TÌNH HÌNH SỬ DỤNG VỐNCỦA CÔNG TY TNHH PHÚ AN

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty trách nhiệm hữu hạn Phú An (Trang 31)

c. Nguồn vốn thường xuyên và nguồn vốn tạm thời

3.2.TÌNH HÌNH SỬ DỤNG VỐNCỦA CÔNG TY TNHH PHÚ AN

3.2.1. Kết quả kinh doanh và tình hình tài chính của công ty

3.2.1.1. Tình hình tài chính của Công ty trong 3 năm 2010 - 2012

Công ty chuyên về sản xuất, cung cấp, lắp đặt các sản phẩm: Hệ thống điện nhẹ viễn thông, hệ thống điều hòa không khí dân dụng và công nghiệp, thang máy, trang thiết bị thể thao,… là các công trình, hạng mục công trình, vật kiến trúc có quy mô lớn, kết cấu phức tạp, thời gian thi công kéo dài và chịu ảnh hưởng của rất nhiều yếu tố khách quan và chủ quan. Do vậy, nó đòi hỏi một quy trình công nghệ sản xuất hết sức phức tạp từ khâu mời thầu đến khâu kết thúc hoàn thành công trình bàn giao cho chủ đầu tư đến việc bảo hành công trình sau bàn giao cho chủ đầu tư.

Bảng 1: Tình hình tài chính của công ty TNHH PHÚ AN trong 3 năm 2010-2012 Đơn vị tính: Triệu đồng STT Chỉ tiêu Năm So sánh So sánh Năm 2011/2010 Năm 2012/2011 2010 2011 2012 Số Tiền Tỉ lệ(%) Số Tiền Tỉ lệ(%) 1 Tổng tài sản 8.656 9.626 10.855 970 11,206 1.229 12,767 2 TSLĐ 4.574 4.824 5.906 250 5,466 1.082 22,429 3 Vốn bằng tiền 2.396 1.217 2.021 -1.179 -49,207 804 66,064 4 TSCĐ 4.082 4.802 4.949 720 17,638 147 3,061 5 Tổng nguồn vốn 8.656 9.626 10.855 970 11,260 1.229 12.767 6 Nợ phải trả 2.660 1.377 2.288 -1.283 -48,223 911 67,158 7 Nợ ngắn hạn 2.550 1.341 2.247 -1209 -47,412 906 47,561 8 Vốn chủ sở hữu 5.996 8.249 8.567 2.253 37,575 318 3,855 9 Tỷ xuất tài trợ 69,26 85,69 78,92

10 Tỷ xuất đầu tư 47,16 49,88 45,59

11 Tỷ lệ nợ 30,73 14,30 21,07

12 Tỷ xuất TT ngắn hạn 1,7 3,5 2,6

13 Tỷ xuất TT tức thời 0,9 0,9 0,89

Tổng tài sản và tổng nguồn vốn kinh doanh của công ty liên tục tăng qua các năm, năm 2009 tổng tài sản tăng 11,2% so với năm 2008, năm 2010 tổng tài sản tăng 12,7% so với năm 2009. Giá trị tổng tài sản tăng từ 8.656 triệu đồng lên 10.855 triệu đồng, điều đó cho thấy công ty đã cố gắng nhiều trong việc huy động vốn tài trợ cho các tài sản của công ty để có thể sản xuất kinh doanh.

Tỷ suất tài trợ của công ty tương đối cao cụ thể là năm 2008 là 69,26%, năm 2009 tăng lên 85,69%, năm 2010 giảm còn 78,92% điều này cho thấy mức độ độc lập về tài chính của công ty khá cao. Vốn chủ sở hữu và tổng nguồn vốn đều tăng. Sở dĩ tỷ suất tài trợ năm 2010 giảm so với năm 2009 là do tốc độ tăng vốn chủ sở hữu thấp hơn so với tốc độ tăng của tổng nguồn vốn.

Về tỷ suất đầu tư năm 2008, TSCĐ chiếm 47,16% trong tổng tài sản và tỷ trọng này giảm xuống còn 45,59 % ở 2010. Sự chuyển biến về cơ cấu tài sản như vậy giúp công ty giảm được giá thành sản phẩm và giảm bớt được áp lực giá đấu thầu cao do phải trích khấu hao TSCĐ lớn.

Ngoài ra, tỷ trọng nợ phải trả trên tổng tài sản tăng, giảm qua các năm, năm 2008 tỷ trọng này là 30,73%, năm 2009 giảm xuống 14,03% đến năm 2010 tỷ trọng này tăng lên 21,07% ở mức vừa phải. Điều này cho thấy vốn kinh doanh của công ty chủ yếu là nguồn vốn tự có giảm được áp lực trả nợ đem lại lợi nhuận cao cho công ty .

Tỷ suất thanh toán ngắn hạn của công ty năm 2008 với 1,7 năm 2009 là 3,5 năm 2010 là 2,6 cho thấy công ty có khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn trong vòng một năm hay một chu kỳ kinh doanh, khả năng thanh toán của công ty là cao.

Tỷ suất thanh toán tức thời của của ty ổn định khoảng 0,9 cho thấy khả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn trả tương đối tốt.

Nói Chung, kết quả sử dụng vốn của doanh nghiệp rất khả quan. Tổng giá trị sản lượng tăng nhanh qua các năm. Năm 2010 giá trị tổng doanh thu

đạt 127.249 triệu đồng với số lãi là 3.823 triệu đồng, năm 2011 tổng doanh thu đạt 133.048 triệu đồng tăng so với năm 2010 là 5799 triệu đồng tương ứng là tăng 4,55%, với số lãi là 4.486 triệu đồng tăng 663 triệu đồng tương ứng là tăng 17,34%. Năm 2012 tổng doanh thu đã đạt 151.932 triệu đồng, tăng so với năm 2008 là 18884 triệu đồng tương ứng tăng 14,19% và số lãi là 5.048 triệu đồng tăng là 562 triệu đồng tương ứng tăng 12,52%. Có được kết quả trên là do uy tín của công ty ngày càng cao, chất lượng dịch vụ và sản phẩm được tín nhiệm trên thị trường nên công ty đã có nhiều công ty ký kết hợp đồng có giá trị cao, tình hình kinh doanh diễn ra thuận lợi. Điều đó làm tăng giá trị doanh thu hàng năm.

3.2.1.2. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.

Để hiểu rõ hơn về thực trạng kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty chúng ta cần xem xét bảng báo cáo kết quả kinh doanh của công ty trong 3 năm 2010 – 2012.

Bảng 2: Kết quả kinh doanh của Công ty TNHH Phú An qua 3 năm 2010 - 2012 Đơn vị tính: Triệu đồng Chỉ tiêu 2010 2011 2012 So sánh 2011/2010 So sánh 2012/2011 Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%) 1. Tổng doanh thu 12.328 14.308 16.503 116,06 115,341 2. Các khoản giảm trừ 1.360 1.350 1.310 - 99.265 - 97.037 3. Doanh thu thuần 10.968 12.958 1 15.193 - 118.144 - 117.248 4. Giá vốn hàng bán 115408 120128 136841 - 4,08 - 13,83 5. Lợi nhuận trước thuế 11842 12921 15081 - 9,11 - 16,72

(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của Công ty TNHH Phú An qua 3 năm 2010, 2011, 2012).

TNHH Phú An cho thấy tổng doanh thu tăng qua các năm, cụ thể năm 2009 tăng 1.980 triệu đồng bằng 116,061% so với năm 2008. Năm 2010 tăng 2.195 triệu đồng bằng 115,341 % so với năm 2009. Các khoản giảm trừ doanh thu cũng giảm dần qua các năm, năm 2008 là 1.360 triệu đồng đến năm 2010 giảm xuống còn 1.310 triệu đồng. Điều đó cho thấy các sản phẩm của công ty rất có uy tín trên thị trường, được thị trường chấp nhận. Cơ cấu thị trường được điều chỉnh kịp thời nắm bắt được yêu cầu của thị trường cũng như xác định được phương hướng đi cho công ty. Đây là những dấu hiệu thuận lợi đối với sự tồn tại và phát triển của công ty.

Giá vốn hàng bán của công ty TNHH Phú An liên tục tăng qua các năm: năm 2009 tăng 1.969 triệu đồng bằng 122.695 % so với năm 2008, năm 2010 tăng 594 triệu đồng bằng 105,580 % so với năm 2009 nhưng lợi nhuận trước thuế của công ty vẫn tăng qua các năm. Cụ thể năm 2009 tăng 246 triệu đồng bằng 122,672 % so với năm 2008. Năm 2010 tăng 378 triệu đồng bằng 128,399 % so với năm 2009. Chứng tỏ quy mô hoạt động của công ty ngày càng được mở rộng, và phát triển mạnh mẽ. Công ty kinh doanh thêm nhiều mặt hàng, đáp ứng tốt hơn nhu cầu của xã hội. Công ty cũng chú trọng đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị mở rộng sản xuất kinh doanh.

. Qua phân tích ở trên ta thấy trong 3 năm qua công ty đã có rất nhiều cố gắng trong việc tăng doanh số, giảm chi phí để từ đó nâng cao lợi nhuận cho công ty. Thực tế cho thấy Công ty TNHH Phú An là một trong những doanh nghiệp luôn làm ăn có lãi trong thời gian gần đây. Trong số nhiều công ty liên doanh thì công ty là một doanh nghiệp điển hình trong việc nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. Trên đây là những nét khái quát nhất về tình hình tài chính cũng như kết quả kinh doanh của công ty trong 3 năm vừa qua, sau đây ta sẽ xét đến cơ cấu vốn của công ty.

3.2.2. Cơ cấu vốn của công ty.

Vốn là yếu tố không thể thiếu được của mọi quá trình kinh doanh. Như vậy quản lý và sử dụng vốn trở thành một trong những nội dung quan trọng của quản trị tài chính. Mục tiêu quan trọng nhất của quản lý và sử dụng vốn là đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh tiến hành bình thường với kết quả kinh tế cao nhất. Khi xem xét công tác quản lý, sử dụng vốn cũng như hiệu quả sử dụng vốn, ta không thể không quan tâm đến tỷ trọng của từng loại vốn và công dụng của nó

3.3. THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN CỦA CÔNG TY TNHH PHÚ AN.PHÚ AN.PHÚ AN. PHÚ AN.

3.3.1. Thực trạng sử dụng tổng vốn

3.3.1.1. Thực trạng hiệu quả sử dụng vốn cố định.

Vốn cố định là phần vốn biểu hiện bằng tiền của toàn bộ tài sản cố định của doanh nghiệp. Tài sản cố định là cơ sở vật chất kỹ thuật của doanh nghiệp, phản ánh năng lực sản xuất kinh doanh hiện có, trình độ tiến bộ khoa học kỹ thuật của công ty đó. Tài sản cố định, đặc biệt là máy móc thiết bị sản xuất kinh doanh là điều kiện quan trọng và cần thiết để tăng sản lượng, tăng năng suất lao động, giảm chi phí… Bởi vậy việc phân tích tình hình sử dụng tài sản cố định là hết sức quan trọng đối với quá trình sản xuất kinh doanh.

Hiệu quả sử dụng tài sản cố định là mục đích của việc trang bị tài sản cố định trong các doanh nghiệp. Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định chính là kết quả của việc cải tiến tổ chức lao động, hoàn thiện những khâu yếu hoặc lạc hậu của quy trình công nghệ. Hiệu quả sử dụng vốn cố định được tính bằng nhiều chỉ tiêu nhưng phổ biến là những chỉ tiêu: Hiệu suất sử dụng vốn cố định, suất hao phí vốn cố định, tỉ lệ doanh lợi trên vốn cố định.

lượt là 5,209; 6,391; 6,7066. Điều này có nghĩa là cứ một đồng cố định đầu tư trong những năm này sẽ đem lại tương ứng là 5,209; 6,391; 6,7066 đồng doanh thu thuần. Ta thấy hiệu quả sử dụng vốn cố định ở Công ty TNHH Phú An tăng liên tục trong 3 năm vừa qua, năm 2011 tăng hơn so với năm 2010 là 1,182 đồng, năm 2012 tăng hơn so với năm 2011 là 0,3156 đồng. Chỉ tiêu này tăng lên trong 3 năm qua là nhờ sự cố gắng của Công ty trên nhiều mặt đáng kể nhất là việc tăng thời gian sử dụng TSCĐ, đồng thời năm 2010 có sự đầu tư tài sản cố định tạo tiền đề mở rộng quy mô kinh doanh. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Suất hao phí cố định của công ty trong 3 năm 2010, 2011, 2012 lần lượt là: 0,192; 0,1565; 0,1491. Điều đó có nghĩa là trong 3 năm này để có được một đồng doanh thu thuần thì cần phải đầu tư tương ứng là 0,192; 0,1565; 0,1491 đồng vốn cố định. Nhìn vào bảng ta thấy chỉ tiêu này liên tục giảm trong 3 năm, năm 2011 giảm 0,0355; năm 2012 giảm 0,0074, điều đó cho thấy công ty đã quản lý và sử dụng vốn cố định ngày càng hiệu quả và tiết kiệm.

Tỷ suất lợi nhuận trên vốn cố định của công ty đạt được qua các năm 2010, 2011, 2012 lần lượt là 0,0885; 0,1074; 0,1348. Như vậy tỉ lệ doanh lợi trên vốn cố định liên tục tăng trong 3 năm qua. Trong năm 2010 cứ 1 đồng vốn cố định bỏ vào kinh doanh sẽ tạo ra được 0.0885 đồng lợi nhuận thuần thì trong năm 2011 cứ 1 đồng vốn cố định tạo ra được 0,1074 đồng lợi nhuận thuần ( tăng so với năm 2010 là 0,0189 đồng ) và đến năm 2012 thì 1 đồng vốn cố định lại tạo ra được 0,1348 đồng lợi nhuận thuần (tăng hơn so với năm 2011 là 0,0247 đồng). Kết quả này chứng tỏ việc sử dụng TSCĐ và đầu tư vào tài sản cố định của công ty trong năm vừa qua đã đem lại hiệu quả tức thời.

Trong 3 năm qua là giai đoạn có nhiều biến động đối với hoạt động kinh doanh của công ty, tuy nhiên công ty đã biết khắc phục khó khăn, phấn đấu trong kinh doanh. Kết quả nỗ lực của cán bộ công nhân viên công ty được thể hiện qua các chỉ tiêu doanh thu thuần và lợi nhuận thuần đều tăng.

3.3.1.2. Thực trạng hiệu quả sử dụng vốn lưu động.

Vốn lưu động là phần vốn biểu hiện bằng tiền của toàn bộ tài sản lưu động của doanh nghiệp, vốn lưu động là số vốn tối thiểu, cần thiết để đảm bảo cho doanh nghiệp đáp ứng mọi nhu cầu hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Trong quá trình sản xuất kinh doanh, vốn lưu động là một yếu tố không thể thiếu được và có ảnh hưởng trực tiếp đến việc thực hiện các nhiệm vụ sản xuất kinh doanh. Bởi vậy mỗi doanh nghiệp phải xác định nhu cầu về vốn lưu động phù hợp với tính chất quy mô sản xuất kinh doanh dự kiến trước trong các kế hoạch – khoa học – kỹ thuật – tài chính của doanh nghiệp. Doanh nghiệp phải có nhiệm vụ tổ chức huy động nguồn vốn lưu động sao cho đáp ứng được nhu cầu cho quá trình sản xuất kinh doanh và tiết kiệm vốn. Mặt khác, doanh nghiệp phải có những biện pháp hữu hiệu để sử dụng có hiệu quả và đảm bảo giá trị các nguồn vốn hiện có nhằm đáp ứng đầy đủ, kịp thời các nhu cầu vốn kinh doanh của doanh nghiệp.

Trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, vốn lưu động không ngừng vận động và mang nhiều hình thức khác nhau như: tiền, nguyên vật liệu, sản phẩm, hàng hoá… và lại trở về hình thái tiền tệ cùng với quá trình lưu thông vật chất của sản xuất hàng hoá, vốn lưu động cũng biến động theo chu kỳ. Chu kỳ vận động của vốn lưu động được xây dựng kể từ lúc bỏ tiền ra mua nguyên vật liệu và các yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất kinh doanh cho đến khi toàn bộ số vốn đó được thu hồi lại bằng tiền do bán sản phẩm hàng hoá. Do vậy, tốc độ luân chuyển vốn lưu động sẽ phản ánh trình độ tổ chức sản xuất kinh doanh của Công ty. Bên cạnh đó sức sinh lợi của vốn lưu động là chỉ tiêu quan trọng phản ánh hiệu quả sử dụng vốn lưu động. Chỉ tiêu này cho biết 1 đồng vốn lưu động đem lại mấy đồng lợi nhuận phần trong kỳ. Doanh lợi vốn lưu động càng cao tức là hiệu quả sử dụng vốn lưu động càng cao và ngược lại.

Để đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động của Công ty TNHH Phú An qua 3 năm 2010, 2011, 2012 ta sẽ xem xét các chỉ tiêu trong bảng tính sau:

Bảng3 : Hiệu quả sử dụng vốn lưu động.

Đơn vị tính: Triệu đồng

STT Chỉ tiêu 2008 2009 2010 2011/2010So sánh 2012/2011So sánh 1 Doanh thu thuần 10.968 12.958 15.193 1.99 2.23

2 VLĐ bình quân sử dụng trong kỳ 6.354 7.186 8.013 0.83 0.82

3 Lợi nhuận sau thuế 781,20 958,32 1.230,48 177.12 272.16

4 Hiệu suất sử dụng 1,73 1,80 1,89 0.07 0.09

5 Tỷ suất lợi nhuận 0,12 0,13 0,15 0.01 0.02

6 Số vòng quay VLĐ 1,73 1,80 1,89 0.07 0.09 7 Số ngày LC của một vòng quay VLĐ 210 202 193 -8 -9 8 Hệ số đảm nhiệm VLĐ 0,58 0,55 0,52 -0.03 -0.03 9 Mức tiết kiệm VLĐ -293,27 -304,17 -427,56 - - Nguồn: BCTC công ty TNHH Phú An

Qua số liệu ở bảng 4 ta thấy:

* Hiệu suất sử dụng vốn lưu động.

Giai đoạn 2010- 2012, hiệu suất sử dụng vốn lưu động tại công ty tăng lên khá đều. Năm 2010, hiệu suất đạt 173%, năm 2011 đạt 180%, năm 2010 là 189%. Như vậy hiệu suất sử dụng vốn lưu động của công ty biến động qua các năm cụ thể như sau:

Năm 2010, một đồng vốn lưu động của công ty tạo ra 1,73 đồng doanh

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty trách nhiệm hữu hạn Phú An (Trang 31)