a. Đặc điểm ngoại hình:
Quan sát đặc điểm ngoại hình (màu lông, màu mỏ, màu chân…) bằng mắt
thường, kết hợp sử dụng máy ảnh để chụp hình ảnh lúc vịt 1 ngày tuổi, 8 tuần tuổi và trưởng thành.
b. Chỉ tiêu kích thước các chiều đo:
Kích thước các chiều đo trên cơ thểđược xác định lúc vịt 8 tuần tuổi, bao
gồm: dài thân, vòng ngực, dài lườn, cao chân, dài cổ, dài lông cánh.
+ Chiều dài thân (cm): Đo bằng thước dây, từđốt xương cổ cuối cùng đến đốt xương đuôi đầu tiên.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 38 + Vòng ngực (cm): Đo bằng thước dây vòng quanh ngực, sát gốc phía dưới cánh.
+ Chiều dài lườn (cm): Đo bằng thước dây, từ mép trước của lườn, dọc theo đường thẳng tới cuối hốc ngực phía trước (từđầu mỏm trước đến điểm cuối cùng của xương lưỡi hái).
+ Cao chân (cm): Đo bằng thước, từ khớp khuỷu chân đến đệm bàn chân.
+ Dài lông cánh (cm): Đo bằng thước, đo lông cánh thứ tư của hàng lông
thứ nhất.
Mỗi kích thước đo ngẫu nhiên 15 con. Xác định chỉ tiêu này trên cả hai
giới tính (đực và mái) theo tỷ lệ 1:1.
c. Tỷ lệ nuôi sống của vịt ở các tuần tuổi:
Số con còn sống cuối tuần
Tỷ lệ nuôi sống (%) = x 100
Số con sống lúc đầu tuần
d. Khối lượng cơ thể vịt lai qua các tuần tuổi:
Vịt được cân hàng tuần vào buổi sang một ngày cốđịnh trước khi cho ăn.
Sử dụng cân điện tử có độ chính xác ±0,5g.
đ. Một số chỉ tiêu sinh sản: + Tuổi đẻ:
Tuổi đẻ (tuổi thành thục sinh dục) của đàn là khoảng thời gian tính từ khi nở ra cho đến khi tỷ lệđẻ của đàn đạt 5%. Tuổi trưởng thành đượcc tính đến khi khối lượng vịt đạt cao nhất và ổn định.
+ Năng suất trứng và tỷ lệđẻ:
Hàng ngày xác định số mái có mặt và số trứng đẻ ra, năng suất trứng và tỷ
lệđẻđược tính theo công thức:
Tỷ lệđẻ (%) =
Tổng số trứng đẻ ra trong tuần (quả)
x 100
Tổng số mái có mặt trong tuần (con)
Năng suất trứng (quả/mái) =
Số trứng đẻ ra trong kỳ (quả)
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 39 + Khối lượng vào đẻ:
Được cân khi tỷ lệđẻ của cảđàn đạt 5%.
e. Một số chỉ tiêu chất lượng trứng:
Xác định chất lượng trứng bằng cách khảo sát: cân, đo và tính toán. Các chỉ tiêu về chất lượng trứng được xác định trên máy phân tích trứng của Nhật Bản với các chỉ tiêu sau đây:
+ Khối lượng trứng: được cân bằng cân điện tử có độ chính xác ± 0,01g. + Đường kính lớn (D): được đo bằng thước kẹp có độ chính xác ± 0,1 mm. + Đường kính nhỏ (d): được đo bằng thước kẹp có độ chính xác ± 0,1 mm. + Chỉ số hình thái: Chỉ số hình thái = D d Trong đó: D là đường kính lớn (mm) d là đường kính nhỏ (mm)
+ Độ dày vỏ trứng (mm): được đo bằng thước kẹp (pan me) có độ chính
xác ± 0,1 mm. + Tỷ lệ lòng đỏ (%): Tỷ lệ lòng đỏ (%) = Khối lượng lòng đỏ (g) x 100 Khối lượng trứng (g) + Tỷ lệ vỏ (%): Tỷ lệ vỏ (%) = Khối lượng vỏ (g) x 100 Khối lượng trứng (g)
+ Khối lượng lòng trắng (g) = khối lượng trứng (g) - khối lượng lòng đỏ
(g) - khối lượng vỏ (g). + Tỷ lệ lòng trắng:
Tỷ lệ lòng trắng (%) = Khối lượng lòng trắng (g) x 100
Khối lượng trứng (g)
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 40 + Chỉ số lòng trắng (IE): là chỉ tiêu đánh giá chất lượng lòng trắng, chỉ số này được tính bằng tỉ lệ giữa chiều cao lòng trắng đặc so với trung bình cộng đường kính lớn và đường kính nhỏ của lòng trắng đặc.
+ Đơn vị Haugh (HU): được đo bằng đồng hồđo đơn vị Haugh.
+ Màu lòng đỏ: Được đo bằng quạt màu Roche, thang màu 14.
g. Tỷ lệ chết và loại thải:
Số vịt chết và loại thải (con)
Tỷ lệ chết và loại thải (%) = x 100 Số vịt đầu kỳ (con)
h. Tiêu tốn thức ăn/10 quả trứng:
Lượng thức ăn thu nhận trong tuần (kg)
TTTA/10 quả trứng (kg) = x 100
Số quả trứng trong tuần (quả)