e. Uy tín và danh tiếng thương hiệu
3.3.4 Kiến nghị phát triển chính sách xúc tiến tại công ty.
Trong các công ty kinh doanh việc hoạch định chính sách xúc tiến là rất quan trọng. Để đạt được doanh số dự kiến, các công ty thường phối hợp các công cuuj trong xúc tiến thương mại một cách hữu hiệu. Các công cụ chủ yếu được sử dụng chủ yếu trong xúc tiến của công ty là quảng cáo, xúc tiến bán, quan hệ công chúng tuy nhiên việc sử dụng các công cụ này thường diễn ra đơn lẻ và rời rạc. Nội dung hoạt động còn đơn điệu, chưa có một chương trình giao tiếp nào được hoạch định một cách cụ thể và khoa học. Trong những năm tới công ty cần nhìn nhận vai trò của xúc tiến ngang bằng với các biến số sản phẩm, giá và phân phối nhất là trong tình hình hiện nay khi có rất nhiều doanh nghiệp sản xuất miến cùng loại với sản phẩm của công ty. Để khắc phục tình trạng trên, công ty có thể tham khảo một số nội dung hoạt động của các công cụ xúc tiến thương mại sau;
Về quảng cáo: Quảng cáo là một công cụ rất quan trọng trong kinh doanh, vừa là công cụ kích cầu và tiêu dùng, vừa là công cụ cạnh tranh hữu hiệu khi sử dụng đồng bộ các công cụ khác trong phối thức giao tiếp và các chính sách khác trong marketing hỗn hợp. Quảng cáo nhằm thông tin cho mọi người biết về sản phẩm của công ty, các lợi ích và đặc tính sản phẩm để khách hàng biết đến, quan tâm và sử dụng. Hiện nay công ty đang thâm nhập vào thị trường miền Nam, công ty xác định mục tiêu quảng cáo là thông báo và thuyết phục khách hàng. Còn ở miền Bắc quảng cáo với mục tiêu nhắc nhở khách hàng làm khách hàng luôn nhớ tới và tiêu dùng hàng hóa của công ty từ đó cũng có niềm tin ở khách hàng. Hiện tại công ty có trích một khoản ngân sách nhỏ cho quảng cáo lên hiệu quả chưa cao. Do hạn chế về tài chính nên công ty gặp khó khăn trong việc lựa chọn phương tiện quảng cáo, đồng thời còn thiếu nhiều kinh nghiệm, thiếu sự hiểu biết về các công nghệ quảng cáo thông tin hiện đại. Để khắc phục công ty có thể giảm bớt các chi phí khác để tăng ngân sách cho quảng cáo, sử dụng các phương tiện: báo, tạp chí ẩm thực, internet... và có thể sử dụng dịch vụ đặt hàng, chào hàng qua điện thoại mang lại hiệu quả cao.
Về hoạt động xúc tiến bán hàng: Đây là công cụ xúc tiến quan trọng nhất mà công ty cần quan tâm. Đối tượng khách hàng của công ty là các nhà hàng, khách sạn, các tổ chức cá nhân. Hoạt động xúc tiến của công ty hiện nay của công ty vẫn còn đơn điệu chưa thu hút được số đông khách hàng đến với sản phẩm vì thế công ty cấn có sự thay đổi trong các hoạt động xúc tiến bán, có thể tặng quà cho khách hàng vào những ngày lễ quan trọng hoặc trong các cuộc hội trợ công ty có thể vừa khuyến mại vừa tặng quà cho khách hàng, hoặc chiết khấu giảm giá cho khách hàng cũng là một hình thức xúc tiến bán. Hoạt động xúc tiến bán hàng cần định hướng vào cả hai đối tượng là lực lượng bán hàng của công ty và người tiêu dùng cuối cùng. Để nâng cao hiệu quả của công cụ xúc tiến bán, công
ty phải từng bước chủ động thực hiện chương trình của mình, có thể sử dụng các hình thức xúc tiến khác nhau như tăng khối lượng cho một đơn vị sản phẩm mà giá không đổi hoặc giảm giá trong đợt khuyến mại mua dùng thử sản phẩm mới từ đó cung cấp những thông tin cần thiết về chất lượng sản phẩm và hình ảnh công ty.
Quan hệ công chúng: Quan hệ công chúng được coi như những hoạt
động ngoại giao của công ty nhằm tạo ra, duy trì và phát triển những mối quan hệ tốt đẹp với những mối quan hệ tốt đẹp với những cá nhân, tổ chức, công chúng có ảnh hưởng trực tiếp tới hoạt động cũng như sự thành công của công ty. Công ty nên tích cực tham gia các hoạt động xã hội gây quỹ hỗ trợ trẻ em nghèo vượt khó, người tàn tật, ủng hộ các chương trình bảo vệ môi trường. Tất cả các hoạt động trên nhằm tạo hình ảnh công ty trong công chúng, sản phẩm của công ty từ đó sẽ được nhiều người biết đến và lựa chọn.
Về ngân sách dành cho hoạt động xúc tiến thương mại: Có nhiều phương pháp hỗ trợ công ty trong việc xác định nguồn ngân sách như phương pháp tùy khả năng, phương pháp phần trăm doanh số, phương pháp ngang bằng cạnh tranh. Với thực trạng hoạt động xúc tiến thương mại như hiện nay thì phương pháp căn cứ vào mục tiêu nhiệm vụ để xác định ngân sách được xem là hợp lý nhất với công ty. Trong mỗi kỳ, công ty hoạch định các kế hoạch chi tiết cho các hoạt động xúc tiến, dự tính cho từng công cụ, tổng số chi phí đó chính là ngân sách xúc tiến thương mại. Nếu ngân sách đề ra quá lớn so với khả năng của công ty thì phải thực hiện cân đối lại các công cụ sử dụng. Những công cụ không có hiệu quả thì công ty giảm số lần thực hiện hoặc thay thế bằng các hoạt động khác đêm lại hiệu quả cao hơn.