Chủ nghĩa Mác – Lênin du nhập vào Việt Nam và Việt Nam

Một phần của tài liệu Vấn đề gìn giữ và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc việt nam hiện nay (Trang 31 - 34)

7. Kết cấu cuả khoá luận

1.2.5.Chủ nghĩa Mác – Lênin du nhập vào Việt Nam và Việt Nam

lựa chọn con đường phát tiển chủ nghĩa xã hội

Trước khi chủ nghĩa Mác-Lênin xuất hiện ở Việt Nam, trên mặt bằng lịch sử ngoài hệ tư tưởng vẫn tồn tại từ hàng nghìn năm trước là hệ tư tưởng phong kiến thì ở những năm đầu của thế kỷ XVIII sự tiếp xúc, giao lưu văn hoá giữa Việt Nam và phương Tây tạo ra sự chuyển mình của hệ tư tưởng Việt Nam, xuất hiện thêm hệ tư tưởng tư sản và tiểu tư sản. Tuy nhiên trong bối cảnh lịch sử mới (đất nước đang bị thực dân đô hộ) thì những hệ tư tưởng này vẫn chỉ là những hệ tư tưởng “bảo thủ”, không phù hợp và không thể giúp nhân dân ta giành lại được độc lập chủ quyền.

Với tấm lòng yêu nước, nhà cách mạng Nguyễn Ái Quốc đã tiếp thu chủ nghĩa Mác – Lênin rồi truyền bá vào Việt Nam, chủ nghĩa Mác - Lênin được coi là cơ sở lý luận của Đảng Cộng Sản Việt Nam, là vũ khí lý luận của giai cấp công nhân. Từ khi có chủ nghĩa Mác – Lênin soi sáng phong trào đấu tranh giành độc lập của dân tộc Việt Nam có sự phát triển mạnh mẽ. Đầu tiên, sau gần 100 năm bị đô hộ bởi thực dân Pháp và đế quốc Nhật Bản, năm 1945 dưới sự lãnh đạo của Hồ Chí Minh và đảng Cộng sản, Việt Nam đã giành được chính quyền từ tay đế quốc Nhật Bản và tuyên bố thành lập nước Việt Nam độc lập vào ngày 2 tháng 9 năm 1945. Trước sự quay trở lại xâm lược của đế quốc Pháp và bọn can thiệp Mỹ Đảng Cộng Sản Việt Nam đã lãnh đạo

Bạch Thị Thanh Nhàn K34: GDCD - GDQP

nhân dân làm nên chiến thắng Điện Biên Phủ (1954) và chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử (1975), đưa cả nước tiến lên chủ nghĩa xã hội.

Quán triệt và vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác – Lênin, Đảng ta rất chú trọng lãnh đạo các phương diện của văn hoá, đồng thời có một quan điểm đúng đắn về văn hoá và bản sắc văn hoá dân tộc. Quan điểm này là sự kết hợp nguyên tắc cách mạng với những truyền thống tốt đẹp của dân tộc.

Ngay từ những năm chư giành được chính quyền Đảng Cộng Sản Đông Dương (nay là Đảng Cộng Sản Việt Nam) đã chú trọng đến văn hóa. Năm 1943 “Đề cương văn hóa Việt Nam” của Đảng Cộng Sản được công bố, bản đề cương nhấn mạnh 3 nguyên tắc vận động của cuộc vận động văn hóa là “dân tộc hóa, đại chúng hóa và khóa học hóa”. Đó là định hướng quan trọng cho sự ra đời của nền văn hóa mới ở sau giai đoạn năm 1945.

Ngày 24.11.1946 Hội nghị văn hóa toàn quốc lần thứ nhất được triệu tập ở Hà Nội. Năm 1948, Hội nghị văn hóa toàn quốc lần thứ hai họp tại chiến khu Việt Bắc. Đồng chí Trường Chinh lúc ấy là tổng bí thư của Đảng đã trình bày bản báo cáo chủ nghĩa Mác và vấn đề văn hóa Việt Nam. Có thể nói đây là văn kiện đầu tiên mà Đảng ta đã vận dụng chủ nghĩa Mác – Lênin để giải quyết một số vấn đề văn hóa Việt Nam. Các Đại hội văn nghệ toàn quốc lần thứ hai (1957), lần thứ ba (1962), lần thứ tư (1968) do Đảng trực tiếp chỉ đạo đều đã đánh giá đúng đắn những thành tựu đã qua và đề ra phương hướng cho chặng đường tới.

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng Cộng Sản Việt Nam trên tinh thần nhìn thẳng vào sự thật và nói rõ sự thật đã khẳng định vị trí và vai trò của văn hóa văn nghệ. Nối tiếp tư tưởng này, nghị quyết V của Bộ chính trị đã khẳng định văn hóa là nhu cầu thiết yếu trong đời sống tinh thần của xã hội, thể hiện trình độ phát triển tư duy của một đất nước, một thời đại,

Bạch Thị Thanh Nhàn K34: GDCD - GDQP

là lĩnh vực sản xuất tinh thần tạo ra những giá trị văn hóa, những công trình nghệ thuật được lưu truyền từ đời này sang đời khác, làm giàu đẹp thêm cho cuộc sống con người. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII của Đảng trong “Cương lĩnh xây dựng đất nước thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội”, cùng với việc thông qua đường lối công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, Đảng ta đã khẳng định vai trò văn hoá là nền tảng tinh thần xã hội, là mục tiêu, động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Những luận điểm cơ bản về văn hoá lại được tiếp tục triển khai như nghị quyết V của Bộ chính trị ban chấp hành trung ương khoá VII. Triển khai nghị quyết này, hội nghị lần 4 của ban chấp hành trung ương khoá VII đã đề ra nghị quyết về công tác văn hoá văn nghệ. Nghị quyết đã khẳng định văn hoá là nền tảng tinh thẩn của xã hội, thể hiện tầm cao và chiều sâu về trình độ phát triển của một dân tộc, là sự kết tinh những giá trị tốt đẹp trong quan hệ giữa người với người, với xã hội và thiên nhiên. Văn hoá vừa là mục tiêu vừa là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội đất nước ta.

Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, khi một lần nữa khẳng định chủ trương phát triển văn hóa với tư cách nền tảng tinh thần của xã hội, Đảng đã nhấn mạnh “ tiếp tục phát triển sâu rộng và nâng cao chất lượng nền văn hoá tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc, gắn kết chặt chẽ và đồng bộ hơn với phát triển kinh tế - xã hội làm cho văn hoá thấm sâu vào mọi lĩnh vực của đời sống xã hội” [4, tr.100]. Cũng tại Đại hội này, nhận thức rõ tầm chiến lược của vấn đề này, Đảng ta đã khẳng định: phát triển văn hóa với tư cách nền tảng tinh thần xã hội, trước hết chúng ta cần phải “xây dựng và hoàn thiện giá trị, nhân cách con người Việt Nam, bảo vệ và phát huy giá tri bản sắc văn hoá dân tộc trong thời kì công nghiệp hoá, hiện đại hoá, hội nhập kinh tế quốc tế”, “bồi dưỡng các giá trị văn hoá cho nhân dân, nhất là thanh niên, học sinh, sinh

Bạch Thị Thanh Nhàn K34: GDCD - GDQP

viên; xây dựng và phát triển lý tưởng sống, năng lực trí tuệ, đạo đức và bản lĩnh văn hoá con người Việt Nam” [7, tr.106].

Như vậy từ “Đề cương văn hoá Việt Nam” năm 1943 đến các nghị quyết của Đảng, đặc biệt nghị quyết trung ương khoá VIII đến các Đại hội IX, Đại hội X quan điểm của Đảng về văn hoá ngày càng tiếp cận tính chất khoa học của đối tượng. Đồng thời sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng là rất sâu sát và kịp thời, góp phần gìn giữ và phát huy bản sắc văn hoá

Một phần của tài liệu Vấn đề gìn giữ và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc việt nam hiện nay (Trang 31 - 34)