Chỉ số tổn thương của BĐKH đối với sản xuất nông nghiệp và các cây

Một phần của tài liệu đánh giá tác động của biến đổi khí hậu đến sản xuất lúa và bước đầu đề xuất các giải pháp thích ứng cho đồng bằng sông hồng (Trang 34 - 36)

trng ch lc vùng ĐBSH

Chỉ số tổn thương trong sản xuất nông nghiệp được tính toán dựa trên các chỉ số hóa của các nhóm yếu tốảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp chung bao gồm toàn bộ các số liệu liên quan như số liệu chạy từ mô hình (nhiệt độ, biên độ

nhiệt, lượng mưa, năng suất tiềm năng); số liệu tính toán về diện tích ngập theo kịch bản nước biển dâng 0,69 m và 1 m; số liệu thống kê về diện tích, sản lượng, năng suất các loại cây trồng; các số liệu thống kê về hiện trạng sử dụng đất, dân số, lao động,... Chỉ số tổn thương trong sản xuất các cây trồng chính cũng được tính toán tương tự như chỉ số tổn thương trong sản xuất nông nghiệp, tuy nhiên các số liệu về năng suất, sản lượng, diện tích, năng suất tiềm năng được chọn lọc từ bốn loại cây trồng chủ lực (lúa, ngô, đậu tương, mía).

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 24

Kết quả tính toán cho thấy, chỉ số tổn thương trong sản xuất nông nghiệp vùng ĐBSH đều ở mức cao, dao động từ 0,75 đến 1,0. Mức độ tổn thương trong sản xuất nông nghiệp tại Hà Nội, Nam Định, Ninh Bình rất cao (1,0), tiếp đến là tỉnh Quảng Ninh, Thái Bình, Hải Dương, Hải Phòng, Hưng Yên có chỉ số tổn thương dao động từ 0,83–0,98. Các tỉnh còn lại có chỉ số tổn thương trong sản xuất nông nghiệp thấp hơn nhưng vẫn nằm ở mức tổn thương cao như Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Hà Nam (0,75-0,79). Theo định mức phân loại tổn thương chung thì sản xuất nông nghiệp ở vùng ĐBSH ở mức tổn thương từ cao đến rất cao.

Đối với sản xuất các cây trồng chính, kết quả tính toán cũng chỉ ra rằng, chỉ số tổn thương trong sản xuất cây trồng chính vùng ĐBSH dao động từ 0,56

đến 1,0. Mức độ tổn thương trong sản xuất cây trồng chính tại Hà Nội, Ninh Bình, Nam Định đạt mức cao nhất (xấp xỉ 1,0), tiếp đến là tỉnh Quảng Ninh, Thái Bình, Hải Phòng, Hải Dương có chỉ số tổn thương dao động 0,72 – 0,84. Chỉ số

tổn thương của các tỉnh còn lại dao động 0,56 – 0,65. Theo định mức phân loại tổn thương chung thì mức độ tổn thương trong sản xuất cây trồng chính vùng

ĐBSH được đánh giá ở mức tổn thương đến đến tổn thương rất cao.

Hình 1.5. Mức độ dễ bị tổn thương trong sản xuất nông nghiệp và các cây trồng chính vùng ĐBSH

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 25

Một phần của tài liệu đánh giá tác động của biến đổi khí hậu đến sản xuất lúa và bước đầu đề xuất các giải pháp thích ứng cho đồng bằng sông hồng (Trang 34 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)