Ứng dụng và đánh giá bài tập nhằm nâng cao hiệu quả chuyền bóng bằng mu trong cho đội tuyển bóng đá nữ trừơng THPT Mỹ Lộc Nam

Một phần của tài liệu Lựa chọn bài tập nhằm nâng cao hiệu quả chuyền bóng bằng mu trong cho đội tuyển bóng đá nữ trường THPT mỹ lộc nam định (Trang 44 - 50)

12 34 56 78 9 10 11 13 1415 1 Bài tập đứng tại chỗ mô phỏng động tác không có bóng.

3.2.4. Ứng dụng và đánh giá bài tập nhằm nâng cao hiệu quả chuyền bóng bằng mu trong cho đội tuyển bóng đá nữ trừơng THPT Mỹ Lộc Nam

bóng bằng mu trong cho đội tuyển bóng đá nữ trừơng THPT Mỹ Lộc - Nam Định

3.2.4.1. Tổ chức thực nghiệm

Để tiến hành thực nghiệm chúng tôi đưa đối tượng ra làm 2 nhóm: + Nhóm thực nghiệm: Gồm 10 học sinh.

+ Nhóm đối chứng: Gồm 10 học sinh.

- Thời gian thực nghiệm: Từ tháng 2 đến tháng 4 năm 2012.

- Địa điểm thực nghiệm: Sân vận động trường THPT Mỹ Lộc- Nam Định.

- Nội dung các test thực nghiệm

Test 1: Chạy chuyền bóng sút cầu môn.

- Mục đích: Đánh giá được khả năng phối hợp chuyền bóng giữa các đồng đội có chính xác cao.

- Yêu cầu: Thực hiện 10 lần theo tín hiệu còi của HLV.

39

nhất của hàng A chuyền bóng bằng mu trong sâu xuống cách cầu môn 15m, người thứ 2 của hàng thứ B khi thấy đồng đội chuyền bóng thực hiện chạy xuống sút cầu môn (2×3).

Test 2: Chuyền bóng phản hồi nhanh 22m.

- Mục đích: Đánh giá khả năng khống chế bóng của đồng đội chuyền cho mình và thực hiện được khả năng quan sát đồng đội để chuyền trả lại bóng.

- Yêu cầu: Thực hiện liên tục 10 lần.

- Nội dung: 2 người cách nhau khoảng 22m, chuyền bóng cho đồng đội, người nhận bóng khống chế bóng khi bóng rơi rồi thực hiện chuyền lại cho đối phương.

Test 3: Phản xạ chạy di chuyển đổi hướng theo hiệu lệnh.

- Mục đích: Khả năng phản xạ của VĐV cũng như nâng cao sức nhanh trong quá trình thi đấu.

- Yêu cầu: Thực thiện 5 lần theo tín hiệu còi của HLV.

- Nội dung: Chạy từ vạch xuất phát khi nghe thấy tiếng còi của HLV thực hiện quay lại chạy biến tốc về đích, tính thời gian thực hiện.

3.2.4.2. Kết quả kiểm tra trước thực nghiệm

Trước khi tiến hành thực nghiệm chúng tôi tiến hành kiểm tra thành tích của 2 nhóm thực nghiệm và đối chứng kết quả thể hiện ở bảng sau.

40

Bảng 3.6. So sánh kết quả của các test kiểm tra của nhóm đối chứng và nhóm thực nghiệm- trƣớc thực nghiệm ( A B n n 10) Các tham số Test TN x xDC 2 ttính tbảng P

Chạy chuyền bóng sút cầu môn

(tính quả). 3.0 2.9 4.1 0.156 2.101 > 0.05 Chuyền bóng phản hồi nhanh 22m

(tính s). 4.53 4.50 0.186 0.807 2.101 >0.05 Phản xạ chạy di chuyển đổi hướng

theo hiệu lệnh (tính s). 3.48 3.44 0.091 0.629 2.101 >0.05 Qua quá trình kiểm tra ban đầu cho thấy:

- Test 1: Chạy chuyền bóng sút cầu môn. ttính= 0.156 < tbảng= 2.101

- Test 2: Chuyền bóng phản hồi nhanh 22m. ttính= 0.807 < tbảng= 2.101

- Test 3: Phản xạ chạy di chuyển đổi hướng theo hiệu lệnh. ttính = 0.269 < tbảng = 2.101

Như vậy sự khác nhau giữa 2 nhóm thực nghiệm và đối chứng là không có ý nghĩa ở ngưỡng xác suất P > 0,05. Hay nói cách khác thành tích ban đầu của 2 nhóm là tương đương nhau.

Sau 5 tuần thực nghiệm bằng các bài tập và phương pháp riêng cho từng nhóm.

+ Nhóm thực nghiệm: Tập theo bài tập mà chúng ta lựa chọn và đưa ra ngoài các giờ học trên lớp và các buổi tập chính khóa của đội tuyển trong thời

41

gian là 5 tuần cho đội tuyển trường THPT Mỹ Lộc - Nam Định.

+ Nhóm đối chứng: Tập theo các bài tập mà giáo viên đưa ra vẫn sử dụng trong quá trình giảng dạy.

3.2.4.3. Kết quả kiểm tra sau thực nghiệm

Sau 5 tuần tiến hành thực nghiệm vận dụng các test bài tập đã lựa chọn vào công tác huấn luyện, chúng tôi tiến hành kiểm tra lần 2 kết quả được thể hiện dước bảng sau:

Bảng 3.7. So sánh kết quả của các test kiểm tra các nhóm đối chứng và nhóm thực nghiệm - sau thực nghiệm (

A B n n 10) Các tham số Test xTN xDC 2  ttính tbảng P

Chạy chuyền bóng sút cầu môn

(tính quả). 3.8 2.9 0.32 2.170 2.101 <0.05 Chuyền bóng phản hồi nhanh 22m

(tính s)

4.29 4.51 2.99 2.75 2.101 <0.05

Phản xạ chạy di chuyển đổi hướng

theo hiệu lệnh (tính s) 3.23 3.42 0.023 2.124 2.101 <0.05 Kết quả kiểm tra bảng 3.7. cho thấy:

- Test 1: Chạy chuyền bóng sút cầu môn. ttính = 2.170 > tbảng = 2.101

- Test 2: Chuyền bóng phản hồi nhanh 22m. ttính = 2.75 > tbảng = 2.101

- Test 3: Phản xạ chạy đổi hướng theo hiệu lệnh. ttính = 2.124 > tbảng = 2.101

Như vậy sự khác biệt giữa 2 nhóm thực nghiệm và đối chứng có ý nghĩa ở ngưỡng xác suất p < 0.05 .Nói cách khác sau khi tập luyện theo các

42

bài tập mà chúng tôi lựa chọn của nhóm thực nghiệm đã hơn hẳn thành tích của nhóm đối chứng.

Như vậy thông qua quá trình thực nghiệm chúng tôi có thể kết luận các bài tập nâng cao hiệu quả chuyền bóng bằng mu trong cho đội tuyển bóng đá nữ trường THPT Mỹ Lộc - Nam Định. Do đó chúng tôi lựa chọn và ứng dụng có tác dụng nâng cao hiệu quả chuyền bóng bằng mu trong hơn hẳn so với các bài tập trước. Để có một cách nhìn cụ thể khách quan hơn chúng tôi biểu diễn sự khác biệt đó dưới biểu đồ sau.

43

Biểu 3.2. Chuyền bóng phản hồi nhanh 22m

44

Một phần của tài liệu Lựa chọn bài tập nhằm nâng cao hiệu quả chuyền bóng bằng mu trong cho đội tuyển bóng đá nữ trường THPT mỹ lộc nam định (Trang 44 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(59 trang)