Hạn chế trong quá trình thu hút Doanh nghiệp Việt Nam đầu tư vào Campuchia

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp thu hút doanh nghiệp Việt Nam đầu tư trực tiếp vào Camphuchia (Trang 48 - 50)

- Khai thác và sử dụng nguồn tài nguyên thiên nhiên tốt hơn, tạo việc làm và thu nhập cho người lao động

2.3.2.1.Hạn chế trong quá trình thu hút Doanh nghiệp Việt Nam đầu tư vào Campuchia

vào Campuchia

Thứ nhất: Số dự án đầu tư của Doanh nghiệp Việt Nam vào Campuchia còn

ít và gặp nhiều khó khăn trong thu tục đầu tư.

Dựa vào tiềm năng môi trường đầu tư thuận lợi như Campuchia hiện này 104 dự án của Doanh nghiệp Việt Nam tại Campuchia vẫn coi là ít vì Campuchia còn nhiều lĩnh vực chưa được đầu tư hợp lý và cần vốn đầu tư của nước ngoài nói chung và Việt Nam nói riêng để phát triển đất nước.

Hệ thống pháp luật liên quan đến đầu tư của Campuchia đang trong quá trình sửa đổi, hoàn thiện nên có nhiều thay đổi, không thống nhất, chưa thật sự minh bạch và khó tiếp cận. Thêm vào đó, sự phối hợp giữa các cơ quan nhà nước chưa thật sự đồng bộ làm ảnh hưởng đến việc thực thi chính sách. Nhìn chung, trao đổi về việc đầu tư ban đầu giữa doanh nghiệp và các cơ quan có thẩm quyền của Campuchia rất thuận lợi nhưng khi triển khai, doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn về thủ tục hành chính, quy hoạch đất đai, sự thiếu nhất quán trong áp dụng chính sách, đặc biệt là các quy định do địa phương đặt ra và áp dụng ngoài các chính sách của nhà nước. Đây là khó khăn cơ bản nhất trong hoạt động đầu tư tại Campuchia.

Thứ hai: Triển khai dự án của các doanh nghiệp Việt Nam còn chậm và hiệu

quả mang lại chưa cao.

Có rất nhiều dự án đã hoàn tất các thủ tục từ rất lâu nhưng phải đến 1 năm sau mới bắt tay vào thực hiện triển khai. Trong quá trình triển khai có nhiều lúng túng vì vậy mà giá trị của các dự án tạo ra chưa đúng với nguồn vốn đầu tư.

Năng lực quản lý điều hành của các nhà quản lý Việt Nam và Campuchia cũng là một hạn chế. Các nhà quản lý Việt Nam thiếu kinh nghiệm trong quản lý dự án tại nước ngoài, nhưng đây là công nghiệp phức tạp đòi hỏi không chỉ sự am hiểu

chuyên môn mà còn cả về luật lệ, ngôn ngữ, phong tục tập quán, lối sống của dân cư, người lao động Campuchia mới có thể điều hành và đáp ứng tốt nhu cầu của họ.

Mặt khác, lao động của Campuchia tuy rẻ nhưng trình độ kĩ thuật còn thấp, tác phong và trách nhiệm chưa nghiêm, gây lãng phí thời gian, tiền bạc, ảnh hưởng đến quá trình thực hiện cũng như hiệu quả của dự án.

Thứ Ba: Cơ cấu đầu tư giữa các vùng, ngành không hợp lý

Các doanh nghiệp Việt Nam chưa mở rộng địa bàn đầu tư. Như vậy, số dự án và nguồn vốn chỉ tập trung vào khu vực phía Đông-Bắc và thủ đô Phnom Penh, nơi có nhiều rừng và điều kiện kinh tế thuận lợi cho doanh nghiệp Việt Nam. Nguồn vốn đầu tư của doanh nghiệp Việt Nam tại khu vực phía Đông-Bắc và thủ đô Phnom Penh chiếm tỷ trọng rất lớn là 78.46% tổng vốn đầu tư của doanh nghiệp Việt Nam tại Campuchia trong khi đó có nhiều vùng của Campuchia rất cần vốn đầu tư để phát triển.

Theo thực trạng trên cho thấy trong giai đoạn 2006-2011 nhà đầu tư Việt Nam đang tập trung đầu tư vào Campuchia trong ngành Lâm nghiệp trồng và chế biến cao su chiếm tỷ trọng đến 40% làm mất cần bằng giữa các ngành tại Campuchia.

Thứ tư: Việt Nam cũng như Campuchia đều là các nước đang phát triển nên

khả năng về công nghệ cũng như trình độ quản lý còn hạn chế

- Tiềm lực về vốn, công nghệ của doanh nghiệp Việt Nam chưa phải là mạnh; kinh nghiệm quản lý còn hạn chế, do vậy còn gặp rất nhiều khó khăn trong quá trình đầu tư, kinh doanh tại Campuchia.

Thứ năm: Môi trường đầu tư của Campuchia chưa phải là một môi trường

thật sự hấp dẫn

Các nhà đầu tư nước ngoài luôn tìm kiếm môi trường đầu tư ổn định và chi phí rẻ. Muốn tranh thủ các lợi thế trong thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, Nhà nước Campuchia phải đưa ra các chi phí đầu tư so với các nước trong khu vực thấp hơn, có các dịch vụ tốt hơn và hệ thống cung cấp hợp lý hơn.

Việc hỗ trợ cho các nhà đầu tư còn yếu: công tác hỗ trợ, định hướng cho hoạt

động đầu tư của doanh nghiệp còn rời rạc, thiếu liên kết. Các kiến nghị của doanh nghiệp đôi khi chưa chuyển được tới các đầu mối cần thiết để tổ chức xử lý một cách kịp thời và ít có thông tin phản hồi lại cho doanh nghiệp, nên xuất hiện một số trường hợp nhà đầu tư tự tìm kiếm cách vận động riêng để triển khai dự án. Điều này dẫn tới chi phí đầu tư cao hơn và hiện tượng cạnh tranh không lành mạnh giữa bản thân các nhà đầu tư Việt Nam.

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp thu hút doanh nghiệp Việt Nam đầu tư trực tiếp vào Camphuchia (Trang 48 - 50)