Luận văn sử dụng phƣơng pháp này chủ yếu trong chƣơng 3 và 4 để phân tích thực trạng, tình hình lao động, việc làm cho lao động ở nông thôn của tỉnh Nghệ An, chủ yếu ở chƣơng 3, cụ thể:
- Phân tích tốc độ tăng dân số, lao động, lao động bình quân qua các năm.
Tốc độ tăng dân số và lao động, lao động bình quân qua các năm đƣợc tính bằng số bình quân nhân của các tốc độ phát triển liên hoàn về dân số và lao động trung bình qua các năm. Dân số và lao động trung bình của mỗi năm đƣợc tính bằng cách lấy tổng dân số của các tháng chia cho 12 tháng hoặc lấy số liệu dân số và lao động có mặt tại thời điểm điều tra nhất định. Trong luận văn sử dụng số liệu dân số và lao động có mặt tại thời điểm điều tra. Phân tích nội dung này nhằm xem xét xu hƣớng biến động của dân số và lao động, lao động nông thôn qua các năm, nhìn rõ đƣợc áp lực dân số, lao động, lao động
nông thôn qua các năm, từ đó tìm ra các giải pháp phù hợp giải quyết việc làm cho lao động nông thôn tỉnh Nghệ An .
- Phân tích cơ cấu theo lứa tuổi lao động.
Lứa tuổi có vai trò rất lớn trong việc làm và thu nhập của hộ gia đình. Việc phân tích này đƣợc cụ thể qua các móc trong độ tuổi lao động đƣợc Luật Lao động, nhằm tìm ra kinh nghiệm trong tìm ra các giải pháp giải quyết việc làm cho phù hợp.
- Phân tích cơ cấu lao động theo trình độ văn hoá và trình độ chuyên môn.
Trình độ văn hoá của ngƣời lao động đƣợc đánh giá theo cấp học họ đã tốt nghiệp hoặc đánh giá theo số năm đi học. Trình độ chuyên môn đƣợc đánh giá theo chứng chỉ, văn bằng đào tạp nghề đƣợc cấp. Việc đánh giá đúng trình độ văn hoá và chuyên môn của ngƣời lao động sẽ có các cách thức đào tạo nguồn lao động nông thôn phù hợp, là điều kiện quan trọng nhằm phát triển kinh tế và xã hội nông thôn.
- Phân tích cơ cấu lao động phân theo ngành nghề.
Đối với lao động nông thôn, việc phân lao động theo ngành nghề hết sức phức tạp. Từ những hộ phi nông nghiệp chiếm tỉ lệ rất ít trong nông thôn, còn lại, lao động trong hộ nông dân thƣờng làm nhiều hoạt động khác nhau năm. Theo mục đích nghiên cứu của đề tài, Phân tích nội dung này sử dụng để xác định lao động thuộc ngành nghề nào là do thời gian mà ngƣời lao động đó hoạt động. Nhƣ vậy, ngƣời lao động dùng nhiều thời gian của mình hoạt động nhiều nhất vào ngành nào thì sẽ đƣợc xếp là lao động của ngành đó. Việc phân tích cơ câu lao động theo ngành nghề sẽ đánh giá đƣợc trình độ phân công lao động trong nông thôn. Trên cơ sở đó đƣa ra những giải pháp thúc đẩy phân công lao động trong nông thôn.
- Phân tích tình hình giải quyết việc làm cho lao động nông thôn, nguyên nhân của tình hình giải quyết việc làm cho lao động nông thôn ở Nghệ
An và bối cảnh kinh tế mới ảnh hƣởng tới việc tăng cƣờng giải quyết việc làm cho lao động nông thôn ở Nghệ An.
- Phân tích những giải pháp nhằm tăng cƣờng giải quyết việc làm cho
lao động nông thôn ở Nghệ An.
Đề tài sữ dụng phƣơng pháp tổng hợp trong các chƣơng 1, 3 của luận văn. Tại chƣơng 1, tác giả sử dụng phƣơng pháp này để tổng hợp các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài, các cơ sở lý luận và tình hình giải quyết việc làm của các địa phƣơng, từ đó khái quát việc nghiên cứu và đƣa ra nhũng vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu tại địa bàn.
Tại chƣơng 3, tác giả dùng phƣơng pháp này để tổng hợp và khái quát tình hình, thực trạng của vấn đề nghiên cứu, từ đó đƣa ra những ƣu điểm, hạn chế cũng nhƣ các vấn đề đặt ra trong giải quyết việc làm cho lao động ở nông thôn tỉnh Nghệ An.
CHƢƠNG 3
THỰC TRẠNG GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN Ở TỈNH NGHỆ AN GIAI ĐOẠN 2011-2014
3.1. Thuận lợi và khó khăn trong giải quyết việc làm cho lao động nông thôn ở tỉnh Nghệ An
3.1.1. Thuận lợi
Thứ nhất, Nghệ An có nhiều cơ hội việc làm cho ngƣời lao động nông
thôn, có vị trí địa lý thuận lợi. Nghệ An đƣợc đánh giá là một bản lề không gian đất nƣớc cũng nhƣ trong thời gian của lịch sử dân tộc, là nơi giao thoa của các điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội giữa miền Bắc và miền Nam, chính vì vậy rất dễ hội nhập hội tụ những tiến bộ khoa học kỹ thuật của hai miền, là nơi trung chuyển lƣu thông hàng hoá từ Nam ra Bắc, từ Bắc vào Nam trên con đƣờng quốc lộ 1A và đƣờng sắt thống nhất là điều kiện thuận lợi phát triển kinh tế dịch vụ, theo đó sẽ tạo nhiều việc làm cho ngƣời lao động.
Nằm ở vị trí trung độ của đất nƣớc, Nghệ An có khí hậu nhiệt đới gió mùa, chịu ảnh hƣởng của khí hậu chuyển tiếp giữa miền Bắc và miền Nam, với đặc trƣng của khí hậu nhiệt đới điển hình ở phía Nam và có mùa Đông tƣơng đối lạnh ở miền Bắc. Nhiệt độ và tổng tích ôn cả năm khá cao, phù hợp và thuận lợi cho phát triển các cây công nghiệp, cây dài ngày, cây nhiệt đới, tạo điều kiện cho lao động ở nông thôn có việc làm thƣờng xuyên.
Thứ hai, lực lƣợng lao động của tỉnh Nghệ An khá trẻ. Số lao động có
độ tuổi từ 15 đến 24 bổ sung vào lực lƣợng lao động của tỉnh hàng năm là 22% với trình độ học vấn khá. Đây là đội ngũ lao động, sáng tạo, có khả năng tiếp nhận chuyển giao khoa học công nghệ, thúc đẩy kinh tế ở khu vực nông thôn phát triển, dễ tiếp cận với việc làm và yêu cầu trong điều kiện mới, khả năng tự giải quyết việc làm cao.
Thứ ba, Nghệ An có tài nguyên thiên nhiên phong phú, đa dạng với những đặc điểm của nhiều vùng rừng, trung du và đồng bằng ven biển rất thuận tiện cho việc phát triển kinh tế nhiều ngành nghề với nhiều loại sản phẩm đặc sản của từng vùng, tài nguyên tiềm năng. Đây là điều kiện thuận lợi để Nghệ An đẩy mạnh phát triển kinh tế nông nghiệp hàng hoá, tạo mở nhiều loại hình việc làm thu hút lực lƣợng lao động của tỉnh, nhất là lực lƣợng lao động ở nông thôn.
Diện tích tự nhiên tỉnh Nghệ An hơn 16.487,29 km2, với 2 hệ đất chính là hệ phù sa (ở đồng bằng) và hệ feralit (ở vùng đồi núi) với 15 loại và các nhóm chính, gồm: nhóm đất cát, đất phù sa và đất đỏ vàng. Đất gò đồi chiếm khoảng 540.000 ha, thuận lợi để phát triển các loại cây công nghiệp, lâm nghiệp và chăn nuôi. Vùng đất cát ven biển có diện tích lớn thuận lợi cho nuôi trồng thủy sản, trồng rừng và xây dựng các khu công nghiệp, khu kinh tế và khu du lịch, nghỉ dƣỡng. Đất chƣa sử dụng còn lớn, trƣớc hết là đất bằng và mặt nƣớc ven biển, chiếm 4,6% đất tự nhiên. Đất trống đồi núi trọc còn nhiều cần đƣợc trồng rừng và sử dụng cho lâm nghiệp, tạo điều kiện cho lao động ở vùng núi và biển.
Với nguồn nƣớc mặt khá phong phú nhờ hệ thống sông suối, hồ đập khá dày đặc, dải ven biển còn có trên 2.500 ha mặt nƣớc ngọt, mặn, lợ có khả năng phát triển nuôi trồng thuỷ sản với quy mô lớn, tạo điều kiện cho lao động mở mang sản xuất, tạo công ăn việc làm.
Nghệ An có nhiều loại khoáng sản, nhƣ: vàng, sắt, titan, pyrit, chì, kẽm... và một số khoáng sản phi kim loại nhƣ cao lanh, cát thạch anh, đá vôi, đá mable, đá granit... Trong đó, đá vôi và cao lanh có trữ lƣợng lớn, đủ điều kiện để phát triển công nghiệp xi măng và vật liệu xây dựng với quy mô lớn. Có nhiều dấu hiệu cho thấy trữ lƣợng vàng tại Nghệ An cũng có khả năng để phát triển công nghiệp khai thác và chế tác vàng, từ lợi thế này sẽ thu hút
nhiều lao động trên địa bàn tham gia vào các công ty, xí nghiệp sản xuất trong lĩnh vực này.
Thứ tư, kinh tế- xã hội Nghệ An phát triển tƣơng đối đồng đều với mức
tăng trƣởng khá, tạo ra sự ổn định về việc làm cho ngƣời lao động. Đặc biệt trong thời kỳ này. Nghệ An đang tạo mọi điều kiện thuận lợi kêu gọi và thu hút đầu tƣ phát triển kinh tế - xã hội “tạo bƣớc phát triển đột phá về công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp”, điều đó đƣa lại khả năng tạo cơ hội việc làm to lớn cho ngƣời lao động nói chung và ngƣời lao động ở nông thôn nói riêng.
Các ngành kinh tế của tỉnh bƣớc đầu có bƣớc tăng trƣởng khá. Giá trị sản xuất trong các ngành công nghiệp khai thác và công nghiệp chế biến tăng nhanh, mở ra hƣớng phát triển có thể khai thác đƣợc tiềm năng về tài nguyên thiên nhiên cũng nhƣ thu hút nhiều lao động trong tỉnh.
Lĩnh vực thƣơng mại, du lịch, dịch vụ cũng đƣợc mở rộng và đạt tốc độ tăng trƣởng khá. Hoạt động dịch vụ ngày càng giữ vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế, đóng góp ngày càng lớn vào tăng trƣởng GDP của tỉnh.
3.1.2. Khó khăn
Nghệ An có địa hình phức tạp, bị chia cắt nhiều, độ dốc lớn từ Tây sang Đông, đồi núi trọc, gió lào thổi kết hợp với lƣợng mƣa phân bố không đều. Đặc điểm này đã không chỉ làm cho đất canh tác bị xói mòn, rửa trôi ảnh hƣởng đến năng suất cây trồng, vật nuôi, mà còn gây khó khăn cho ngành công nghiệp, xây dựng, dịch vụ và kết cấu hạ tầng. Bởi lẽ, trong điều kiện bất lợi, các doanh nghiệp sẽ hạn chế đầu tƣ mở rộng sản xuất kinh doanh, do vậy ngƣời lao động sẽ bị giảm cơ hội việc làm.
Nguồn tài nguyên của tỉnh tuy phong phú nhƣng vẫn ở dạng tiềm năng, nếu khai thác đƣợc và có hiệu quả thì đây là điều kiện thuận lợi cho ngƣời lao động có việc làm, tuy nhiên, muốn khai thác đƣợc phải có sự đầu tƣ lớn cả về vốn và khoa học công nghệ, trong khi đó nguồn vốn của tỉnh còn
hạn hẹp, trình độ khoa học công nghệ chƣa phát triển, việc thu hút đầu tƣ còn nhiều khó khăn, do đó, đã gây khó khăn trong giải quyết việc làm cho lao động.
Trong những năm qua, kinh tế Nghệ An có tốc độ tăng trƣởng khá nhƣng qui mô kinh tế nhỏ, chất lƣợng tăng trƣởng còn thấp, cơ cấu kinh tế chƣa hợp lý. Tỉ trọng nông nghiệp trong cơ cấu kinh tế còn cao, do đó vấn đề thiếu việc làm của ngƣời lao động còn nhiều. Hiện nay Nghệ An đang thu hút đầu tƣ phát triển kinh tế - xã hội, tạo việc làm cho ngƣời lao động, tuy nhiên kết quả còn hạn chế, số doanh nghiệp lớn và sự đầu tƣ ở tỉnh Nghệ An còn ít, một số Khu kinh tế trong tỉnh hoạt động chƣa hiệu quả nên không tạo đƣợc việc làm cho lao động.
Ngƣời dân Nghệ An có truyền thống yêu nƣớc, cần cù, thông minh, hiếu học, rất đoàn kết đùm bọc nhau trong cuộc sống. Đây là một thế mạnh để phát triển. Tuy nhiên ngƣời dân Nghệ An còn nặng quan niệm “làm thầy hơn làm thợ”, “chịu khổ hơn chịu khó” dễ thoả mãn, tƣ duy kinh tế nhất là sự thích ứng với kinh tế hàng hoá, với cơ chế thị trƣờng chƣa cao. Đối tƣợng này phần lớn tập trung ở nông thôn, chính vì vậy họ thƣờng cam chịu với hoàn cảnh kinh tế của mình, thụ động trong tìm kiếm việc làm. Một bộ phận dân cƣ khác còn nặng tƣ tƣởng phải đƣợc làm việc trong biên chế nhà nƣớc nên chƣa mạnh dạn tiếp cận những cơ hội việc làm trong các lĩnh vực khác...
Tất cả những yếu tố trên đã tác động lớn đến quá trình phát triển kinh tế - xã hội cũng nhƣ giải quyết việc làm cho ngƣời lao động cả về đào tạo nghề, tạo mở việc làm và nâng cao chất lƣợng việc làm cho ngƣời lao động nhất là ngƣời lao động ở vùng sâu, vùng xa, vùng nông thôn.
3.2. Các hoạt động giải quyết việc làm cho lao động nông thôn ở tỉnh Nghệ An giai đoạn 2011 - 1014
3.2.1. Tổng quan về lao động và việc làm ở nông thôn tỉnh Nghệ An hiện nay
3.2.1.1. Qui mô và cơ cấu khu vực nông thôn lao động - Quy mô
Lực lƣợng lao động Nghệ An nói chung tăng đều từ năm 2011 đến năm 2014, trong đó lực lƣợng lao động ở nông thôn tăng nhanh hơn thành thị. Trong thời gian này, bình quân lực lƣợng lao động ở nông thôn Nghệ An tăng mỗi năm từ 1 đến 2 vạn ngƣời ( bảng 3.1). Điều đó cho thấy sự phong phú dồi dào về nguồn nhân lực ở nông thôn Nghệ An.
Bảng 3.1: Lao động nông thôn ở tỉnh Nghệ An 2011-2014
Đơn vị tính: người
Năm
Chỉ tiêu 2011 2012 2013 2014
Dân số trung bình (ngƣời) 2.941.800 2.958.600 2.978.700 3.022.300
Lao động (ngƣời) 1.757.300 1.826.600 1.920.200 1.944.000
Tỷ lệ lao động /tổng DS (%) 59,74 61,74 64,46 64,32
Lao động nông thôn 1.446.257 1.567.222 1.634.090 1.654.344
Tỷ lệ lao động nông thôn /tổng số
LLLĐ (%) 82,3 85,8 85,1 85,1
Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Nghệ An các năm từ 2011-2014
Số liệu bảng 3.1 cho thấy, sau 4 năm, lao động nông thôn ở tỉnh Nghệ An vừa tăng về sô lƣợng, vừa tăng về tỷ trọng. Xét về góc độ xã hội thì rõ ràng việc làm của lực lƣợng lao động nông thôn ở đây đã tăng lên theo thời gian. Song nếu xét theo góc độ phát triển thì xu hƣớng thay đổi đó là chƣa tốt, vì lao động nông thôn tăng đồng nghĩa với lao động thành thị giảm, trong khi năng suất của lao động thành thị trƣờng cao hơn lao động nông thôn.
- Cơ cấu lao động nông thôn
+ Theo độ tuổi: Lực lƣợng lao động ở Nghệ An nói chung và lực lƣợng
lao động ở nông thôn Nghệ An nói riêng phần lớn là lao động trẻ. Năm 2014, số lao động có độ tuổi từ 15 đến 24 bổ sung vào lực lƣợng lao động chung là 23,2%, số lao động có độ tuổi từ 25 đến 34 chiếm đến 28,3%. Đây là thế mạnh của lực lƣợng lao động nông thôn Nghệ An. Vì lực lƣợng lao động trong độ tuổi này có ƣu thế về sức khoẻ, về trình độ, văn hoá, dễ dàng nắm bắt kiến thức và tiếp nhận chuyển giao khoa học công nghệ trong sản xuất kinh doanh, phát triển kinh tế ở khu vực nông thôn.
Bảng 3.2: Cơ cấu lao động nông thôn phân theo nhóm tuổi năm 2014 Tuổi Tổng số ngƣời 15 - 24 25 - 34 35 - 44 45 - 54 55 - 59 Trên 60 1.944.000 451.800 550.152 432.792 338.256 128.304 52.488 Tỷ lệ (%) 23,2 28,3 21,8 17,4 6,6 2,7
Nguồn: Niên giám thống kê và Báo cáo của Sở LĐTB-XH Nghệ An năm 2014
Số lao động nông thôn ở độ tuổi trung niên (từ 35 đến 44 tuổi) chiếm tỉ lệ khá cao với 21,8%. Đây phần lớn là những lao động chính, trụ cột của gia đình có nghề nghiệp, và cuộc sống ổn định. Số lao động trong độ tuổi này chiếm tỉ trọng lớn là một thuận lợi cho công tác giải quyết việc làm. Tuy nhiên nếu số lao động này nằm trong vùng qui hoạch lại, tái định cƣ, phải chuyển đổi việc làm thì họ sẽ gặp khó khăn trong thích ứng với công việc và ngành nghề mới, ảnh hƣởng tới năng suất lao động và cuộc sống của gia đình họ( Bảng 3.2).
Trong những năm qua, nhờ những thành tựu to lớn của ngành giáo dục Nghệ An, trình độ học vấn của ngƣời lao động ở Nghệ An từng bƣớc đƣợc nâng lên. Số lao động có trình độ học vấn thấp ngày càng giảm và số lao động có trình độ học vấn cao ngày càng tăng lên cả về số lƣợng và tỉ lệ (Bảng 3.3).
Bảng 3.3: Cơ cấu lao động nông thôn chia theo trình độ học vấn