Khắc phục tình trạng bất bình đẳng giới và bạo lực gia đình nhằm bảo

Một phần của tài liệu Vấn đề phát huy vai trò của người phụ nữ trong gia đình ở việt nam hiện nay (Trang 59 - 64)

h

3.3. Khắc phục tình trạng bất bình đẳng giới và bạo lực gia đình nhằm bảo

và nâng cao vai trò của ngƣời phụ nữ

Để nâng cao vai trò của người phụ nữ trong gia đình thì việc nâng cao nhận thức về vai trò của người phụ nữ, cũng như chống bạo lực gia đình là hai việc làm cần được thực hiện đồng thời. Sinh thời Bác Hồ đã chỉ rõ: “Thực hiện nam nữ bình

đẳng là một công cuộc cách mạng khá to và khó, bởi trọng nam khinh nữ là một thói quen ăn sâu trong đầu óc của mọi người, mọi gia đình, mọi tầng lớp xã hội, Đảng và chính phủ cần tạo ra sự tiến bộ về kinh tế, chính trị, văn hóa để xóa bỏ hủ tục, xây dựng thuần phong mĩ tục” [12, tr.659]. Chính vì vậy mà ngay từ khi ra đời,

Đảng cộng sản Việt Nam mà đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh, đã đề ra chủ trương “nam nữ bình quyền” và coi đó là một trong mười nhiệm vụ cốt yếu của

cách mạng Việt Nam. Tuyên truyền đường lối, chính sách của Mặt trận Việt Minh thời kì tiền khởi nghĩa, Hồ Chủ Tịch một lần nữa khẳng định quyền bình đẳng của người phụ nữ

“Đàn bà cũng được tự do

Bất phân nam nữ, phải cho bình quyền”

Hiến pháp đầu tiên của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa (1946) ghi nhận:

“Phụ nữ bình đẳng với nam giới trên mọi phương diện”. Không lâu, sau ngày miền

Bắc được giải phóng, Hiến pháp 1959 cũng xác nhận “Phụ nữ bình đẳng với nam

giới trong tất cả các hoạt động kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội”. Sau ngày miền

Nam giải phóng, thống nhất đất nước, cả nước đi lên CNXH, Hiến pháp 1980 và Hiến pháp 1992 một lần nữa nhất quán thực hiện quan điểm trên.

Để có thể nâng cao nhận thức về vị trí, vai trò của người phụ nữ trong gia đình và xã hội, công tác tuyên truyền về giớ góp phần thay đổi biểu tượng giới. Việc tuyên truyền, vận động giáo dục nâng cao nhận thức về vị trí, vai trò của người phụ nữ cần quan tâm đặc biệt tới nam giới, thay đổi những quan niệm nhận thức về người phụ nữ nhằm thúc đẩy quá trình bình đẳng giới, chống bạo lực gia đình đồng thời giúp chị em phụ nữ tự nhìn nhận, đánh giá lại mình và có ý thức phấn đấu vươn lên. Những người làm công tác phụ nữ phải kịp thời chia sẻ, động viên, tuyên

Phùng Thị Ngà 60 K34B - GDCD

truyền, phổ biến kiến thức nhằm nâng cao trình độ nhận thức cho phụ nữ. Khi có trình độ, có ý thức về bản thân, người phụ nữ của thế kỉ 21 sẽ trở thành những con người biết đấu tranh giành quyền bình đẳng trong xã hội, biết dùng kiến thức để khẳng định mình trong mọi lĩnh vực.

Ở những vùng quê, vùng dân tộc thiểu số, cần thông qua những trưởng thôn, già làng, trưởng bản là những người rất có uy tín trong làng, bản để làm cho họ hiểu và khi họ đã tin họ sẽ trở thành những người làm gương, làm tuyên truyền viên có tiếng nói mạnh mẽ và thuyết phục mọi người làm theo.

Các phương tiện thông tin đại chúng cũng cần góp phần xây dựng một nhận thức đúng trong xã hội về vai trò của người phụ nữ trong gia đình. Cần xác định rõ là: trách nhiệm đối với gia đình của người phụ nữ không chỉ căn cứ vào khả năng kiếm tiền của họ mà còn tính đến vai trò làm mẹ trong việc nuôi dạy những người công dân tốt cho xã hội.

Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện các thiết chế nhằm thực hiện bình đẳng giới và chống các hành vi bạo lực gia đình. Tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật về quyền của phụ nữ. Đồng thời hoàn thiện về tổ chức và bộ máy của Hội liên hiệp phụ nữ, đặc biệt là Uỷ ban Quốc gia vì sự tiến bộ của phụ nữ Việt Nam theo hướng tinh giảm và có chất lượng cao. Hoàn thiện cơ chế bảo đảm hiện thực hóa các quy định của pháp luật hiện hành về quyền bình đẳng của phụ nữ. Triển khai có hiệu quả chương trình hành động quốc gia vì sự tiến bộ của phụ nữ năm 2001 – 2010.

Báo cáo chính trị của Đại hội VIII khẳng định: “Đối với phụ nữ, xây dựng và

thực hiện chiến lược phát triển vì sự tiến bộ của phụ nữ Việt Nam đến năm 2010. Đặc biệt coi trọng việc đào tạo nghề, giúp đỡ chị em có việc làm, phát triển kinh tế gia đình, cải thiện đời sống, bảo vệ sức khỏe của phụ nữ và trẻ em. Quan tâm phát triển Đảng và đào tạo, bồi dưỡng cán bộ nữ, tăng tỷ lệ cấn bộ nữ trong cơ quan lãnh đạo Đảng và Nhà nước ở các cấp, các ngành” [4, tr.125]. Ngoài ra, Đảng và

Nhà nước ta còn chú trọng đến xây dựng và phát triển Luật Hôn nhân và Gia đình nhằm bảo đảm hạnh phúc cho mỗi gia đình phát triển, bởi gia đình là tế bào của xã

Phùng Thị Ngà 61 K34B - GDCD

hội mà người phụ nữ là linh hồn của gia đình ấy, tế bào ấy, đảm bảo quyền lợi cho người phụ nữ. Luật Hôn nhân và Gia đình năm 1986 được xây dựng vào những năm đầu của thời kì đổi mới, tiếp đó có sự bổ sung và sửa đổi năm 1992. Để điều chỉnh kịp thời với thực tiễn, luật Hôn nhân và Gia đình năm 2000 được ban hành là một tất yếu, đã xác định rõ nhiệm vụ là góp phần xây dựng, hoàn thiện, bảo vệ chế độ hôn nhân và gia đình tiến bộ, xây dựng chuẩn mực ứng xử cho các thành viên trong gia đình, đặc biệt là bảo vệ quyền lợi cho phụ nữ và trẻ em một cách chính đáng. Bình đẳng về nghĩa vụ và quyền giữa vợ, chồng: “Vợ, chồng bình đẳng với nhau,

có nghĩa vụ và quyền ngang nhau về mọi mặt trong gia đình” (Điều 19, Luật Hôn

nhân và Gia đình năm 2010).

Phụ nữ Việt Nam không những có vai trò quan trọng trong mỗi một gia đình, mà còn là một người công dân yêu nước ngoài xã hội. Trong gia đình, người phụ nữ với tư cách là người mẹ, người vợ không chỉ biết chăm lo cho những công việc của gia đình mà còn khẳng định mình trong nền kinh tế xã hội. Vai trò ấy, trách nhiệm ấy ngày càng được chú ý và được Đảng và Nhà nước quan tâm về mọi mặt để có thể phát huy hết những khả năng tối đa với vai trò là linh hồn của một gia đình hạnh phúc. Chính vì thế, nâng cao vai trò của người phụ nữ trong gia đình là một việc làm cấp thiết, đây không phải là công việc riêng của một người, một gia đình nào đó mầ là trách nhiệm của toàn xã hội. Cần phải thực hiện đồng bộ, phối hợp nhịp nhàng nhiều biện pháp, đồng thời phải coi đây là công việc thường xuyên, liên tục, không giao khoán trách nhiệm cho một tổ chức nào. Có như vậy, việc nâng cao vai trò của người phụ nữ trong gia đình mới thành công, mới “tạo điều kiện để phụ nữ

thực hiện tốt thiên chức người mẹ, xây dựng gia đình ấm no, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc” [5, tr.9].

Phùng Thị Ngà 62 K34B - GDCD

KẾT LUẬN

Trong bất kì giai đoạn lịch sử nào, phụ nữ cũng thực hiện những chức năng quan trọng, song lại luôn chịu những thiệt thòi, bất công không chỉ ngoài xã hội mà cả trong gia đình. Việc đề cao vai trò, địa vị của người phụ nữ trong gia đình và ngoài xã hội là một vấn đề mang tính cấp bách của mỗi quốc gia, việc giải phóng phụ nữ, tạo sự bình đẳng nam nữ là một yêu cầu của xã hội tiến bộ, phát huy vai trò của phụ nữ trong phát triển kinh tế - xã hội, trong hoạt động chính trị, trong xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc là tăng cường sức mạnh cho sự nghiệp đổi mới đất nước.

Đồng thời phụ nữ còn có vai trò đặc biệt trong gia đình: sinh đẻ, nuôi dưỡng và giáo dục những thế hệ làm chủ đất nước trong tương lai. Phát huy tốt vai trò người phụ nữ trong gia đình có ý nghĩa lớn lao đối với việc xây dựng gia đình ấm no, bình đẳng, tiến bộ và hạnh phúc để gia đình thực sự là cái nôi nuôi dưỡng, phát triển nhân cách con người trong xã hội hiện đại. Vai trò của người phụ nữ có thể được khẳng định và nâng cao khi mà chức nâng của gia đình được thực hiện hài hòa. Bởi gia đình là tế bào của xã hội, nếu gia đình phát triển tốt thì xã hội sẽ ổn định và vai trò của người phụ nữ trong gia đình ngày càng tăng lên.

Trong những năm qua, gia đình và người phụ nữ ngầy càng phát huy vai trò to lớn đối với tiến trình phát triển của đất nước. Tuy nhiên, người phụ nữ vẫn phải chịu nhiều tác động từ các yếu tố. Chịu sự tác động ấy, vai trò của người phụ nữ Việt Nam cũng có những biến đổi theo chiều hướng tích cực, đồng thời cũng có những hạn chế nhất định. Vai trò của người phụ nữ Việt Nam sẽ được phát huy đầy đủ, đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước một khi các giải pháp được thực thi một cách đồng bộ, hỗ trợ cho nhau trong một chiến lược chung: chiến lược phát huy nhân tố con người để xây dựng đất nước giàu mạnh, công bằng, dân chủ và văn minh.

Phùng Thị Ngà 63 K34B - GDCD

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Đào Duy Anh (1992), Việt Nam văn hóa sử cương, Nxb Thành phố Hồ Chí Minh. 2. Thái Xuân Đào (1996), “Vấn đề giáo dục nâng cao trình độ học vấn cho phụ nữ

1985-1995”, Tạp chí khoa học về phụ nữ (số 1), tr.16.

3. Đảng Cộng Việt Nam (12/7/1993), Nghị quyết 04 của Bộ Chính trị về đổi mới tăng cường công tác vận động phụ nữ, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

4. Đảng Cộng Sản Việt Nam (1996), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ

VIII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

5. Đảng Cộng Sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ

IX, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

6. Lê Như Hoa (1993), “Gia đình với giáo dục con cái”, Tạp chí khoa học về phụ nữ (số 2), tr.150.

7. Nguyễn Minh Hòa (1993), “Vấn đề đào tạo và đào tạo lại lao động nữ tại thị trường Thành phố Hồ Chí Minh”, Tạp chí khoa học về phụ nữ (số2), tr.22. 8. Hội Liên Hiệp phụ nữ Việt Nam (1998), “Báo cáo đề tài nghiên cứu vai trò của

gia đình trong việc giáo dục xã hội học trẻ em”, Hà Nội.

9. Hồ Chí Minh (1980), Toàn tập, tập 1, Nxb Sự thật, Hà Nội. 10. Hồ Chí Minh (1981), Toàn tập, tập 2, Nxb Sự thật, Hà Nội.

11. Hồ Chí Minh (1989), Toàn tập, tập 8, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 12. Hồ Chí Minh (1996), Toàn tập, tập 9, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 13. Hồ Chí Minh (1996), Toàn tập, tập 10, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

14. Phạm Trường Khang, Từ điển văn hóa gia đình, Nxb Văn hóa thông tin, Hà

Nội.

15. Đinh Như Khang (1994) “Khát vọng giải phóng phụ nữ trong thơ Hồ Xuân Hương”, Tạp chí khoa học về phụ nữ 2/1994

16. Nguyễn Linh Khiếu (2003), Nghiên cứu phụ nữ giới và gia đình, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.

17. V.I.Lênin (1979), Toàn tập, tập 7, Nxb Tiến bộ Matxicơva. 18. V.I.Lênin (1981), Toàn tập, tập 32, Nxb Tiến bộ Matxicơva.

Phùng Thị Ngà 64 K34B - GDCD

19. V.I.Lênin (1977), Toàn tập, tập 37, Nxb Tiến bộ Matxicơva. 20. V.I.Lênin (1977), Toàn tập, tập 39, Nxb Tiến bộ Matxicơva.

21. A.Ma-ca-ren-cô (1978), Nói chuyện về giáo dục gia đình, Nxb Hà Nội. 22. C.Mác và Ph.Ăngghen (1981), Tuyển tập, tập 1, Nxb Sự thật, Hà Nội. 23. C.Mác và Ph.Ăngghen (1983), Toàn tập, tập 2, Nxb Sự thật, Hà Nội. 24. C.Mác và Ph.Ăngghen (1984), Tuyển tập, tập 6, Nxb Sự thật, Hà Nội.

25. Lê Minh (1997), Phụ nữ Việt Nam trong gia đình và xã hội, Nxb Lao động, Hà Nội.

26. Lê Thị Nhâm Tuyết (1973), Phụ nữ Việt Nam qua các thời đại, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.

27. Phụ nữ Hà Nội: 23/2 – 5/4/1992, tr.4.

28. Trung tâm khoa học xã hội và nhân văn Quốc gia (3/1995): Đề tài khoa học cấp nhà nước Luận cứ khoa học cho việc đổi mới chính sách xã hội đối với gia đình, Hà Nội.

Một phần của tài liệu Vấn đề phát huy vai trò của người phụ nữ trong gia đình ở việt nam hiện nay (Trang 59 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(64 trang)