- Giá cả vật tư, phân bón, công lao động trên thị trường đầy biến động và tăng cao Nông dân tại xã vẫn chưa được tập huấn các lớp kỹ thuật trồng sắn và vẫn chưa
PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
3.1.KẾT LUẬN
Nhằm thực hiện các nhiệm vụ mục tiêu mà nghị quyết đại hội đảng các cấp và nghị quyết đảng bộ xã lần thứ X đã đề ra. Thực hiện nhiệm vụ kinh tế xã hội năm 2010 là từng bươc chuyển đổi cơ cấu cây trồng trong sản xuất nông nghiệp là hết sức quan trọng. Viêc chuyển cây sắn công nghiệp góp phần thúc đẩy cơ cấu kinh tế trên địa bàn theo hướng công ngiệp hoá hiện đại hoá. Giải quyết công ăn việc làm,xoá đói giảm nghèo nâng cao thu nhập và ổn định đời sống cho nhân dân. Góp phân tăng trưởng kinh tế, bố trí lại dân cư nhàm tạo nguồn lực để khai thác các thế mạnh,tiềm năng sẵn có của địa phương mà trươc đây chưa khai thác được hoăc khai thác không có hiệu quả. Để từng bươc thực hiện công nghiệp hoá hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn Kết quả khả quan mà ssản xuấtt sắn mang lại đã mở ra hướng phát triển mới cho sản xuất nông nghiệp xã Quảng An. Tuy nhiên kết quả sản xuất vẫn chưa cao,sản xuất sắn trên địa bàn vẩn còn có những hạn chế cơ bản sau :
+ Năng suất chua cao
+ Viêc áp dụng cơ giới hoá còn thấp do thu nhập người dân tấp nên dẫn tơi việc đầu tư sản xuất sắn còn hạn chế
+ Trên địa bàn nghiên cứu hệ thống kênh mương thuỷ lợi chưa tốt
+ Giá cả các yếu tố đầu vào và đầu ra không ổn định hoạt động mua bán không thống nhất
Để khắc phục những hạn chế này đòi hỏi các cấp chính quyền địa phương cần tăng cường sự lãnh đạo đề ra cácc giải pháp thiết thực để thúc đẩy tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế tham gia vao sản xuất sắn. Nhằm thực hiện thắng lợi nhiệm vụ đã đề ra trong 2010
3. 2. KIẾN NGHỊ
Qua quá trình thực hiện đề tài, thấy được những tồn tại và hạn chế trong việc phát triển sản xuất cây sắn trên địa bàn thôn Phú Lương B, Quảng An,Quang Điền để tham gia vào việc phát triển mô hình này một cách có hiệu quả hơn. Chúng tôi thấy chính quyền xã cần có chính sách phù hợp nhằm tạo điều kiện cho người dân mở rông mô hình sản xuất cây sắn ra nhiều và rộng rải hơn qua đó có thể vay vốn một cách nhanh chóng, thuận tiện và sử dụng vốn đúng mục đích trong dài hạn. Các cấp chính quyền tại huyện, xã cần nhanh chóng cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các hộ để người dân có thể yên tâm trong đầu tư sản xuất.
* Đối với chính quyền xã Quảng An
- Cần có chính sách tuyên truyền, vận động mọi người dân trong việc phát triển các mô hình trồng trọt củng như mô hình chăn nuôi trên địa bàn, để làm giàu cho bản thân, gia đình và cộng đồng. Đồng thời, phải có những phương hướng sản xuất phù hợp với điều kiện của địa phương, thực hiện đa dạng hóa trong sản xuất nông nghiệp gắn với những lợi thế so sánh mà vùng có được. Tạo điều kiện thuận lợi cho các hộ gia đình trong việc tiếp cận với các chính sách ưu đãi của Nhà nước.
- Để mở các lớp tập huấn kỹ thuật cho người dân cần đẩy mạnh công tác khuyến nông, đào tạo các cán bộ kỹ thuật trồng, chăm sóc, khai thác sắn theo từng giai đoạn kỹ thuật .
- Cần tạo đầu ra ổn định cho cây sắn nói riêng và sản phẩm nông nghiệp nói chung để nông dân yên tâm đầu tư và mạnh dạn tập trung sản xuất.
* Đối với hộ trực tiếp trồng cây sắn
Cần phải xác định rõ lợi ích lâu dài mang lại từ cây sắn. Phải xác định vai trò làm chủ thực sự trên diện tích sắn của mình để có thể chủ động đầu tư, nâng cao năng suất và chất lượng cây sắn
- Chấp hành tốt quy trình kỹ thuật trồng và hướng dẫn của cán bộ khuyến nông để mô hình phát triển tốt cho năng suất củ ổn định và bền vững.
- Mạnh dạn vay vốn để đầu tư phục vụ nhu cầu sản xuất, mở rộng quy mô, tuy nhiên phải sử dụng đồng vốn hợp lý, hiệu quả và đúng mục đích.
- Tăng cường học hỏi kinh nghiệm, trau dồi kiến thức về canh tác cây sắn, kiến thức về thị trường, áp dụng các tiến bộ kỹ thuật để phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của mình.
- Thường xuyên nắm bắt thông tin về thị trường, giá cả và bảo quản tốt sản phẩm nhằm giữ vững chất lượng, tạo thương hiệu và đặc trưng mủ ở nơi đây.
- Đẩy mạnh phát triển sản xuất hàng hóa, góp phần thực hiện tốt quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn. Luôn có sự giao lưu trao đổi kinh nghiệm sản xuất giữa những người dân trồng sắn để hoạt động sản xuất mang lại hiệu quả cao.