Ảnh hưởng của nhiệt độ và hạn hán đến sản xuất lúa ĐBSH

Một phần của tài liệu đánh giá tác động của biến đổi khí hậu đến sản xuất lúa và bước đầu đề xuất các giải pháp thích ứng cho đồng bằng sông hồng (Trang 50 - 52)

Nhiệt độ làm lúc sinh trưởng nhanh hay chậm, phát dục tốt hay xấu. Lúa sinh trưởng thuận lợi ở nhiệt độ 25 – 30oC. Nếu nhiệt độ thấp hơn 17oC sinh trưởng của lúa chậm lại, nếu thấp hơn 13oC thì lúa ngừng sinh trưởng, nếu nhiệt

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 40 độ thấp kéo dài nhiều ngày lúa có thể chết. Nhiệt độ ≥ 40oC cây lúa sinh trưởng nhanh nhưng tình trạng sinh trưởng xấu, nếu kèm theo gió Lào, độ ẩm không khí thấp thì có thể chết.

Nhiệt độ tăng trong mùa hè và chênh lệch về nền nhiệt lớn trong mùa

đông đã làm cho cây lúa phát triển nhanh hơn và có nguy cơ làm giảm sản lượng, do cây trồng tăng trưởng nhanh sẽ làm giảm thời gian hạt lúa phát triển và trưởng thành làm giảm sản lượng. ĐBSH có khí hậu nhiệt đới và cận nhiệt đới gió mùa nên có nhiều diễn biến khác thường vềđiều kiện khí hậu như có năm nắng nóng kéo dài nhiệt độ lên đến 38oC. Trong khi đó nhiệt độ mùa đông có năm xuống dưới 50C và rét hại kéo dài đến 38 ngày (2008). Nắng nóng mùa hè vào tháng tư đã gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến cây lúa trong giai đoạn làm đòng, chín, nhiệt

độ lạnh vào mùa đông đã gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản xuất lúa trong thời kỳ gieo mạ.

Tăng nhiệt độ và nhiều ngày nắng nóng, ít mưa trong khi điều kiện thủy lợi không tốt đã làm gia tăng nguy cơ hạn hán. Theo số liệu thống kê năm 2005, lượng dòng chảy trên sông Hồng thiếu hụt so với mức trung bình trong nhiều năm 30 - 40% vào những tháng đầu mùa khô. Năm 2008, do hạn hán vụ đông xuân diễn ra nghiêm trọng, nên tỷ lệ lúa xuân tại đồng bằng sông Hồng chỉ thực hiện được 85% diện tích kế hoạch. Dự báo nhu cầu nước cho canh tác vụ lúa xuân gặp rất nhiều khó khăn do nhu cầu nước lớn tương đương 2,5 đến 2,7 tỷ m3 trong khi đó nguồn cung nước rất thấp.

Năm 2012 là năm được đánh giá có mức độ hạn hán cao và kéo dài vụ ở

vụđông xuân. Theo kết quả thống kê của chương trình theo dõi sản xuất lúa toàn quốc năm 2012 thì cả vùng ĐBSH là 13,75 ngàn ha trong đó diện tích lúa bị hạn vào tháng 3 là 12,85 ngàn ha, chiếm 93,44% diện tích hạn của cả vùng. Các tỉnh có diện tích theo chỉ số hạn hán cao gồm có Thái Bình (3,59 ngàn ha), Nam Định (2,38 ngàn ha), Hải Dương (1,8 ngàn ha).

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 41

Bảng 3.7. Diện tích lúa có chỉ số hạn hán cao vùng ĐBSH năm 2012 ( ha)

TT Tỉnh Tháng 3 Tháng 4 Thàng 5 Cả năm 1 Hà Nội 387 140 107 634 2 Vĩnh Phúc 183 102 91 376 3 Bắc Ninh 499 32 531 4 Hải Dương 1.830 16 21 1.867 5 Hải Phòng 301 5 38 344 6 Hưng Yên 1.605 5 5 1.615 7 Thái Bình 3.596 3.596 8 Hà Nam 161 5 166 9 Nam Định 2.367 16 2.383 10 Ninh Bình 1.176 16 1.192 Toàn vùng 12.850 397 504 13.751

(Nguồn: Chương trình theo dõi sản xuất lúa toàn quốc, 2012)

Một phần của tài liệu đánh giá tác động của biến đổi khí hậu đến sản xuất lúa và bước đầu đề xuất các giải pháp thích ứng cho đồng bằng sông hồng (Trang 50 - 52)