h
3.2. Nâng cao trình độ văn hóa, trình độ tổ chức quản lý kinh tế, sự hiểu
pháp luật cho phụ nữ
Thứ nhất, nâng cao trình độ văn hóa cho phụ nữ.
Nói đến trình độ văn hóa là nói đến tri thức, sự hiểu biết về khoa học - công nghệ, về chính trị - xã hội và cuộc sống. Trình độ văn hóa là cơ sở để nâng cao trình độ dân trí nói chung, bao gồm cả kinh nghiệm, vốn sống, sự khôn ngoan khả năng vận dụng những nội dung đó trong thực tiễn vì chất lượng cuộc sống ngày càng tăng lên. Một trong những thắng lợi to lớn, nổi bật của sự nghiệp giải phóng và phát triển phụ nữ ở Việt Nam là thành tích xóa mù chữ và nâng cao trình độ văn hóa của người phụ nữ Việt Nam trong thời đại ngày nay.
Nâng cao trình độ văn hóa cho phụ nữ là nâng cao hiểu biết và sự ứng dụng những tri thức khoa học về công nghệ, về chính tri, về xã hội... cho phụ nữ, để họ làm tốt trách nhiệm người công dân, người lao động, người mẹ, người vợ trong gia
Phùng Thị Ngà 52 K34B - GDCD
đình và ngoài xã hội. Lênin cho rằng: “Người mù chữ đứng ngoài chính trị, người
lao động luôn khao khát có tri thức mới giành được chiến thắng trong đấu tranh cách mạng, chín phần mười quần chúng cần lao hiểu rõ tri thức là vũ khí trong công cuộc đấu tranh tự giải phóng. Rằng sở dĩ họ thất bại là do bị thiếu tri thức”.
Ngay sau khi cách mạng vừa thành công, Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa mới ra đời, Bác Hồ đã kêu gọi diệt giặc dốt, vì ham muốn tột bậc của Bác là “Ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành”. Đồng thời tạo điều kiện để phụ
nữ học tập, công tác, xây dựng cuộc sống mới, đem lại giàu mạnh cho đất nước và hạnh phúc cho mỗi gia đình “phụ nữ phải cố gắng học tập văn hóa, chính trị và nghề nghiệp. Nếu không học thì không tiến bộ, có quyết tâm thì nhất định học được” [12, tr.656]. Có trình độ học vấn phụ nữ sẽ vươn lên trong công tác, người ta
sẽ thấy phụ nữ có năng lực thực sự, lúc đó cấn bộ không cất nhắc, “anh chị em công
nhân sẽ cử mình lên để làm lãnh đạo” [10, tr.611].
Người phụ nữ có tiến bộ mới làm được nhiệm vụ xây dựng gia đình ấm no, bình đẳng và hạnh phúc, mà gia đình là nền tảng của xã hội. Người phụ nữ có tiến bộ mới góp được phần đắc lực ngăn chặn những tệ nạn xã hội. Bởi ngăn chặn tệ nạn xã hội có hiệu lực nhất, đó là bắt đầu từ từng con người. Mà con người nào cũng bắt đầu từ gia đình. Trong gia đình, người phụ nữ là người nhạy cảm nhất và kiên tâm nhất chống chọi với những gì làm phương hại đến hạnh phúc và sự ấm êm trong gia đình.
Người phụ nữ có tiến bộ mới làm được chức năng “người thầy đầu tiên của con người” tạo nên thế hệ tương lai phát triển cao [25, tr.105-106]. Dưới sự chỉ đạo
sát sao của Đảng, Chính phủ, sự trợ giúp của các tổ chức quốc tế, các tổ chức phi chính phủ, đặc biệt là sự nỗ lực của ngành giáo dục và đào tạo và Uỷ ban quốc gia vì sự tiến bộ của phụ nữ đã đặt ra chỉ tiêu: Phấn đấu xóa mù chữ cho phụ nữ ở tuổi 15-35, nâng tỷ lệ học sinh nữ ở phổ thông trung học từ 41,3% lên 45%. Đảm bảo từ 35%-40% cán bộ nữ được đào tạo và bồi dưỡng nghiệp vụ về quản lý xã hội. Và Quyết định của Thủ tướng chính phủ số 19/2002/QĐ-TTG ngày 21-11-2002 phê
Phùng Thị Ngà 53 K34B - GDCD
duyệt chiến lược quốc gia vì sự tiến bộ của phụ nữ Việt Nam đến năm 2010 đề ra mục tiêu: “Phấn đấu xóa mù chữ cho 95% số phụ nữ bị mù chữ ở độ tuổi dưới 40
tuổi vào năm 2005 và 100% vào năm 2010. Phấn đấu tăng tỷ lệ nữ lên trên 30% tổng số người được đào tạo trên đại học vào năm 2005 và lên trên 35% vào năm 2010”.
Để tạo cơ hội cho chị em ở mọi lứa tuổi học tập, ngành giáo dục thường xuyên và Uỷ ban quốc gia vì sự tiến bộ của phụ nữ, Trung ương hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam, cần đa dạng hóa chương trình giáo dục, đáp ứng nhu cầu học đa dạng của các đối tượng. Bên cạnh chương trình giáo dục chính quy, nên có chương trình giáo dục tại chức và mở những lớp bồi dưỡng theo chuyên đề nâng cao. Đồng thời với giáo dục, nâng cao tri thức văn hóa, cần giáo dục tri thức tổng hợp, khoa học, kĩ thuật, tri thức tổ chức quản lý, sự hiểu biết trong quan hệ ứng xử... nhằm nâng cao trình độ tư duy lý luận, năng lực hoạt động thực tiễn cho phụ nữ.
Những chính sách văn hóa đối với phụ nữ được Đảng và Nhà nước ta quan tâm trong các nghị quyết, hay những chính sách nhằm phát triển và nâng cao địa vị và vai trò của người phụ nữ trong giai đoạn mới XHCN. Trong đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X đã nêu: “Bồi dưỡng, đào tạo để phụ nữ tham gia ngày càng nhiều
vào các hoạt động xã hội, các cơ quan lãnh đạo và quản lý các cấp. Chăm sóc và bảo vệ sức khỏe bà mẹ, trẻ em. Bổ sung và hoàn chỉnh các chính sách về bảo hộ lao động, bảo hiểm xã hội, thai sản, chế độ đối với lao động nữ. Kiên quyết đấu tranh chống các tệ nạn xã hội, các hành vi bạo lực, xâm hại và xúc phạm đến nhân phẩm người phụ nữ”. Hiến pháp năm 1992 quy định mọi công dân Việt Nam, pháp luật
Việt Nam quy định phụ nữ được tự do sáng tạo khoa học kĩ thuật và các hoạt động văn hóa xã hội khác (Chương II, Hiến pháp năm 1992), và phụ nữ cũng như nam giới được pháp luật bảo vệ quyền tác giả, quyền sở hữu sáng chế, phát minh. Người phụ nữ trong gia đoạn hiện nay là người vừa có tri thức, vừa có lối sống văn minh mà vẫn giữ được giá trị truyền thống về giới. Đó là người phụ nữ luôn biết làm giàu tri thức qua học tập sách vở và thực tiễn cuộc sống, là người phụ nữ khéo léo giỏi giang trong việc tổ chức cuộc sống gia đình mình, là người “giỏi việc nước đảm
Phùng Thị Ngà 54 K34B - GDCD
việc nhà”, là người phụ nữ giàu lòng vị tha, tình yêu thương, luôn ý thức làm tròn
vai trò của mình trong mọi điều kiện, hoàn cảnh. Xây dựng, hoàn thiện chức năng vai trò của người phụ nữ được thể hiện rõ nét trong các chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của nhà nước, các cấp các ngành, và chung phải là trách nhiệm của toàn xã hội, của các đoàn thể, của các tầng lớp dân cư, của toàn Đảng toàn dân ta và của mỗi thành viên trong gia đình.
Nâng cao trình độ văn hóa nói chung cho phụ nữ hơn lúc nào hết, cần sự quan tâm chỉ đạo của Đảng, sự đầu tư thích đáng của Nhà nước và các tổ chức xã hội, cũng như sự ý thức phấn đấu vươn lên của bản thân người phụ nữ. Chỉ có sự kết hợp giữa quá trình giáo dục và quá trình tự giáo dục, việc nâng cao năng lực toàn diện cho phụ nữ mới có cơ sở để thực hiện và mới tạo ra cơ hội, tạo ra động lực cho chị em phát huy vai trò của mình trong xây dựng gia đình và hoạt động xã hội.
Thứ hai, nâng cao trình độ tổ chức quản lý kinh tế cho phụ nữ.
Cùng với việc nâng cao trình độ văn hóa cho người phụ nữ thì hiện nay, vai trò của người phụ nữ trong phát triển kinh tế gia đình cũng như xã hội ngày càng chiếm một vị trí quan trọng. Chính vì vậy, nâng cao khả năng quản lý kinh tế cho người phụ nữ trong giai đoạn hiện nay cũng là một việc làm rất cần thiết nhằm nâng cao vai trò của người phụ nữ. Đặc biệt là trong thời kì đổi mới thì vai trò của người phụ nữ trong lĩnh vực kinh tế ngày càng trở nên quan trọng, được các cấp, các Bộ ngành quan tâm và đưa ra những chính sách phù hợp với tình hình thực tiễn. Trong sự phát triển nền kinh tế gia đình, người phụ nữ đóng vai trò quan trọng và đang dần được khẳng định trong xã hội. Các chính sách của Đảng và Nhà nước đã và đang có những chính sách thiết thực tronng lĩnh vực kinh tế của người phụ nữ Việt Nam, trong Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ X chỉ rõ: “Đối với phụ nữ, nâng
cao trình độ mọi mặt về vật chất, tinh thần, thực hiện bình đẳng giới. Tạo điều kiện để phụ nữ thực hiện tốt vai trò người công dân, người lao động, người mẹ, người thầy đầu tiên của con người”. Ngoài ra, Đảng và Nhà nước ta đã có những chính
sách khác như “phụ nữ có quyền tự do kinh doanh theo quy định của pháp luật”
Phùng Thị Ngà 55 K34B - GDCD
nhà ở (Điều 58, Hiến pháp 1992). Công nghiệp hóa, hiện đại hóa đã tạo ra những phuơng tiện gia đình hiện đại để giảm cường độ lao động của phụ nữ trong gia đình, khắc phục tình trạng phụ nữ mất công sức vì những công việc gia đình. Lênin đã nói: “Chỉ khi nào tạo được khối kinh tế nhỏ đó trở thành kinh tế XHCN quy mô lớn
thì mới bắt đầu thật sự giải phóng phụ nữ”. Bên cạnh đó, Nhà nước còn có nhiều
chính sách, nhiều chương trình hỗ trợ dành cho phụ nữ để giúp họ làm kinh tế gia đình như: chương trình xóa đói giảm nghèo, chương trình phụ nữ giúp nhau vốn làm ăn... Đặc biệt là việc nâng cao trình độ nghề nghiệp cho phụ nữ. Vấn đề nâng cao trình độ nghề nghiệp đối với phụ nữ đặt ra là cần phải đào tạo, đào tạo lại và phải thường xuyên bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ. Trong những năm qua, việc đào tạo nghề, bồi dưỡng, nâng cao tay nghề cho người lao động phát triển khá mạnh. Trong khu vực tư nhân, đào tạo dưới dạng mở lớp dạy nghề, thu học phí cũng được tiến hành thường xuyên. Ở các xí nghiệp quốc doanh việc đào tạo lại, nâng cao tay nghề cho người lao động nói chung và lao động nữ nói riêng cũng được tiến hành thường xuyên nhưng chưa liên tục. Để khắc phục tình trạng đó, Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam đã chủ động xây dựng các trung tâm, các cơ sở dạy nghề, đào tạo việc làm cho hội viên. Năm 1994, hội có 109 trung tâm dạy nghề với 3628 lớp học, tạo cho 84.403 hội viên có việc làm. Nhưng so với yêu cầu sản xuất thì sự tạo việc làm đó chưa đáp ứng được. Trong thời đại khoa học công nghệ và bùng nổ thông tin, khi một công nghệ mới được áp dụng, ngành nghề mới ra đời, đội ngũ công nhân gắn với công nghệ cũ bị xa thải. Muốn thích nghi với công nghệ mới, đội ngũ công nhân phải được đào tạo lại.
Đối với phụ nữ nông thôn, Nhà nước và các cấp chính quyền nên tạo cho chị em có cơ hội học tập, đào tạo các chương trình khuyến nông tại địa phương để họ có thể chủ động áp dụng tiến bộ của khoa học kĩ thuật vào sản xuất, cải tiến cách làm ăn truyền thống, mạnh dạn chuyển dịch cơ cấu vật nuôi cây trồng theo hướng sản xuất hàng hóa. Ưu tiên chính sách ccho các hộ nghèo, tăng cường khuyến khích kinh tế hộ gia đình, trang trại, khoán sản phẩm, giao đất, giao rừng, làm giàu chính đáng, kế hoạch hóa gia đình và tuyên truyền mọi người cùng chấp hành luật hôn
Phùng Thị Ngà 56 K34B - GDCD
nhân gia đình, có chính sách tăng quỹ phúc lợi cho gia đình. Những chương trình này có ý nghĩa to lớn trong việc nâng cao vai trò của người phụ nữ trong lĩnh vực kinh tế. Chính nhờ những chính sách này mà đã phần nào cải thiện được đời sống của người phụ nữ nói riêng và của gia đình nói chung.
Gánh nặng công việc gia đình luôn đè nặng lên vai người phụ nữ. Vì thế, việc mở rộng các loại hình dịch vụ xã hội giúp cho phụ nữ thoát khỏi công việc nặng nhọc, bận rộn, tốn nhiều thời gian của phụ nữ để họ có sức lực tham gia công tác xã hội, tham gia hoạt động chính trị thực sự là rất cần thiết. Từ nhà trẻ mẫu gióa, đến các thiết bị hỗ trợ bếp núc, chăm sóc gia đình cần sẵn có và phù hợp với thu nhập để phụ nữ dễ dàng được tiếp cận. Việc nâng cao địa vị kinh tế cho phụ nữ trong gia đình và xã hội là cũng hết sức cần thiết. Đối với phụ nữ nghèo, phụ nữ nông thôn vùng sâu vùng xa hiện có các chương trình tín dụng cho vay các nguồn vốn từ các ngân hàng nhất là ngân hàng chính sách xã hội, đã làm cho nhiều phụ nữ có điều kiện đầu tư sản xuất, kinh doanh, cải thiện thu nhập, có tiếng nói trong gia đình và dần ít lệ thuộc hơn vào người chồng.
Thứ ba, nâng cao sự hiểu biết về pháp luật và ý thức sống và làm việc theo
hiến pháp và pháp luật cho phụ nữ
Nâng cao hiểu biết về pháp luật cho phụ nữ là nâng cao sự hiểu biết về những quy tắc xử xự, hiểu biết về quyền và nghĩa vụ của công dân.
Pháp luật của nhà nước ta thể hiện đầy đủ ý chí và nguyện vọng của nhân dân, đáp ứng yêu cầu của các tầng lớp phụ nữ trong hoạt động kinh tế xã hội và trong đời sống gia đình. Đó là điểm tựa pháp lý khẳng định quyền công dân của phụ nữ, khẳng định bình đẳng nam-nữ trên cương vị người mẹ, người vợ, người công dân, người lao động trong các hoạt động gia đình và xã hội. Chỉ có trên cơ sở hiểu và nắm chắc pháp luật, phụ nữ mới có điều kiện để hoàn thành nghĩa vụ công dân mới làm tròn nhiệm vụ giáo dục con cái và có cơ hội để tiến bộ, phát triển. Xã hội càng phát triển, đòi hỏi phụ nữ càng phải nắm vững luật để bảo vệ quyền lợi cho bản thân và gia đình mình.
Phùng Thị Ngà 57 K34B - GDCD
Song, từ việc ban hành pháp luật đến việc hiểu và thực hiện đúng pháp luật của mỗi công dân là một quá trình. Để giáo dục pháp luật cho công dân, nhà nước cần tăng cường pháp chế XHCN, coi trọng công tác giáo dục, nâng cao đạo đức xã hội, còn đối với công dân vấn đề cơ bản trước hết là phải hiểu, nắm vững và làm theo pháp luật.
Trong điều kiện kinh tế thị trường, mở cửa hội nhập, trước yêu cầu xây dựng nhà nước pháp quyền của dân, do dân và vì dân, nâng cao sự hiểu biết về pháp luật là nâng cao ý thức công dân, yêu cầu không thể thiếu được với phụ nữ. Có như vậy mới nhận thức được đầy đủ quyền hạn, trách nhiệm, nghĩa vụ của bản thân, của gia đình mình, cũng như của các thành viên trong gia đình. Từ đó mới có thể bảo vệ cho gia đình mình một cách tốt nhất.
Nâng cao hiểu biết về pháp luật cho phụ nữ ở nước ta cần quan tâm hơn đến những người phụ nữ ở nông thôn và dân tộc thiểu số. Vì họ không có điều kiện được tiếp xúc với sách báo, các phương tiện truyền thông hay những lớp đào tạo, tuyên truyền chính quy. Nhận thức rõ điều này, Hội liên hiệp phụ nữ các cấp đã phát động nhiều phong trào, nhiều hoạt động tích cực nhằm nâng cao nhận thức pháp luật cho phụ nữ nông thôn và dân tộc thiểu số. Đây được xem là một trong những hoạt động quan trọng của Hội. Nhận thức về pháp luật giúp chị em hiểu rõ về vai trò, vị trí của mình trong gia đình và ngoài xã hội để tự bảo vệ quyền lợi của mình và đấu tranh chống lại mọi hành vi vi phạm pháp luật, mọi hình thức kì thị,