0
Tải bản đầy đủ (.docx) (36 trang)

Hoạt động kinh doanh

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG CÔNG TY BẢO HIỂM TẠI VIỆT NAM (Trang 29 -31 )

V. Thực trạng công ty bảo hiểm tại Việt Nam

6.1.2 Hoạt động kinh doanh

a. Giai đoạn 1999-2005:

Thời điểm năm 1999- 2003 được coi là giai đoạn bùng nổ của ngành Bảo hiểm Việt Nam bởi lúc đó thị trường đang trong giai đoạn hình thành và phát triền mạnh mẽ. Năm 1999 đánh dấu bước tiến lớn nhất của Bảo Minh và CMG khi hai công ty này liên kết với nhau tạo nên một công ty Bảo hiểm nhân thọ hùng mạnh với số vốn đầu tư lên đến 10 triệu đôla Mỹ.

Năm 2003 các doanh nghiệp bảo hiểm lớn tiếp tục khẳng định vị trí dẫn đầu về thị phần doanh thu phí bảo hiểm phi nhân thọ(76%) trong đó Bảo Minh CMG chiếm 24%. Trong lĩnh vực kinh doanh Bảo hiểm nhân thọ doanh thu phí bảo hiểm của các hợp đồng bảo hiểm có hiệu lực chiếm 2.67%, doanh thu phí bảo hiểm nhân thọ có thời hạn trên 10 năm tiếp tục chiêm tỷ trọng cao, đánh dấu một năm đầy thành công của Bảo Minh CMG.

Năm 2004, thị trường bảo hiểm Việt Nam đã có những bước tiến nhanh, mạnh, an toàn và vững chắc xét trên nhiều tiêu chí quan trọng. Một trong những thành công nổi bật của thị trường bảo hiểm trong năm 2004 và được dư luận đánh giá cao là việc thực hiện thắng lợi công tác cổ phần hóa Bảo Minh CMG và công ty Tái bảo hiểm quốc gia(Vinare).

Thị phần trên thị trường của Bảo minh CMG tiếp tục được mở rộng một cách ổn định, lành mạnh, vững chắc và an toàn,tốc độ tăng trưởng đạt 9%. Công ty đã đảm bảo được khả năng tài chính của mình, chất lượng dịch vụ được cải thiện từng bước với phương châm khách hàng là trên hết.

b. Giai đoạn 2005 – 2006:

- Sang tới năm 2005 tốc độ tăng trưởng Bảo hiểm nhân thọ không mạnh như các năm trước mà lại có những dấu hiệu bị chững lại. Nguyên nhân:

+ Chỉ số giá tiêu dùng tăng cao trên 9%, làm cho tốc độ khai thác hợp đồng bảo hiểm mới bị chậm lại. Chỉ số giá tiêu dùng tăng cao dẫn đến tâm lý người dân sợ đồng tiền mất giá khiến cho số lượng khách hàng tiềm năng của công ty giảm đi một cách rõ rệt.

+ Thị trường bảo hiểm nhân thọ đã qua thời kỳ bùng nổ tốc độ doanh thu của công ty chậm lại chỉ đạt 285 tỷ đồng doanh thu, đó cũng là kinh nghiệm của các nước phát triển đi trước.

+ Các công cụ đầu tư trên thị trường ngày càng trở nên đa dạng về hình thức, hấp dẫn về quyền lợi và tiện lợi trong phân phối, với sự xuất hiện của nhiều hình thức tiết kiệm hưởng lãi suất cao như: tiết kiệm đinh kỳ, tiết kiệm dự thưởng… Các hình thức này đang cạnh tranh trực tiếp với các sản phẩm bảo hiểm nhân thọ.

- Nhận thức được xu thế này, trong giai đoạn hiện nay, Bảo Minh CMG đã chú trọng nhiều hơn đến phát triển đi đôi với chất lượng, từng bước nâng cao chất lượng của doanh nghiệp mình.

c. Giai đoạn 2006 – 2007:

Năm 2006 Việt Nam ra nhập WTO, trong đó có cam kết về dịch vụ bảo hiểm chỉ hạn chế doanh nghiệp bảo hiểm 100% vốn đầu tư nước ngoài kinh doanh sản phẩm bảo hiểm bắt buộc. Chính điều này đã đưa Bảo Minh CMG đến một quyết định quan trọng đó là Bảo Minh CMG sau cổ phần hóa đã niêm yết cổ phiếu tại Trung tâm Giao dịch Chứng khoán Hà Nội.

Bên cạnh đó công ty đã nghiên cứu một cách kỹ lưỡng và chuẩn bị tung ra thị trường Việt Nam một sản phẩm bảo hiểm mới - Bảo hiểm đầu tư (investment link) cho phép khách hàng tham gia đầu tư chứng khoán. Công ty sẽ đưa ra một danh mục đầu tư để khách hàng lựa chọn. Trong số tiền khách hàng đóng sẽ được chia ra bao nhiêu phần trăm là bảo vệ (bảo hiểm), bao nhiêu là đầu tư(ở các nước Châu Á sản phẩm bảo hiểm đầu tư được người tiêu dùng ưa chuộng và rất phổ biến). Trong năm 2006 tốc độ khai thác hợp đồng mới của bảo hiểm nhân thọ đang chững lại do cạnh tranh khốc liệt từ phía ngân hàng lớn và những công ty bảo hiểm lớn khác như: Bảo Việt, Prudential…, sản phẩm mới được coi là niềm hi vọng của bảo hiểm nhân thọ để gia tăng các hợp đồng mới.Thành công của Bảo Minh CMG trong năm 2006 được thể hiện bằng lượng doanh thu lên tới 370 tỷ đồng.

d. Giai đoạn 2007-2008:

Vào ngày 18/1/2007 Công ty Bảo hiểm nhân thọ Dai-ichi Việt Nam được thành lập từ sự chuẩn y của Bộ Tài Chính về chuyển nhượng Bảo Minh CMG. Sau khi sự chuyển nhượng diễn ra toàn bộ nhân viên cũ của Bảo Minh CMG vẫn được giữ nguyên chỉ thay

đổi nhà lãnh đạo và công ty đã trở thành Công ty Bảo hiểm nhân thọ 100% vốn nước ngoài tại Việt Nam.

Sang năm 2007 với nguồn vốn mới và các chính sách mới Dai-ichi Việt Nam cũng đã giành được nhiều thành công to lớn. Dai-ichi Việt Nam liên tục được sự hỗ trợ đắc lực từ công ty mẹ Dai-ichi Life Nhật Bản để tăng vốn đầu tư từ 12.2 triệu đôla Mỹ lên tới 25 triệu đôla Mỹ, tăng tiềm lực tài chính nhằm nâng cao năng lực thị trường, thị phần của Dai-ichi Việt Nam ngày càng được mở rộng. Doanh thu tính tới cuối năm 2007 đã đạt 473 tỷ đồng cao nhất từ trước tới nay.

e. Giai đoạn từ năm 2008 đến nay:

Dai-ichi Life Việt Nam đã từng nhận giải thưởng Rồng Vàng với danh hiệu cao quý “Doanh nghiệp có phong cách kinh doanh tốt nhất” vào năm 2008 và 2009, và danh hiệu “Doanh nghiệp có dịch vụ kinh doanh tốt nhất” năm 2010.

Chỉ sau 5 năm hoạt động, với doanh thu phí bảo hiểm đạt gần 4.000 tỷ đồng, Dai-ichi Life Việt Nam đạt tỷ lệ tăng trưởng bình quân là 25% trong vòng 5 năm qua, giữ vững vị thế là một trong bốn công ty bảo hiểm nhân thọ hàng đầu tại Việt Nam.

Hiện nay, quy mô của Dai-ichi Life Việt Nam đã tăng gấp 3 lần kể từ ngày đầu mới thành lập với hơn 500 nhân viên và 18.000 tư vấn tài chính được đào tạo nghiêm túc về kiến thức, kỹ năng, đạo đức nghề nghiệp đang làm việc tại hơn 80 văn phòng và Tổng Đại lý, phục vụ cho gần 700.000 khách hàng trên khắp cả nước. Sự lớn mạnh nhanh chóng của Dai-ichi Life Việt Nam chỉ sau 5 năm hoạt động thể hiện sự tin tưởng của khách hàng đối với một thương hiệu lớn và uy tín từ Nhật Bản cũng như chất lượng và tính chuyên nghiệp trong mọi hoạt động của công ty tại thị trường Việt Nam.

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG CÔNG TY BẢO HIỂM TẠI VIỆT NAM (Trang 29 -31 )

×