Tìm hiểu chung về Dai-ichi Việt Nam

Một phần của tài liệu Thực trạng công ty bảo hiểm tại việt nam (Trang 28)

V. Thực trạng công ty bảo hiểm tại Việt Nam

6.1 Tìm hiểu chung về Dai-ichi Việt Nam

6.1.1 Quá trình hình thành

Được thành lập vào năm 1902, The Dai-ichi Mutual Life Insurance Company(“Dai- ichi Life”) là công ty Bảo hiểm nhân thọ lớn thứ nhì Nhật Bản và là một trong những công ty Bảo hiểm nhân thọ hàng đầu thế giới, với tổng tài sản là 276 tỷ đôla Mỹ và doanh thu phí bảo hiểm năm lên đến 29 tỷ đôla Mỹ(trong năm tài chính kết thúc vào ngày 31/3/2006). Tại Nhật Bản, Dai-ichi Life cung cấp một danh mục sản phẩm đa dạng, bao gồm Bảo hiểm nhân thọ , quỹ hưu trí và quản lý tài sản cho hơn 8.5 triệu khách hàng.

Với hơn 100 năm kinh nghiệm trong ngành Bảo hiểm nhân thọ và tiềm lực tài chính vững mạnh, Dai-ichi Life có sự hiểu biết sâu rộng về sản phẩm, hiệu quả trong quản lý tài chính và những năng lực hoạt động phù hợp với phương châm “Khách hàng là trên hết”. Những ưu thế vượt trội này là đòn bẩy để Dai-ichi Life tiếp tục phát triển và cung cấp những sản phẩm và dịch vụ tốt nhất cho khách hàng. Với sự vững mạnh trên thị trường Nhât Bản, thị trường trong nước đã quá chật hẹp, Dai-ichi Life đã mở rộng thị trường của mình ra toàn thế giới. Hàng loạt các văn phòng đại diện được mở ra trên toàn thế giới và năm 2005 đã đánh dấu một bước tiến quan trọng trên bước đường thâm nhập thị trường Châu Á đó là Dai-ichi Life đã thành lập văn phòng đại diện tại Việt Nam. Sau những cố gắng không mệt mỏi, vào ngày 18 tháng 1 năm 2007, Công ty Bảo hiểm nhân thọ Dai-ichi Việt Nam đã được thành lập từ sự chuẩn y của Bộ Tài chính về chuyển nhượng Bảo Minh CMG. Đây là vụ mua bán gây chấn động cả nước Nhật Bản và đã được ghi nhận là một trong những vụ mua bán ngoài nước Nhật lớn nhất từ trước tới nay.

Được thành lập từ năm 1999, với vốn điều lệ là 25 triệu USD nhưng vốn thực góp là 12.2 triệu USD công ty Bảo hiểm nhân thọ Bảo Minh CMG đã đạt được sự tăng trưởng mạnh mẽ. Trong quá trình kinh doanh của mình Bảo Minh CMG đã là một trong những công ty lớn mạnh nhất trên thị trường tính theo doanh thu phí bảo hiểm hàng năm và hơn 50 văn phòng kinh doanh khắp cả nước. Bảo Minh CMG là một trong những liên doanh lớn nhất thập kỷ 90 trong lĩnh vực tài chính của Việt Nam. Đó là sự sáp nhập của công ty Bảo Minh và thành viên của tập đoàn Commonwealth Bank. Bảo Minh là công ty bảo hiểm thứ hai tại Việt Nam (chiếm 21.6% thị phần trên thị trường vào cuối năm 2005) trực thuộc bộ Tài chính với số lượng nhân viên vào khoảng 800 người, lượng vốn góp là 6.1 triệu USD. Công ty này đã có 55 công ty thành viên tại 55 tỉnh thành và trụ sở chính tại

Thành phố Hồ Chí Minh. Tổng giá trị tài sản vào khoảng 600 tỷ đồng. CMG là thành viên của tập đoàn Commonwealth Bank, một tập đoàn dịch vụ tài chính lớn nhất của Úc. Được thành lập vào năm 1973 hiện nay tổng giá trị tài sản vào khoảng trên 310 tỷ đôla Úc (số liệu được ghi nhận vào cuối năm 2005).

6.1.2 Hoạt động kinh doanh

a. Giai đoạn 1999-2005:

Thời điểm năm 1999- 2003 được coi là giai đoạn bùng nổ của ngành Bảo hiểm Việt Nam bởi lúc đó thị trường đang trong giai đoạn hình thành và phát triền mạnh mẽ. Năm 1999 đánh dấu bước tiến lớn nhất của Bảo Minh và CMG khi hai công ty này liên kết với nhau tạo nên một công ty Bảo hiểm nhân thọ hùng mạnh với số vốn đầu tư lên đến 10 triệu đôla Mỹ.

Năm 2003 các doanh nghiệp bảo hiểm lớn tiếp tục khẳng định vị trí dẫn đầu về thị phần doanh thu phí bảo hiểm phi nhân thọ(76%) trong đó Bảo Minh CMG chiếm 24%. Trong lĩnh vực kinh doanh Bảo hiểm nhân thọ doanh thu phí bảo hiểm của các hợp đồng bảo hiểm có hiệu lực chiếm 2.67%, doanh thu phí bảo hiểm nhân thọ có thời hạn trên 10 năm tiếp tục chiêm tỷ trọng cao, đánh dấu một năm đầy thành công của Bảo Minh CMG.

Năm 2004, thị trường bảo hiểm Việt Nam đã có những bước tiến nhanh, mạnh, an toàn và vững chắc xét trên nhiều tiêu chí quan trọng. Một trong những thành công nổi bật của thị trường bảo hiểm trong năm 2004 và được dư luận đánh giá cao là việc thực hiện thắng lợi công tác cổ phần hóa Bảo Minh CMG và công ty Tái bảo hiểm quốc gia(Vinare).

Thị phần trên thị trường của Bảo minh CMG tiếp tục được mở rộng một cách ổn định, lành mạnh, vững chắc và an toàn,tốc độ tăng trưởng đạt 9%. Công ty đã đảm bảo được khả năng tài chính của mình, chất lượng dịch vụ được cải thiện từng bước với phương châm khách hàng là trên hết.

b. Giai đoạn 2005 – 2006:

- Sang tới năm 2005 tốc độ tăng trưởng Bảo hiểm nhân thọ không mạnh như các năm trước mà lại có những dấu hiệu bị chững lại. Nguyên nhân:

+ Chỉ số giá tiêu dùng tăng cao trên 9%, làm cho tốc độ khai thác hợp đồng bảo hiểm mới bị chậm lại. Chỉ số giá tiêu dùng tăng cao dẫn đến tâm lý người dân sợ đồng tiền mất giá khiến cho số lượng khách hàng tiềm năng của công ty giảm đi một cách rõ rệt.

+ Thị trường bảo hiểm nhân thọ đã qua thời kỳ bùng nổ tốc độ doanh thu của công ty chậm lại chỉ đạt 285 tỷ đồng doanh thu, đó cũng là kinh nghiệm của các nước phát triển đi trước.

+ Các công cụ đầu tư trên thị trường ngày càng trở nên đa dạng về hình thức, hấp dẫn về quyền lợi và tiện lợi trong phân phối, với sự xuất hiện của nhiều hình thức tiết kiệm hưởng lãi suất cao như: tiết kiệm đinh kỳ, tiết kiệm dự thưởng… Các hình thức này đang cạnh tranh trực tiếp với các sản phẩm bảo hiểm nhân thọ.

- Nhận thức được xu thế này, trong giai đoạn hiện nay, Bảo Minh CMG đã chú trọng nhiều hơn đến phát triển đi đôi với chất lượng, từng bước nâng cao chất lượng của doanh nghiệp mình.

c. Giai đoạn 2006 – 2007:

Năm 2006 Việt Nam ra nhập WTO, trong đó có cam kết về dịch vụ bảo hiểm chỉ hạn chế doanh nghiệp bảo hiểm 100% vốn đầu tư nước ngoài kinh doanh sản phẩm bảo hiểm bắt buộc. Chính điều này đã đưa Bảo Minh CMG đến một quyết định quan trọng đó là Bảo Minh CMG sau cổ phần hóa đã niêm yết cổ phiếu tại Trung tâm Giao dịch Chứng khoán Hà Nội.

Bên cạnh đó công ty đã nghiên cứu một cách kỹ lưỡng và chuẩn bị tung ra thị trường Việt Nam một sản phẩm bảo hiểm mới - Bảo hiểm đầu tư (investment link) cho phép khách hàng tham gia đầu tư chứng khoán. Công ty sẽ đưa ra một danh mục đầu tư để khách hàng lựa chọn. Trong số tiền khách hàng đóng sẽ được chia ra bao nhiêu phần trăm là bảo vệ (bảo hiểm), bao nhiêu là đầu tư(ở các nước Châu Á sản phẩm bảo hiểm đầu tư được người tiêu dùng ưa chuộng và rất phổ biến). Trong năm 2006 tốc độ khai thác hợp đồng mới của bảo hiểm nhân thọ đang chững lại do cạnh tranh khốc liệt từ phía ngân hàng lớn và những công ty bảo hiểm lớn khác như: Bảo Việt, Prudential…, sản phẩm mới được coi là niềm hi vọng của bảo hiểm nhân thọ để gia tăng các hợp đồng mới.Thành công của Bảo Minh CMG trong năm 2006 được thể hiện bằng lượng doanh thu lên tới 370 tỷ đồng.

d. Giai đoạn 2007-2008:

Vào ngày 18/1/2007 Công ty Bảo hiểm nhân thọ Dai-ichi Việt Nam được thành lập từ sự chuẩn y của Bộ Tài Chính về chuyển nhượng Bảo Minh CMG. Sau khi sự chuyển nhượng diễn ra toàn bộ nhân viên cũ của Bảo Minh CMG vẫn được giữ nguyên chỉ thay

đổi nhà lãnh đạo và công ty đã trở thành Công ty Bảo hiểm nhân thọ 100% vốn nước ngoài tại Việt Nam.

Sang năm 2007 với nguồn vốn mới và các chính sách mới Dai-ichi Việt Nam cũng đã giành được nhiều thành công to lớn. Dai-ichi Việt Nam liên tục được sự hỗ trợ đắc lực từ công ty mẹ Dai-ichi Life Nhật Bản để tăng vốn đầu tư từ 12.2 triệu đôla Mỹ lên tới 25 triệu đôla Mỹ, tăng tiềm lực tài chính nhằm nâng cao năng lực thị trường, thị phần của Dai-ichi Việt Nam ngày càng được mở rộng. Doanh thu tính tới cuối năm 2007 đã đạt 473 tỷ đồng cao nhất từ trước tới nay.

e. Giai đoạn từ năm 2008 đến nay:

Dai-ichi Life Việt Nam đã từng nhận giải thưởng Rồng Vàng với danh hiệu cao quý “Doanh nghiệp có phong cách kinh doanh tốt nhất” vào năm 2008 và 2009, và danh hiệu “Doanh nghiệp có dịch vụ kinh doanh tốt nhất” năm 2010.

Chỉ sau 5 năm hoạt động, với doanh thu phí bảo hiểm đạt gần 4.000 tỷ đồng, Dai-ichi Life Việt Nam đạt tỷ lệ tăng trưởng bình quân là 25% trong vòng 5 năm qua, giữ vững vị thế là một trong bốn công ty bảo hiểm nhân thọ hàng đầu tại Việt Nam.

Hiện nay, quy mô của Dai-ichi Life Việt Nam đã tăng gấp 3 lần kể từ ngày đầu mới thành lập với hơn 500 nhân viên và 18.000 tư vấn tài chính được đào tạo nghiêm túc về kiến thức, kỹ năng, đạo đức nghề nghiệp đang làm việc tại hơn 80 văn phòng và Tổng Đại lý, phục vụ cho gần 700.000 khách hàng trên khắp cả nước. Sự lớn mạnh nhanh chóng của Dai-ichi Life Việt Nam chỉ sau 5 năm hoạt động thể hiện sự tin tưởng của khách hàng đối với một thương hiệu lớn và uy tín từ Nhật Bản cũng như chất lượng và tính chuyên nghiệp trong mọi hoạt động của công ty tại thị trường Việt Nam.

6.2 Một số đặc điểm chủ yếu của Bảo Minh CMG và Dai-ichi Việt Nam6.2.1 Lao Động 6.2.1 Lao Động

Nguồn nhân lực được coi là thế mạnh của ngành bảo hiểm nói chung và công ty Bảo minh CMG nói riêng. Khi mới thành lập công ty chỉ có khoảng 800 đại lý bảo hiểm, với 23 chi nhánh và hơn 10 văn phòng đại diện trên toàn quốc.

Sang đến năm 2007 Dai-ichi Việt Nam đã phát triển mạnh mẽ với số lượng đại lý là 6000 với 50 văn phòng trên toàn quốc. Một số nơI vừa thành lập văn phòng như: Vĩnh Long, Bạc Liêu, Bến Tre… Nguồn lao động luôn được xem là thế mạnh của công ty từ trước tới nay.

6.2.2 Nguồn vốn của Dai-ichi Việt Nam

- Nguồn vốn kinh doanh của Dai-ichi Việt Nam hoàn toàn do công ty mẹ là Dai-ichi Life Nhật Bản cung cấp. Việt Nam là thị trường nước ngoài đầu tiên mà Dai-ichi Life Nhật Bản có công ty Bảo hiểm nhân thọ do mình sở hữu 100%. Để chứng minh tiềm lực tài chính của mình, Dai-ichi Life Nhật Bản đã tăng nguồn vốn kinh doanh của Dai-ichi Việt Nam từ 25 triệu đôla Mỹ lên tới 72 triệu đôla Mỹ trong năm 2008 nhằm đảm bảo khả năng tài chính của Dai-ichi Việt Nam, đáp ứng tốt nhất nhu cầu của khách hàng.

- Nguồn vốn chủ sở hữu mang đến cho doanh nghiệp những thuận lợi nhất định như: + Các quyết định quan trọng trong công ty về lĩnh vực tài chính sẽ được công ty mẹ nghiên cứu và ban hành, tạo nên một tập thể nhất quán từ trên xuống dưới trong hoạt động của công ty.

+ Nguồn vốn chủ sở hữu còn giúp cho công ty không phải trả các khoản lãi vay cho cổ đông hay các ngân hàng từ đó nâng cao lợi nhuận thu được trong quá trình kinh doanh. - Song do là 100% vốn chủ sở hữu nên Dai-ichi Việt Nam cũng gặp những khó khăn nhất định.

+ Các quyết định quan trọng mà công ty mẹ Dai-ichi Life Nhật Bản đưa ra có những lúc không phù hợp với thị trường Việt Nam, khi muốn thay đổi lại phải chờ phía công ty mẹ bàn bạc, vừa tốn thời gian lại lỡ mất cơ hội kinh doanh.

+ Khi công ty mẹ gặp khó khăn trong kinh doanh cũng sẽ kéo theo “công ty con” bị khó khăm theo, sự phụ thuộc làm công ty trở nên bị động.

+ Khả năng huy động vốn của công ty cũng chậm hơn so với các công ty khác, trong khi các công ty có thể huy động được vốn từ rất nhiều nguồn thì Dai-ichi Việt Nam lại chỉ có thể trông chờ vào công ty mẹ, từ đó sẽ chậm hơn so với đối thủ cạnh tranh, giảm khả năng cạnh tranh của công ty.

Có thể nói nguồn vốn vừa là điểm thuận lợi nhưng cũng là điểm gây nhiều khó khăn đối với Dai-ichi Việt Nam trong quá trình phát triển trên thị trường Việt Nam.

6.2.3 Đặc điểm về cơ cấu tổ chức của Dai-ichi Việt Nam

Cơ cấu tài chính của Dai-ichi Việt Nam vô cùng đơn giản, dễ quản lý. Sau đây là sơ đồ của các phòng ban đơn vị có liên quan. Sơ đồ tổ chức:

Tổng giám đốc: chịu trách nhiệm toàn bộ hoạt động kinh doanh cũng như kết quả của các hoạt động ấy của Dai-ichi Việt Nam với công ty mẹ Dai-ichi Life tại Nhật Bản.

Phó tổng giám đốc kinh doanh và phó tổng giám đốc phát triển thương hiệu, nói một cách nôm na là một phó tổng giám đốc tìm cách kiếm tiền còn phó tổng giám đốc còn lại tìm cách chọn nơi để đem tiền đi đầu tư sao cho hiệu quả nhất. Bộ phận cần quan tâm nhất là bộ phận của phó tổng giám đốc kinh doanh.

Giám đốc kinh doanh từng miền lập ra giám đốc kinh doanh khối( giám đốc kinh doanh khu vực). Các giám đốc phải quản lý nhân viên sao cho các hoạt động của nhân viên dưới quyền không được chồng chéo lên nhau, các tư vấn tài chính ở khu vực nào thì kinh doanh ở khu vực đó, không được để xảy ra tình trạng tranh chấp khách hàng gây mất uy tín và hình ảnh của công ty.

Dưới giám đốc kinh doanh khối lần lượt là: trưởng phòng kinh doanh, trưởng nhóm kinh doanh và cuối cùng là tư vấn tài chính. Tư vấn tài chính là bộ phận cuối cùng và mỗi tư vấn tài chính được coi là một đại lý bảo hiểm.

Theo quy định của công ty tư vấn tài chính có thể được thăng tiến lên các vị trí cao hơn như trưởng nhóm kinh doanh, trưởng phòng kinh doanh…tùy vào kết quả kinh doanh của tư vấn tài chính. Chính sách này làm cho các vị trí thường xuyên thay đổi chứ không cố định như các công ty nhà nước khác. Trưởng phòng kinh doanh mà hoạt động không hiệu quả cũng sẽ sớm bị thay thế bởi người khác có thành tích cao hơn.

Tổng giám đốc Tổ chức phòng nghiệp vụ và CNTT P.Tổng giám đốc phát triển thương hiệu P.Tổng giám đốc kinh doanh Bộ phận hỗ trợ đại lý Giám đốc kinh doanh miền(3) Tư vấn tài chính Trưởng nhóm KD Phòng CNTT Tổ chức nghiệp vụ Giám đốc KD khối Trưởng phòng KD

Bộ phận hỗ trợ đại lý hay chính là hỗ trợ tư vấn tài chính nhằm giúp các tư vấn tài chính thuận tiện hơn trong việc hoàn thành các hợp đồng bảo hiểm.

Bên cạnh hai lĩnh vực chính Dai-ichi Việt Nam còn có thêm bộ phận tổ chức phòng nghiệp vụ và công nghệ thông tin được chia làm hai phòng là phòng công nghệ thông tin và phòng tổ chức nghiệp vụ. Hai phòng này có nhiệm vụ thực hiện các nghiệp vụ liên quan tới bảo hiểm và khảo sát thông tin thị trường. Ví dụ như phát hành hợp đồng theo đề nghị của tư vấn tài chính, hoặc thẩm định thông tin về khách hàng trước khi phát hành hợp đồng bảo hiểm…

Đây là toàn bộ cơ cấu của Dai-ichi Việt Nam vào thời điểm hiện tại, tuy còn tồn tại nhiều bất cập xong cũng đã mang lại cho công ty nhiều thành công lớn. Dai-ichi Việt Nam đang dần trưởng thành và khẳng định được tên tuổi của mình trên thị trường bảo hiểm Việt Nam.

6.3 Kết luận

Bảo hiểm đang dần trở thành cuộc sống của con người Việt Nam, thúc đẩy sự ổn định

Một phần của tài liệu Thực trạng công ty bảo hiểm tại việt nam (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(36 trang)
w