một cách có hiệu quả các nguồn lực để xây dựng đất nước bằng cách thực hiện đa phương hóa và đa dạng hóa quan hệ, thực hiện chiếm lược công nghiệp hóa, hiện đại hóa hướng về xuất khẩu và sản xuất thay thế hàng nhập khẩu. Chính sự đổi mới đó đã tạo ra môi trường thuận lợi để thu hút đầu tư nước ngoài.
Để thực hiện chiến lược kinh tế mở thu hút đầu tư nước ngoài có hiệu quả cần tập trung giải quyết một số vấn đề cơ bản như:
- Tiếp tục đổi mới tư duy chính trị, kinh tế, đặc biệt là phải nhận thức đầy đủ hơn mối quan hệ giữa độc lập dân tộc, dân chủ, với hòa bình và phát triển.
- Xây dựng năng lực nội sinh để có thể hấp thu được những yếu tố quốc tế, đặc biệt năng lực khoa học công nghệ, tài nguyên và nhân lực.
Cần đổi mới cơ cấu, tổ chức cải cách nền hành chính quốc gia để phù hợp với mặt bằng quốc tế, từ đó có thể hòa nhập và tăng cường hòa nhập. Thực hiện đa phương hóa trong quan hệ và đa dạng hóa trong các hình thức, song vẫn phải xác định trọng tâm cho một giai đoạn và cả một thời kỳ dài.
Trên cơ sở đó muốn thu hút đầu tư có hiệu quả, các nước chủ nhà không thể không quan tâm đến cơ chế thị trường và việc thiết lập thị trường đồng bộ.
3.2.1.3.Xây dựng bộ máy Nhà nước các cấp quản lý đầu tư trực tiếp nước ngoài mạnh về mọi mặt
Đội ngũ công tác đầu tư là chìa khoá để giải quyết mọi vấn đề liên quan đến đầu tư. Đây là nhân tố quyết định sự thành công hay thất bại của hoạt động sản xuất và kinh doanh của các chủ đầu tư. quá trình thực hiện luật đầu tư trong thời gian đã
bộc lộ rất nhiều yếu tố kém về hiểu biết của cán bộ, công nhân Campuchia làm việc trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Đây là vấn đề hết sức cấp bách để giải quyết theo các biện pháp sau: