Tình hình nghiên cứu ngoài nước

Một phần của tài liệu nghiên cứu khả năng sản xuất của con lai giữa vịt trống tsn và vịt mái cỏ nuôi tại trung tâm nghiên cứu vịt đại xuyên (Trang 40)

Cùng với những tiến bộ nhanh chóng về di truyền - giống, ngành chăn nuôi

gia cầm đã có nhiều bước tiến vượt bậc và đạt được những thành tựu lớn trong quá trình nghiên cứu chọn lọc tạo dòng, giống mới. Các nhà nghiên cứu di truyền - giống đã tập trung chọn lọc, thúc đẩy nhanh các tiến bộ di truyền qua từng thế hệ, từ đó tạo ra được ưu thế lai ở các tính trạng số lượng. Theo kết quả điều tra của ngành chăn nuôi gia cầm thì trong 70 năm qua đã đạt được những tiến bộ về giống đáng kể như thời gian nuôi thịt giảm dần từ 136 ngày xuống còn 70 ngày, khối lượng xuất chuồng tăng từ 1,5 kg/con lên 3,7 kg/con, tiêu tốn thức ăn giảm từ 4,7 kg xuống còn 2,1 kg thức ăn/kg tăng trọng, tỷ lệ nuôi sống tăng từ 82% lên 98%... Cùng với việc phát triển của di truyền-giống thì chế dộ dinh dưỡng thức ăn, quy

trình chăm sóc nuôi dưỡng, vệ sinh thú y cũng đã phát triển và hoàn thiện. Do vậy

mà sản phẩm của ngành chăn nuôi trên thế giới không ngừng được tăng lên cả về số lượng lẫn chất lượng. Năm 2003, tổng đàn gà trên thế giới là 45.986 triệu con, sản lượng thịt đạt 65,016 triệu tấn, sản lượng trứng đạt 55,827 triệu tấn. Cùng năm

2003, khu vực ASEAN sản xuất thịt gia cầm đạt 4,32 triệu tấn chiếm 21% so với

Châu Á và 6,6 % so với toàn thế giới, sản lượng trứng đạt 2,65 triệu tấn chiếm 8%

so với Châu Á và 4,8% so với toàn thế giới. Vịt có 150 triệu con trong đó hơn 100

triệu con ở Châu Á. Từ những năm 1920, vịt Khaki Campbell và vịt chạy nhanh

Ấn Độ là những giống vịt cao sản cho năng suất trứng cao nhất, đạt bình quân 232 quả/mái/năm. Các giống vịt cho năng suất thịt cao như vịt Anh Đào của Hungari, vịt Anh Đào của Tiệp. Nhờ sự phát triển vượt bậc của khoa học và công nghệ, nước Anh đã đi đầu trong công tác giống vịt chuyên thịt. Các giống vịt chuyên thịt

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 33 của Pháp cũng có những lợi thế riêng biệt nhằm cho các hướng sử dụng khác nhau

như Star 42, Star 53, Star 76.

Ngoài hệ thống giống hoàn chỉnh có chất lượng, nhiều nước cũng tập trung vào nghiên cứu quy trình chăn nuôi, phương thức chăn nuôi cũng như cải tiến về mặt dinh dưỡng. Nhiều nhà nghiên cứu đã chứng minh rằng thủy cầm có khả năng tận dụng thức ăn nhiều xơ với khẩu phần có mức ME và CP thấp. Trong chăn nuôi thủy cầm theo hướng chăn thả tận dụng, có thể cung cấp cho chúng những thức ăn phụ phẩm, nghèo dinh dưỡng ở khẩu phần khởi động.

Như vậy, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ trên thế giới, sự phát triển của các hệ thống chăn nuôi đã mang lại hiệu quả không ngừng cho sự phát triển chăn nuôi thủy cầm trên thế giới.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 34

Chương 2. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

+ Đối tượng nghiên cứu: Vịt TsN, vịt Cỏ và con lai giữa chúng.

Sơđồ lai: ♂ TsN x ♀ Cỏ

TsC

+ Địa điểm nghiên cứu: Đề tài được tiến hành tại Trung tâm Nghiên

cứu vịt Đại Xuyên - Huyện Phú Xuyên - Hà Nội.

+ Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 10/2013 đến tháng 12/2014.

2.2 Nội dung nghiên cứu

* Một sốđặc điểm ngoại hình của vịt lai TsC * Khả năng sản xuất của vịt lai TsC:

+ Tỷ lệ nuôi sống qua các tuần tuổi giai đoạn vịt con và vịt hậu bị + Khối lượng của vịt qua các tuần tuổi giai đoạn vịt con và vịt hậu bị + Tuổi đẻ và khối lượng vào đẻ

+ Tỷ lệ đẻ và năng suất trứng qua các tuần đẻ + Tiêu tốn thức ăn/10 quả trứng

+ Khối lượng trứng qua các tuần đẻ

+ Một số chỉ tiêu đánh giá chất lượng trứng + Một số chỉ tiêu vềấp nở

2.3 Phương pháp nghiên cứu

2.3.1 Bố trí thí nghiệm

Theo dõi trên 3 loại vịt: Vịt lai giữa ♂ TsN x ♀ Cỏ, vịt TsN, vịt Cỏ. Vịt được theo dõi từ 1 ngày tuổi đến hết 52 tuần đẻ.

Sử dụng phương pháp phân lô so sánh theo mô hình bố trí thí nghiệm

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 35 vịt Cỏ màu cánh sẻ. Bố trí thí nghiệm đảm bảo đồng đều về chế độ chăm sóc,

nuôi dưỡng, phòng bệnh và thời gian bố trí thí nghiệm. Mỗi thí nghiệm nhắc

lại 3 lần.

Xuất phát từ vịt con mới nở mỗi loại chọn 24 con đực, 120 con mái.

Lựa chọn vịt loại 1, khoẻ mạnh, có khối lượng trung bình của giống. Kết thúc giai đoạn vịt con (8 tuần tuổi) và kết thúc giai đoạn vịt hậu bị, chọn từ mỗi lô 4 vịt đực và 24 vịt mái để tiếp tục theo dõi thời kì sinh sản. Vịt chọn

để sinh sản phải đảm bảo tiêu chuẩn về ngoại hình và khối lượng. Bố trí thí

nghiệm theo Bảng 2.1. Bảng 2.1. Bố trí thí nghiệm trên đàn vịt Loại vịt Giới tính Vịt TsC Vịt TsN Vịt Cỏ Vịt con và vịt hậu bị (con) Vịt đực 8 8 8 Vịt mái 40 40 40 Vịt sinh sản (con) Vịt đực 4 4 4 Vịt mái 24 24 24 Số lần lặp lại 3

2.3.2 Quy trình chăm sóc và nuôi dưỡng

Vịt được nuôi theo quy trình chăn nuôi, thú y của Trung tâm Nghiên

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 36

Bảng 2.2. Lịch tiêm phòng vaccin cho vịt

Ngày tuổi Vaccin, thuốc kháng sinh và cách dùng

1 - 3

- Bổ sung vitamin như: B1, B-complex, điện giải…

- Phòng chống nhiễm trùng rốn, các loại bệnh đường ruột và chống

stress bằng kháng sinh như Ampi-Coly, NeoTesol…

7 - 10 - Phòng vaccin viêm gan siêu vi trùng

- Tiêm vaccin phòng dịch tả vịt lần 1

15 - 18 - Phòng vaccin H5N1 lần 1

- Bổ sung thêm kháng sinh và vitamin, chất điện giải

28 - 46

- Phòng bệnh E. coli, tụ huyết trùng, phó thương hàn vịt bằng kháng sinh

- Tiêm phòng H5N1 lần 2, vaccin viêm gan lần 2

56 - 60 Tiêm vaccin dịch tả lần 2

70 - 120 - Phòng bệnh bằng kháng sinh, bổ sung vitamin theo định kỳ 1-2

tháng/lần, liệu trình 3 - 5 ngày

135 - 185 - Tiêm vaccin dịch tả, H5N1 lần 3

- Bổ sung vitamin và kháng sinh

Sau khi đẻ

4 - 6 tháng

- Vịt đẻđược 4 - 5 tháng tiêm phòng vaccin H5N1 lần 4

- Vịt đẻđược 5 - 6 tháng tiêm vaccin dịch tả

Vịt được cho ăn hạn chế từ 1 ngày tuổi đến trước khi đẻ 2 tuần. Cho vịt ăn theo khẩu phần. Ngày đầu cho vịt ăn 3 g/con/ngày, sau đó mỗi ngày cộng thêm 3g cho đến 28 ngày tuổi. Cho vịt ăn cốđịnh 84 g/con/ngày từ ngày 29 - 56 (đến 8 tuần tuổi).

Bảng 2.3. Định mức thức ăn hạn chế cho vịt

Tuần tuổi Định mức (g/con/ngày)

8 – 10 87

10 – 12 90

12 – 14 93

14 – 16 96

16 – 18 99

Chú ý: định kỳ 2 tuần cân kiểm tra khối lượng để điều chỉnh thức ăn cho

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 37 + Giai đoạn vịt con (0 - 8 tuần tuổi): chọn vịt giống loại 1, cho vịt ăn hạn chế theo định mức khẩu phần thức ăn. Cứ 1 tuần cân khối lượng một lần, cân từng con, cân vào 1 giờ, 1 ngày cốđịnh trước khi cho vịt ăn, dùng cân điện tử có

độ chính xác ± 0,05g.

+ Giai đoạn vịt hậu bị (9 tuần tuổi đến khi vịt đẻ): vịt ăn hạn chế theo định mức khẩu phần như Bảng 2.3. Cân khối lượng vịt 2 tuần/lần, cân bằng cân đồng

hồ, có độ chính xác ± 50 g.

+ Giai đoạn vịt đẻ: Khi vịt đẻ quả trứng đầu tiên, tăng thức ăn lên 15%,

khi đàn đẻ 5% tăng thêm thức ăn sao cho trong 7 ngày vịt được ăn tự do lúc ban

ngày

Bảng 2.4. Thành phần hóa học và giá trị dinh dưỡng của thức ăn cho vịt thí nghiệm ở các giai đoạn

Giai đoạn

Chỉ tiêu Vịt con Hậu bị Sinh sản

ME (kcal/kg thức ăn) 2850 - 2900 2850 – 2900 2650 - 2700 Protein (%), min 20 – 21 14 - 14,5 17 - 17,5 Canxi (%), min-max 0,8 - 1,2 0,8 - 1,2 2,5 - 4,0 Photpho (%), min 0,7 0,7 0,6 Lysin (%), min 1,13 1,1 1,0 Methionin (%), min 0,8 0,7 0,7

2.3.3 Phương pháp xác định các chỉ tiêu theo dõi

a. Đặc điểm ngoại hình:

Quan sát đặc điểm ngoại hình (màu lông, màu mỏ, màu chân…) bằng mắt

thường, kết hợp sử dụng máy ảnh để chụp hình ảnh lúc vịt 1 ngày tuổi, 8 tuần tuổi và trưởng thành.

b. Chỉ tiêu kích thước các chiều đo:

Kích thước các chiều đo trên cơ thểđược xác định lúc vịt 8 tuần tuổi, bao

gồm: dài thân, vòng ngực, dài lườn, cao chân, dài cổ, dài lông cánh.

+ Chiều dài thân (cm): Đo bằng thước dây, từđốt xương cổ cuối cùng đến đốt xương đuôi đầu tiên.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 38 + Vòng ngực (cm): Đo bằng thước dây vòng quanh ngực, sát gốc phía dưới cánh.

+ Chiều dài lườn (cm): Đo bằng thước dây, từ mép trước của lườn, dọc theo đường thẳng tới cuối hốc ngực phía trước (từđầu mỏm trước đến điểm cuối cùng của xương lưỡi hái).

+ Cao chân (cm): Đo bằng thước, từ khớp khuỷu chân đến đệm bàn chân.

+ Dài lông cánh (cm): Đo bằng thước, đo lông cánh thứ tư của hàng lông

thứ nhất.

Mỗi kích thước đo ngẫu nhiên 15 con. Xác định chỉ tiêu này trên cả hai

giới tính (đực và mái) theo tỷ lệ 1:1.

c. Tỷ lệ nuôi sống của vịt ở các tuần tuổi:

Số con còn sống cuối tuần

Tỷ lệ nuôi sống (%) = x 100

Số con sống lúc đầu tuần

d. Khối lượng cơ thể vịt lai qua các tuần tuổi:

Vịt được cân hàng tuần vào buổi sang một ngày cốđịnh trước khi cho ăn.

Sử dụng cân điện tử có độ chính xác ±0,5g.

đ. Một số chỉ tiêu sinh sản: + Tuổi đẻ:

Tuổi đẻ (tuổi thành thục sinh dục) của đàn là khoảng thời gian tính từ khi nở ra cho đến khi tỷ lệđẻ của đàn đạt 5%. Tuổi trưởng thành đượcc tính đến khi khối lượng vịt đạt cao nhất và ổn định.

+ Năng suất trứng và tỷ lệđẻ:

Hàng ngày xác định số mái có mặt và số trứng đẻ ra, năng suất trứng và tỷ

lệđẻđược tính theo công thức:

Tỷ lệđẻ (%) =

Tổng số trứng đẻ ra trong tuần (quả)

x 100

Tổng số mái có mặt trong tuần (con)

Năng suất trứng (quả/mái) =

Số trứng đẻ ra trong kỳ (quả)

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 39 + Khối lượng vào đẻ:

Được cân khi tỷ lệđẻ của cảđàn đạt 5%.

e. Một số chỉ tiêu chất lượng trứng:

Xác định chất lượng trứng bằng cách khảo sát: cân, đo và tính toán. Các chỉ tiêu về chất lượng trứng được xác định trên máy phân tích trứng của Nhật Bản với các chỉ tiêu sau đây:

+ Khối lượng trứng: được cân bằng cân điện tử có độ chính xác ± 0,01g. + Đường kính lớn (D): được đo bằng thước kẹp có độ chính xác ± 0,1 mm. + Đường kính nhỏ (d): được đo bằng thước kẹp có độ chính xác ± 0,1 mm. + Chỉ số hình thái: Chỉ số hình thái = D d Trong đó: D là đường kính lớn (mm) d là đường kính nhỏ (mm)

+ Độ dày vỏ trứng (mm): được đo bằng thước kẹp (pan me) có độ chính

xác ± 0,1 mm. + Tỷ lệ lòng đỏ (%): Tỷ lệ lòng đỏ (%) = Khối lượng lòng đỏ (g) x 100 Khối lượng trứng (g) + Tỷ lệ vỏ (%): Tỷ lệ vỏ (%) = Khối lượng vỏ (g) x 100 Khối lượng trứng (g)

+ Khối lượng lòng trắng (g) = khối lượng trứng (g) - khối lượng lòng đỏ

(g) - khối lượng vỏ (g). + Tỷ lệ lòng trắng:

Tỷ lệ lòng trắng (%) = Khối lượng lòng trắng (g) x 100

Khối lượng trứng (g)

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 40 + Chỉ số lòng trắng (IE): là chỉ tiêu đánh giá chất lượng lòng trắng, chỉ số này được tính bằng tỉ lệ giữa chiều cao lòng trắng đặc so với trung bình cộng đường kính lớn và đường kính nhỏ của lòng trắng đặc.

+ Đơn vị Haugh (HU): được đo bằng đồng hồđo đơn vị Haugh.

+ Màu lòng đỏ: Được đo bằng quạt màu Roche, thang màu 14.

g. Tỷ lệ chết và loại thải:

Số vịt chết và loại thải (con)

Tỷ lệ chết và loại thải (%) = x 100 Số vịt đầu kỳ (con)

h. Tiêu tốn thức ăn/10 quả trứng:

Lượng thức ăn thu nhận trong tuần (kg)

TTTA/10 quả trứng (kg) = x 100

Số quả trứng trong tuần (quả)

2.3.4 Phương pháp xử lý số liệu

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 41

Chương 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 3.1 Đặc điểm và khả năng sản xuất của vịt Cỏ và vịt TsN

3.1.1 Đặc điểm và khả năng sản xuất của vịt Cỏ

Vịt Cỏ là giống vịt hướng trứng của Việt Nam. Do việc phối giống tự

nhiên nên giống vịt này biểu hiện kiểu hình bằng nhiều màu sắc lông khác nhau,

có khoảng 9 - 10 màu từ trắng đến đen tuyền. Các tác giả nghiên cứu về vịt Cỏđã

tạm chia vịt Cỏ thành 4 nhóm giống chính có mầu lông khác nhau, đồng thời có

đặc trưng năng suất khác nhau. Đó là vịt Cỏ màu cánh sẻ, màu xám hồng, màu

xám đá và màu trắng (Lê Xuân Đồng và cs., 1984). Nói chung, năng suất trứng

vịt Cỏđại trà từ 160 - 220 trứng/mái/năm. Vịt Cỏ màu cánh sẻ cho năng suất cao nhất, tuổi đẻ 20 - 21 tuần tuổi, trọng lượng vào đẻ 1,2 - 1,5 kg, năng suất trứng 240 - 260 quả/mái/năm, trọng lượng trứng 60 - 70g và chiếm tỷ lệđông nhất.

3.1.2 Đặc điểm và khả năng sản xuất của vịt TsN

Vịt TsN là giống vịt siêu trứng có nguồn gốc từ Đài Loan. Vịt TsN có

lông màu nâu nhạt (màu lá chuối khô), mỏ và chân màu vàng nhạt, cổ thon dài,

tuổi đẻ 17 - 18 tuần tuổi, khối lượng vịt vào đẻ 1,1 - 1,2 kg/con, năng suất trứng từ 260 - 270 quả/mái/năm. Vịt TsN là giống vịt hướng trứng có năng suất trứng cao, khối lượng trứng 60 - 65g.

Vịt có thể nuôi theo các phương thức khác nhau như nuôi nhốt trên khô

không cần nước bơi lội, nuôi nhốt trong vườn cây, vườn đồi, nuôi nhốt kết hợp cá - vịt, cá - lúa - vịt, lúa - vịt.

3.2 Đặc điểm ngoại hình của vịt TsC

3.2.1 Đặc điểm ngoại hình

Một sốđặc điểm ngoại hình của vịt con TsC mới nở và trưởng thành nuôi tại Trung tâm Nghiên cứu vịt Đại Xuyên được thể hiện ở Bảng 3.1.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 42

Bảng 3.1: Đặc điểm ngoại hình của vịt TsC

Vịt mới nở Vịt trưởng thành Màu lông Màu xám có chấm vàng và có một số con màu giống vịt Cỏ.

Con mái có màu nâu nhạt một số con màu cánh

sẻ giống vịt Cỏ. Vịt đực lông đầu xám hoặc xanh

đen, màu phần thân giống vịt đực Cỏ nhưng màu

nhạt hơn, phần đuôi màu xanh đen có 2 – 3 lông

móc rất cong. Đầu, cổ - Đầu nhỏ, cổ thon nhỏ và dài Thân hình - Rất thon nhỏ Mỏ và chân Màu vàng nhạt; có con hơi xám; xám đen. Màu vàng và vàng nhạt; có con hơi xám

Một phần của tài liệu nghiên cứu khả năng sản xuất của con lai giữa vịt trống tsn và vịt mái cỏ nuôi tại trung tâm nghiên cứu vịt đại xuyên (Trang 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)