Vai trò của việc gìn giữ và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc Việt Nam

Một phần của tài liệu Vấn đề gìn giữ và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc việt nam hiện nay (Trang 34 - 77)

7. Kết cấu cuả khoá luận

1.3.Vai trò của việc gìn giữ và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc Việt Nam

1.3.1. Giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, là cơ sở củng cố ý thức tự tôn dân tộc và là nền tảng cho sự phát triển kinh tế bền vững

Dân tộc nào cũng có một nền văn hoá truyền thống thể hiện được tâm hồn, trí tuệ, bản lĩnh sáng tạo của dân tộc. Văn hoá chỉ tồn tại và phát triển khi chứa đựng và thể hiện đầy đủ bản sắc văn hoá của dân tộc đã sáng tạo ra nó. Mỗi dân tộc trong quá trình tồn tại và phát triển đều lựa chọn thái độ, phương thức sống và hoạt động để ứng phó với hoàn cảnh, vừa tiếp thu, vừa cải biến có chọn lọc các giá trị để nâng cao tinh thần tự chủ, tự cường tạo nên những nét độc đáo riêng biệt của dân tộc. Cái riêng ấy chính là bản sắc văn hoá dân tộc. Nó không chỉ được biểu hiện ở bên ngoài như: cung cách ứng xử, phong thái sinh hoạt, nghệ thuật, kiến trúc, đình chùa miếu mạo, nét đặc trưng của các làn điệu dân ca, ngôn từ, các tác phẩm văn học nghệ thuật, … mà còn được biểu hiện ở cái bên trong như: năng lực sáng tạo, tư duy, chiều sâu tâm hồn, truyền thống đạo lý, thế giới quan, nhân sinh quan, …

Văn hoá dân tộc bao giờ cũng gắn với những đặc trưng riêng của một đất nước, một dân tộc, đó là những biểu hiện giá trị vật chất và tinh thần đặc thù, sắc thái riêng biệt trong đời sống sinh hoạt của mỗi cộng đồng dân tộc từ

Bạch Thị Thanh Nhàn K34: GDCD - GDQP

cách ăn, mặc, đi lại, … cho đến chiều sâu tâm hồn, cách tư duy và lối sống ứng xử, qua đó chúng ta có thể phân biệt được nền văn hoá của dân tộc này với dân tộc khác. Như vậy có thể nói, văn hoá dân tộc là tổng thể những tính chất, tính cách, đường nét, màu sắc văn hoá biểu hiện ở một dân tộc trong lịch sử tồn tại và phát triển của mình, giúp cho dân tộc đó giữ vững được tính chất nhất quán trong quá trình phát triển. Nó biểu hiện sức sống nội tại mãnh liệt của một dân tộc và dân tộc đó có thể trường tồn, phát triển mãi mãi với lịch sử nhân loại.

Chúng ta đi tìm bản sắc văn hoá dân tộc không phải là đi tìm bản sắc riêng của dân tộc mình mà không có dân tộc nào có, mà bản sắc văn hoá dân tộc ở đây thiên về “tính ưu trội” của nền văn hoá. Ví dụ: truyền thống yêu nước và tinh thần đấu tranh chống giặc ngoại xâm thì không phải chỉ có ở Việt Nam mà nó có ở nhiều nước trên thế giới. Nhưng truyền thống này lại trở thành nét văn hoá riêng của Việt Nam vì nó thông qua lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc chúng ta, trải qua hàng nghìn năm và bao biến cố lịch sử nhưng truyền thống đó, tinh thần đó của chúng ta vẫn được củng cố, vẫn được giữ vững và ngày càng trở nên vững mạnh. Điều đó đã giúp cho dân tộc Việt Nam đã đứng vững qua hàng nghìn sóng gió để có được độc lập như ngày hôm nay. Đó chính là tính ưu trội của nền văn hoá Việt Nam, nó đã tạo nên bản sắc văn hoá của nền văn hoá Việt Nam.

Bản sắc văn hoá dân tộc là cái đảm bảo cho dân tộc Việt Nam tồn tại và đứng vững cho đến ngày hôm nay trải qua những biến động lịch sử. Thực tiễn lịch sử Việt Nam đã chứng minh điều đó. Trong quá trình đấu tranh và dựng nước chúng ta đã phải trải qua hàng nghìn năm đô hộ của phong kiến Phương Bắc, và chiụ xâm lược của đế quốc Phương Tây. Mục đích xâm lược của chúnh là là đồng hoá, làm mất đi lối sống truyền thống của Việt Nam. Nhưng

Bạch Thị Thanh Nhàn K34: GDCD - GDQP

nhờ có bản sắc văn hoá dân tộc, nhờ có sức mạnh văn hoá tinh thần của người Việt Nam mà bản sắc văn hoá dân tộc Việt Nam vẫn được giữu vững và có sự tiếp thu chọn lọc nền văn hoá khác.

Giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc là giữ gìn cốt cách dân tộc trong quá trình phát triển của dân tộc.

Theo nghĩa Hán - Việt cốt là xương, cách là tiêu chuẩn, phạm vi, quy định. Nói tới cốt cách của con người là nói đến nét đặc sắc, đặc trưng về tính cách của một con người hoặc của một tầng lớp xã hội. Chẳng hạn, người ta nói tới cốt cách nhà Nho, cốt cách nhà tri thức, cốt cách nhà văn, ... Nói tới cốt cách của một dân tộc thì không chỉ nói tới những nét đặc sắc, đậm đà được biểu hiện qua tính cách mà còn thông qua toàn bộ đời sống vật chất và tinh thần của dân tộc. Cốt cách dân tộc là cái tương đối ổn định, bền vững bởi nó được hình thành, tạo dựng và khẳng định trong lịch sử tồn tại và phát triển của dân tộc. Lĩnh vực thể hiện rõ nhất cốt cách dân tộc, tinh thần dân tộc là văn hóa. Bản sắc văn hóa dân tộc là biểu hiện sống động của cốt cách dân tộc qua bao thăng trầm của lịch sử. Giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc cũng chính là giữ gìn cốt cách dân tộc. Cốt cách dân tộc được coi là "chất", là "bộ gien" của mỗi dân tộc và giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc chính là bảo vệ, giữ gìn bộ gien quý đó. Một nền văn hóa giữ được cốt cách dân tộc sẽ là một nền văn hóa có đủ "sức khỏe" để đề kháng, chống lại sự "ô nhiễm văn hóa" hay "xâm lăng văn hóa" một cách vô thức hay có chủ định. Đây là một điều kiện cơ bản để "tiếp biến" văn hóa trước sự tác động nhiều chiều, phức tạp của khách quan được thực hiện một cách chủ động, tích cực. Chỉ như vậy, nền văn hóa dân tộc mới không bị "hòa tan" hay "lai căng" một cách thô thiển, mất bản sắc. Giữ được cốt cách dân tộc sẽ giúp dân tộc thích ứng được với những cái mới và "dân tộc hóa" cái mới để biến nó thành tài sản của dân tộc, mang hồn

Bạch Thị Thanh Nhàn K34: GDCD - GDQP

của dân tộc. Lịch sử đã chứng minh sự tiếp biến kỳ diệu của nền văn hóa Việt Nam trong điều kiện bị nước ngoài xâm lược. Đó là sự tiếp biến giữ được cốt cách dân tộc, đồng thời phát triển được bản sắc dân tộc trước những thách thức của lịch sử. Đây là một truyền thống, một "cốt cách dân tộc" cần được phát huy trong điều kiện phát triển kinh tế củanước ta hiện nay.

Cốt cách dân tộc như mạch nước nguồn xuyên suốt quá trình phát triển của dân tộc. Nếu một dân tộc đạt đỉnh cao về kinh tế nhưng không giữ được cốt cách dân tộc thì sự phát triển ấy là không trọn vẹn. Trong quá trình phát triển, nhiều khi vì lợi ích kinh tế trước mắt, người ta có thể chưa ý thức nhiều tới việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, giữ gìn cốt cách dân tộc. Thực tế, sự thiếu thốn, nghèo nàn về bản sắc văn hóa, sự mất mát về cốt cách dân tộc nhiều khi còn đáng sợ hơn sự thiếu thốn, nghèo nàn về vật chất. Sự mất mát về bản sắc văn hóa dân tộc làm mất đi cốt cách dân tộc, có thể làm mất đi ý nghĩa tồn tại của một dân tộc. Như vậy, sự phát triển kinh tế có thể mang lại sự đầy đủ về vật chất và tiện nghi sinh hoạt nhưng không đồng nhất với sự phồn vinh, thịnh vượng nếu ở đó thiếu vắng những giá trị văn hóa dân tộc. Sự phát triển hài hòa giữa kinh tế và văn hóa, đặc biệt là giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc gắn với giữ gìn cốt cách dân tộc là một nguyên tắc luôn cần được tôn trọng trong quá trình phát triển kinh tế thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế.

Giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc là nói đến lòng tự hào, ý thức tự tôn dân tộc. Giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc không chỉ nhấn mạnh những nét đặc sắc của dân tộc mà còn là giữ gìn những giá trị thuộc về dân tộc đó. Đồng thời việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc chỉ có thể thực hiện được trên cơ sở ý thức tự giác của cả cộng đồng dân tộc. Đúng như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói, văn hóa phải "đi sâu vào tâm lý quốc dân" để từ đó "văn hóa soi đường cho quốc dân đi”.

Bạch Thị Thanh Nhàn K34: GDCD - GDQP

Ý thức tự tôn dân tộc được củng cố thông qua việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc không chỉ có ý nghĩa trong việc phát triển nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc mà cả đối với quá trình phát triển nói chung, phát triển kinh tế nói riêng. ý thức đó có thể trở thành sức mạnh giúp dân tộc vượt qua những khó khăn, thử thách trong quá trình phát triển. Hành động tự nguyện quyên góp tiền vàng cho Chính phủ thời kỳ khủng hoảng kinh tế hay tự hào sử dụng những sản phẩm sản xuất trong nước để phát triển kinh tế đất nước chính là minh chứng khẳng định giá trị của ý thức tự tôn dân tộc cho sự phát triển kinh tế bền vững của dân tộc.

Ý thức tự tôn dân tộc không chỉ để khẳng định mình với dân tộc khác mà còn giúp dân tộc đó có thái độ đúng mực với cái mới, cái hiện đại. Đó là sự không quá tự ti hay quá tự cao tự đại để khép kín, bảo thủ hay phủ định sạch trơn những giá trị truyền thống trước cái mới lạ, hấp dẫn xâm nhập từ bên ngoài cùng với quá trình hội nhập quốc tế. Giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc là để khẳng định sự độc lập tự chủ của dân tộc về mọi mặt, đồng thời cũng tạo niềm tin và là cơ sở vững chắc cho các quan hệ hợp tác quốc tế. Đó là nền tảng tinh thần cho dân tộc Việt Nam vững bước đi lên. Có học giả nước ngoài đã cho rằng: "có thể thăng, có thể trầm, nhưng với lòng tự tôn mạnh, Việt Nam sẽ không chịu thấp kém" so với các dân tộc khác.

1.3.2. Gìn giữ và phát huy giá trị bản sắc văn hoá dân tộc là một vấn đề có tính thời đại

Trong quá trình dựng nước và giữ nước, văn hoá Việt Nam như một thực thể đã hun đúc nên tâm hồn và khí phách, bản lĩnh con người Việt Nam, và có như vậy nền văn hoá giàu bản sắc của nước ta mới không bị mai một, đồng hoá.Trong thời gian nghìn năm Bắc thộc và hơn một trăm năm dưới ách đô hộ của thực dân pháp và đế quốc Mỹ bản sắc văn hoá dân tộc Việt Nam

Bạch Thị Thanh Nhàn K34: GDCD - GDQP

thực sự là vũ khí tinh thần sắc bén để giác ngộ, cổ vũ mọi tầng lớp nhân dân tập hợp dưới ngọn cờ đại nghĩa giành lại độc lập chủ quyền cho dân tộc.

Bản sắc văn hóa dân tộc được coi là tấm giấy thông hành để mỗi con người bước ra với cộng đồng nhân loại mà không bị trộn lẫn. Điều này càng có ý nghĩa quan trọng khi chúng ta xây dựng nền kinh tế thị trường, giao lưu và hội nhập với thế giới trong xu thế toàn cầu hóa. Trong thời đại ngày nay, xu thế toàn cầu hoá và hội nhập quốc tế diễn ra mạnh mẽ, trên quy mô lớn. Cùng với sự phát triển như vũ bão của cuộc cách mạng khoa học – công nghệ hiện đại và mạng thông tin toàn cầu, “ngôi nhà” thế giới dường như trở nên “nhỏ bé” hơn. “Toàn cầu hoá kinh tế tạo ra cơ hội phát triển nhưng cũng chứa đựng nhiều yếu tố bất bình đẳng, gây khó khăn, thách thức lớn cho quốc gia, nhất là các nước đang phát triển” [7, tr.73]. Sự ảnh hưởng của quá trình này không chỉ về phương diện kinh tế. Bất luận tham gia chủ động hay buộc phải cuốn theo một cách bị động vào quá trình toàn cầu hoá kinh tế thì văn hoá dân tộc đều phải tiếp xúc, giao thoa với các nền văn hoá khác trên thế giới, đều thôi thúc từng dân tộc suy nghĩ xem phải ứng xử với xu thế lịch sử này như thế nào.Và đi kèm với hồi chuông báo động về nguy cơ môi trường sinh thái bị phá vỡ trên quy mô toàn thế giới, là hồi chuông cảnh tỉnh về sự đánh mất bản sắc văn hoá dân tộc của nhiều quốc gia trong giao lưu quốc tế. Ngay từ những năm 1924 Nguyễn Ái Quốc đã nhận thấy “Tây Phương hoá ngày càng gia tăng và là một tất yếu của Phương Đông”. Bản sắc văn hoá dân tộc của các nước Phương Đông đang đứng trước những thách thức của dòng thác văn minh Phương Tây. Xu hướng nhất thể hoá, đánh mất sự đa dạng của bản sắc văn hoá dân tộc đang là nguy cơ của thời đại ngày nay. Nếu ta coi văn hoá như là thiên nhiên thứ hai thì bản sắc văn hoá dân tộc bị đánh mất (hay bị tiêu diệt) cũng tương tự như một giống, một loài động vật, thực vật của thiên

Bạch Thị Thanh Nhàn K34: GDCD - GDQP

nhiên bị mất đi sẽ dẫn đến sự phá vỡ cân bằng “sinh thái văn hoá” của nhân loại, làm mất đi sự phong phú đa dạng của văn hoá, văn minh thế giới, ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển chung của xã hội loài người.

Đã có một nghịch lý, trong khi nền văn minh vật chất phát triển đến cực điểm, ở Phương Tây có phong trào tìm Phương Đông, tìm thấy ở văn hoá Phương Đông những bản sắc, những giá trị mà họ ngưỡng mộ và thiếu hụt thì nhiều nước Phương Đông đang đứng trước nguy cơ tự đánh mất mình.

Gìn giữ và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc chính là nhu cầu của sự phát triển.

Thế giới ngày nay phát triển với tốc độ chưa từng thấy, sự phát triển đó đã phá vỡ nhiều quy luật và cơ cấu xã hội, xuất hiện (cùng với mất đi) những giá trị và nhu cầu mới, giao lưu thế giới tạo ra những xu hướng và kết quả khó lường: đó là những hiện tượng đan xen. Hội nhập quốc tế là một quá trình chứa đựng nhiều mâu thuẫn, vừa có mặt tích cực, vừa có mặt tiêu cực, vừa có hợp tác, vừa có đấu tranh. Nó tạo ra một môi trường thúc đẩy phát triển lực lượng sản xuất một cách mạnh mẽ trên phạm vi toàn cầu, đồng thời cũng phân chia thế giới thành hai cực giàu nghèo một cách khốc liệt tạo nên sự phụ thuộc khó tránh khỏi của các quốc gia kém phát triển vào các nước phát triển. Đó là nguyên nhân của sự bất bình đẳng giữa các quốc gia dân tộc có trình độ phát triển khác nhau. Sự bất bình đẳng này không chỉ biểu hiện trong lĩnh vực kinh tế mà cả trong lĩnh vực văn hóa, đe dọa bị đồng hóa, đánh mất bản sắc văn hóa của các dân tộc có trình độ phát triển thấp hơn. Ngoài ra, quá trình phát triển nền kinh tế thị trường cũng làm phát sinh một số hiện tượng tiêu cực, như hình thành lối sống hưởng thụ, suy tôn vật chất, chú trọng vật dụng hiện đại mà coi nhẹ những giá trị tinh thần thuộc về dân tộc; đề cao cái cá nhân mà suy giảm tính cộng đồng, mờ nhạt về ý thức tự tôn dân tộc, ... tất cả

Bạch Thị Thanh Nhàn K34: GDCD - GDQP

những điều đó đều làm suy yếu đi sức mạnh của dân tộc. Củng cố ý thức tự tôn dân tộc sẽ góp phần điều tiết, định hướng giá trị để hạn chế những mặt tiêu cực đó. Như vậy, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc trong quá trình phát triển kinh tế thời kỳ hội nhập quốc gia sẽ góp phần phát huy mặt tích cực và hạn chế mặt tiêu cực của nền kinh tế thị trường trong hoàn cảnh hội nhập quốc tế, bảo đảm cho sự phát triển của dân tộc giữ vững được độc lập, tự chủ

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Vấn đề gìn giữ và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc việt nam hiện nay (Trang 34 - 77)