GIẢI PHÁP PHÒNG NGỪA RỦI RO THANH TOÁN CHỨNG TỪ

Một phần của tài liệu Phân tích hoạt động thanh toán quốc tế và giải pháp phòng ngừa rủi ro phương thức tín dụng chứng từ tại ngân hàng TMCP ngoại thương việt nam (vietcombank) chi nhánh tây đô (Trang 70)

5.2.1 Đối với doanh nghiệp xuất nhập khẩu

Rủi ro trong hoạt động TTQT phần lớn phát sinh từ khách hàng – những người trực tiếp tham gia vào quá trình hoạt động TTQT.Vì vậy cần phải kiểm tra kỹ lưỡng thư tín dụng. Bởi vì nếu có sự không phù hợp giữa L/C và hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế mà nhà xuất khẩu không phát hiện ra được mà cứ tiếp tục giao hàng thì nhà xuất khẩu sẽ khó đòi được tiền hoặc ngược lại nếu từ chối giao hàng thì vi phạm hợp đồng. Do vậy, để giảm bớt rủi ro trong quá trình hoạt động TTQT, các doanh nghiệp xuất khẩu cần phải trang bị tốt kiến thức chuyên môn và trình độ ngoại ngữ cho cán bộ lãnh đạo doanh nghiệp và cán bộ chuyên môn nghiệp vụ trực tiếp làm công tác xuất nhập khẩu. Cần am hiểu về thông lệ quốc tế trong buôn bán ngoại thương, am hiểu phong tục, tập quán và pháp luật của nước có quan hệ ngoại thương.

5.2.2 Đối với doanh nghiệp nhập nhập khẩu

Đối với nhà nhập khẩu thì phải làm thủ tục soạn và nộp đơn yêu cầu phát hành thư tín dụng. Thực ra đơn yêu cầu phát hành thư tín dụng theo mẫu chuẩn quốc tế (Standafo, Standaci) nên nhà nhập khẩu chỉ phải điền nội dung cần thiết vào chỗ trống và xóa đi những thông tin không cần thiết. Để bảo đảm tính chính xác của đơn và sau này là thư tín dụng (L/C), nhà nhập khẩu phải dựa trên cơ sở các nội dung của Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế để lập đơn, tránh mọi sự sai sót khác.

5.2.3 Đối với bản thân ngân hàng

Hiện đại hoá công nghệ hoạt động TTQT của NH theo mặt bằng trình độ quốc tế. Công nghệ ngân hàng là một trong những yếu tố quyết định sự thành công của ngân hàng trong quá trình hoạt động. Do vậy, VCB-TĐ cần tiếp tục

67

đầu tư củng cố nền tảng công nghệ, tăng cường khai thác tiện ích, tạo các sản phẩm có giá trị gia tăng phục vụ khách hàng. Hiện đại hoá cơ sở kỹ thuật đáp ứng yêu cầu tăng khối lượng TTQT, hội nhập với khu vực và thế giới.

Chú trọng đào tạo đội ngũ cán bộ nhân viên về chuyên môn, nghiệp vụ, kiến thức pháp luật, đạo đức nghề nghiệp và ý thức phòng ngừa rủi ro. Vì vậy, để giảm thiểu rủi ro trong hoạt động TTQT nói riêng, thì vấn đề đào tạo được một đội ngũ cán bộ quản lý, cán bộ làm công tác chuyên môn có trình độ, năng lực, phẩm chất là hết sức quan trọng và cần thiết.

Nâng cao năng lực quản trị rủi ro đối với đội ngũ cán bộ quản trị, điều hành các cấp và tăng cường công tác kiểm tra giám sát rủi ro trong hoạt động TTQT.

Tăng cường công tác thông tin phòng ngừa rủi ro. VCB-TĐ cần cập nhật đầy đủ thông tin kinh tế, đặc biệt là thông tin phòng ngừa rủi ro nhằm mục đích giảm thiểu rủi ro cho quá trình hoạt động TTQT. Lựa chọn, áp dụng những phương pháp và công cụ phòng ngừa, hạn chế rủi ro thích hợp theo thông lệ và chuẩn mực quốc tế.

Tăng cường công tác đối ngoại với các NH nước ngoài. VCB-TĐ cần phải thiết lập mới và củng cố mạng lưới các NH đại lý và các văn phòng đại diện ở nước ngoài. Thông qua đó cung cấp thông tin, hỗ trợ cho doanh nghiệp tìm kiếm bạn hàng và thực hiện các hoạt động TTQT một cách an toàn, hiệu quả và nhanh chóng.

68

CHƯƠNG 6

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

6.1 KẾT LUẬN

Trong những năm qua, TTQT đóng vai trò rất quan trọng trong hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu với việc mở rộng giao lưu hợp tác khu vực và trên thế giới, nền kinh tế nước ta đã đạt được những kết quả đáng khích. Kim ngạch xuất nhập khẩu tăng mạnh qua các năm, nền kinh tế dần được cải thiện và phát triển. Ta đạt được kết quả đó phải kể đến sự đóng góp quan trọng của các ngân hàng thương mại với tư cách là trung gian thanh toán quốc tế, với phương thức thanh toán chủ yếu là tín dụng chứng từ, các ngân hàng đã giúp cho hoạt động thanh toán quốc tế diễn ra nhanh chóng, liên tục và đạt hiệu quả cao và nó cũng là một trong những hoạt động dịch vụ mang lại nhiều lợi ích cho các NHTM nói chung và của VCB – TĐ nói riêng. Với lợi thế sẵn có là kinh nghiệm và uy tín trong lĩnh vực thanh toán quốc tế, VCB đã trở thành lựa chọn ưu tiên cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu, góp phần không nhỏ vào kim ngạch xuất khẩu của thành phố Cần Thơ.

Trong những năm gần đây, các nghiệp vụ thanh toán quốc tế đã không ngừng đổi mới cho phù hợp với những yêu cầu của khách hàng. Bằng uy tín, nguồn vốn và kinh nghiệm dày dạn của các ngân hàng thương mại trong hoạt động thanh toán quốc tế, đặc biệt trong công tác thanh toán tín dụng chứng từ, phương thức TDCT đã thực sự trở thành một công cụ đắc lực cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu, góp phần không nhỏ thúc đẩy hoạt động xuất nhập khẩu. Tuy nhiên, bên cạnh những lợi ích mà phương pháp TDCT mang lại, các ngân hàng, người xuất khẩu và nhập khẩu cũng đối mặt với không ít các rủi ro khi thanh toán bằng phương thức này. Trước ngưỡng cửa của sự đổi mới và hội nhập, việc hạn chế thậm chí không thể để ra sai sót trong thanh toán quốc tế là một yêu cầu hết sức đúng đắn và thiết thực. Chính vì vậy, việc phòng ngừa và hạn chế rủi ro trong thanh toán tín dụng chứng từ, giải quyết những vướng mắc còn tồn đọng chính là một trong những việc mà các ngân hàng TM, người xuất khẩu nhập khẩu và các cơ quan chức năng cần phải sớm hoàn thiện để có thể đứng vững, cạnh tranh được trong môi trường cạnh tranh gay

69

gắt như hiện nay và từ đó nâng cao hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế của hệ thống NHTM của Việt Nam

Hy vọng rằng những ý kiến này sẽ góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế, phòng ngừa và hạn chế rủi ro trong thanh toán tín dụng chứng từ của các ngân hàng thương mại Việt Nam nói chung, VCB-TĐ nói riêng, của người xuất khẩu và nhập khẩu để đưa phương thức này thực sự trở thành phương thức thanh toán nhanh chóng, thuận tiện, an toàn và đạt hiệu quả cao.

6.2 KIẾN NGHỊ

6.2.1 Đối với nhà nước.

Với chủ trương phát triển nền kinh tế nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa, vai trò điều tiết vĩ mô nền kinh tế của nhà nước ngày càng được khẳng định. Xu hướng hội nhập vào nền kinh tế thế giới đem lại một cơ hội lớn cho sự phát triển của mỗi quốc gia nhưng đồng thời cũng là một thách thức lớn đối với khả năng tồn tại và phát triển của quốc gia đó. Các chính sách kinh tế của Nhà nước có tác động trực tiếp đến hoạt động sản xuất kinh doanh của mọi tổ chức, cá nhân trong nước, đặc biệt là trong lĩnh vực xuất nhập khẩu, từ đó tác động mạnh mẽ đến hoạt động thanh toán quốc tế của các ngân hàng. Xuất phát từ thực tế đó, thanh toán xuất nhập khẩu nói chung, tín dụng chứng từ nói riêng rất cần đến những chính sách thích hợp, phù hợp với mục tiêu của từng thời kỳ để hoạt động ngày càng được mở rộng và ngày càng phát triển, đồng thời phòng tránh được những rủi ro có thể xảy ra cho các đơn vị kinh doanh xuất nhập khẩu và ngân hàng.

Thứ nhất, cần tạo hành lang pháp lý đồng bộ cho hoạt động thanh toán tín dụng chứng từ của toàn Hệ thống NHTM

Một trong những nguyên nhân dẫn đến rủi ro pháp lý trong giao dịch tín dụng chứng từ là sự thiếu vắng các văn bản pháp luật điều chỉnh quan hệ giữa các bên trong quy trình thanh toán. Ở Việt Nam hiện nay, ngoài bộ tập quán quốc tế về tín dụng chứng từ do ICC phát hành và một số thông lệ quốc tế khác, ta không có một luật hay văn bản dưới luật nào điều chỉnh mối quan hệ pháp lý giữa giao dịch hợp đồng ngoại thương của người mua và người bán

70

với giao dịch tín dụng chứng từ của ngân hàng. Khi có tranh chấp thương mại quốc tế xảy ra, Trọng tài quốc tế có thể ra phán quyết đối với quan hệ hai bên mua bán mà không đề cập đến quan hệ thanh toán giữa các ngân hàng. Đối với các ngân hàng Việt Nam khi có phát sinh tranh chấp thì chỉ áp dụng bộ tập quán là chưa đủ. Chính phủ cần sớm ban hành những văn bản pháp lý điều chỉnh mối quan hệ giữa hợp đồng ngoại thương và hoạt động thanh toán tín dụng chứng từ, nêu lên nghĩa vụ, quyền hạn của các bên tham gia vào quan hệ tín dụng chứng từ: nhà nhập khẩu, nhà xuất khẩu và các ngân hàng trung gian. Trước hết nên đề cập đến một số vấn đề sau:

Quyền được miễn thanh toán của ngân hàng mở khi quan hệ giao nhận bị trọng tài tuyên án huỷ bỏ.

Quyền được nhận hàng của ngân hàng mở khi người thế chấp lô hàng bị mất khả năng thanh toán.

Quyền được bảo lưu số tiền chiết khấu của ngân hàng trong quan hệ mua bán đứt đoạn. Cần phải có quy chế chiết khấu hối phiếu lập theo thư tín dụng cụ thể hoá luật quốc tế làm cơ sở giải quyết tranh chấp giữa ngân hàng chiết khấu và doanh nghiệp xuất khẩu. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Cần tạo hành lang pháp lý cho giao dịch giữa ngân hàng và khách hàng trong quan hệ tín dụng chứng từ. Cho đến nay, hầu hết các khách hàng đến ngân hàng yêu cầu mở L/C đều không có văn bản pháp lý có tính chất hợp đồng được thoả thuận bằng văn bản. Ngay như ở Ngân hàng Ngoại thương chỉ có các loại giấy tờ như: đơn yêu cầu mở L/C, giấy cam kết thanh toán, đơn xin bảo lãnh nhận hàng và ký hậu vận đơn, thông báo thư tín dụng, đơn xin chiết khấu chứng từ… Các chứng từ này chỉ đơn giản là các giao dịch ngân hàng, không thể hiện được tính pháp lý và ràng buộc giữa hai bên nên gây khó khăn cho toà án khi xét xử tranh chấp.

Thứ hai, cần có chính sách khuyến khích và kiểm soát hoạt động xuất nhập khẩu.

Để thúc đẩy hoạt động xuất nhập khẩu, Nhà nước cần tăng cường hiệu lực các văn bản và thủ tục xuất nhập khẩu. Cần có quy chế bắt buộc đối với các doanh nghiệp phải có đủ điều kiện về tài chính, trình độ quản lý, phương

71

hướng phát triển kinh doanh… thì mới cấp giấy phép xuất nhập khẩu trực tiếp (trở thành các bên tham gia vào quan hệ tín dụng chứng từ). Thực tế cho thấy, thực lực tài chính của các doanh nghiệp nước ta hiện nay vẫn còn yếu, hoạt động kinh doanh chủ yếu bằng vốn vay ngân hàng. Nếu kinh doanh thua lỗ sẽ trực tiếp có ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng, uy tín thanh toán đối với ngân hàng. Theo thống kê gần đây, cả nước hiện có khoảng 34.000 doanh nghiệp với mức vốn bình quân của mỗi doanh nghiệp khoảng 2,7 tỷ đồng. Riêng khu vực doanh nghiệp vừa và nhỏ, mức vốn bình quân càng thấp, khoảng 165 triệu đồng. Do vậy, trước mắt Chính phủ cần rà soát lại các đơn vị, tổ chức kinh tế không đủ điều kiện tham gia hoạt động xuất nhập khẩu trực tiếp thì chuyển sang uỷ thác xuất khẩu, tránh những rủi ro có thể xảy ra.

Bên cạnh đó, các thể chế, thủ tục xuất nhập khẩu cần phải tạo nên sự cân bằng giữa khuyến khích và kiểm soát xuất nhập khẩu. Hiện nay một số chủ trương khuyến khích xuất khẩu của Nhà nước đang tạo lợi thế cho doanh nghiệp này nhưng lại bất lợi đối với doanh nghiệp khác làm mất cân đối giữa cung và cầu gây nên tồn đọng một số loại vật tư gây lãng phí và kém hiệu quả. Tình trạng nhập khẩu tràn lan làm cho sản xuất và tiêu thụ hàng hoá bị đình trệ, hàng hoá trong nước sản xuất ra không tiêu thụ được. Điều đó có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động của nền kinh tế nói chung, hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu nói riêng.

Thứ ba, cần tăng cường chất lượng hoạt động của trung tâm thông tin tín dụng Ngân hàng Nhà nước (CIC).

Việc thu thập, phân tích, xử lý kịp thời và chính xác các thông tin về tình hình tài chính, quan hệ tín dụng, khả năng thanh toán, tư cách pháp nhân của các doanh nghiệp trong nước và nước ngoài là vô cùng quan trọng. Để công tác thông tin phòng ngừa rủi ro đạt hiệu quả cao, cần tăng cường trang bị các phương tiện thông tin hiện đại cho trung tâm. Đồng thời cũng nên có cơ chế khuyến khích và bắt buộc đối với các tổ chức tín dụng về việc cung cấp thường xuyên các thông tin về tình hình dư nợ của doanh nghiệp tại tổ chức tín dụng…

72

6.2.2 Đối với doanh nghiệp xuất nhập khẩu

Rủi ro trong thanh toán quốc tế một phần là do những nguyên nhân chủ quan từ phía các đơn vị kinh doanh XNK. Chính những yếu kém về nghiệp vụ đã khiến họ là người phải gánh chịu những thiệt hại nặng nề nhất. Vì vậy, những biện pháp hữu hiệu nhằm ngăn ngừa rủi ro và đẩy mạnh hoạt động thanh toán XNK không thể không xuất phát từ phía hai bên xuất khẩu và nhập khẩu. Hiện nay có rất nhiều các đơn vị tham gia hoạt động XNK nhưng có không ít các giám đốc của các đơn vị này lại chưa sử dụng thành thạo ngoại ngữ do vậy khi đàm phán ký kết hợp đồng với bạn hàng phải qua phiên dịch. Bên cạnh đó trình độ của cán bộ cũng chưa đáp ứng được yêu cầu của thương mại quốc tế. Như vậy, việc nâng cao trình độ nghiệp vụ ngoại thương và nghiệp vụ thanh toán quốc tế trong các đơn vị kinh doanh XNK hiện nay mang tính cấp thiết. Cụ thể phải chú trọng những vấn đề sau:

(1) Các đơn vị khi tham gia XNK phải có cán bộ chuyên trách về XNK. Các cán bộ này phải qua đào tạo nghiệp vụ ngoại thương, am hiểu luật pháp trong thương mại quốc tế và thanh toán quốc tế, có năng lực trong công tác và đặc biệt phải có phẩm chất trung thực trong kinh doanh.

(2) Kiên quyết bài trừ tư tưởng làm ăn kiểu chụp giựt, lừa đảo. Trong kinh doanh, trung thực là yếu tố quan trọng hàng đầu đảm bảo duy trì quan hệ làm ăn lâu dài với các bạn hàng và do đó nó cũng chính là cơ sở cho sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp.

(3) Trong quan hệ thanh toán với Ngân hàng, các doanh nghiệp cần giữ vững chữ tín, thực hiện cam kết với Ngân hàng. Phải luôn giữ quan hệ chặt chẽ với Ngân hàng, thực hiện đúng các chỉ dẫn của về các điều khoản của L/C. Khi có tranh chấp, doanh nghiệp cần thông báo ngay cho Ngân hàng và phối hợp với Ngân hàng để tìm ra nguyên nhân, giải pháp khắc phục chứ không nên quy trách nhiệm cho ngân hàng.

(4) Đối với các doanh nghiệp tham gia xuất khẩu, khi lập bộ chứng từ thanh toán cần phải chú ý đến những đặc điểm của từng loại chứng từ, nhất là những chi tiết dễ bị sai sót và xuất trình bộ chứng từ theo đúng thoả thuận. Đối với doanh nghiệp nhập khẩu, khi chấp nhận bộ chứng từ để thanh toán tiền

73

hàng cần kiểm tra hàng và/hoặc bộ chứng từ cẩn thận để tránh xảy ra tranh chấp về hàng hoá sau này đặc biệt là trong trường hợp do nhu cầu cấp thiết về hàng hoá nên đã chấp nhận mọi điều kiện của chứng từ để ngân hàng bảo lãnh cho nhận hàng trước khi chứng từ tới.

(5) Các doanh nghiệp khi tham gia vào hoạt động thương mại quốc tế phải lường trước được những bất lợi khi có tranh chấp xảy ra và bị khởi kiện ở nước ngoài. Trong trường hợp bị khởi kiện ở nước ngoài, do khả năng về tài chính và nghiệp vụ có hạn nên phía Việt Nam ít thành công trong các phiên

Một phần của tài liệu Phân tích hoạt động thanh toán quốc tế và giải pháp phòng ngừa rủi ro phương thức tín dụng chứng từ tại ngân hàng TMCP ngoại thương việt nam (vietcombank) chi nhánh tây đô (Trang 70)