Mô hình nghiên cứu

Một phần của tài liệu phân tích cá c nhân tô ́ ả nh hưởng đến nhu cầu tham gia bảo hiểm lúa của các nông hộ ở huyện châu phú tỉnh an giang (Trang 26)

Thông qua lƣợc khảo các nghiên cứu cho thấy, vấn đề bảo hiểm nông nghiệp đối với nông hộ đƣợc nhiều tác giả quan tâm nhƣ: Nguyễn Hữu Thuận (2012), Nguyễn Văn Song và Chu Thị Thảo (2011), Võ Thành Danh (2008). Các nghiên cứu này là đã tìm ra nhiều yếu tố tác động đến nhu cầu bảo hiểm nông nghiệp của nông hộ. Thông qua đó tác giả tiến hành xây dựng 2 mô hình nghiên cứu sau.

Mô hình 1: Nhu cầu bảo hiểm năng suất của nông hộ trồng lúa

NHUCAUBHNS = β0 + β1TRINHDO + β2TAPHUAN + β3KINHNGHIEM + β4TONGRUIRO + β5NANGSUAT + β6TONGCHIPHI + β7MDHBBH

Mô hình 2: Nhu cầu bảo hiểm giá của nông hộ trồng lúa

NHUCAUBHG = β0 + β1TRINHDO + β2DIENTICH + β3KINHNGHIEM + β4TONGRUIRO + β5THUNHAP + β6TONGCHIPHI

Bảng 2.1: Lƣợc khảo nghiên cứu và diễn giải biến độc lập trong mô hình.

Nhân

tố Biến Tham khảo Diễn giải biến

Kỳ vọng

Trình độ học vấn

TRINHDO Nguyễn Văn Song và Chu Thị Thảo (2011).

Nhận giá trị là số năm đi học của nông hộ tính đến thời điểm nghiên cứu + Tham gia tập huấn nông nghiệp

TAPHUAN Nguyễn Hữu Thuận (2012)

Nhận giá trị 1 nếu nông hộ có tham gia tập huấn nông nghiệp ở địa phƣơng, nhận giá trị 0 nếu ngƣợc la ̣i + Kinh nghiệm của nông hộ

KINHNGHIEM Ung Minh Thu (2010)

Kinh nghiệm canh tác của chủ hộ, nhận giá trị tƣơng ứng với số năm canh tác lúa của chủ hộ tính đến thời điểm nghiên cứu (năm)

+

Tổng số

rủi ro TONGRUIRO

Nguyễn Hữu Thuận (2012)

Nhận giá trị tƣơng ứng với tổng số rủi ro của rủi ro tài chính, rủi ro sản xuất và rủi ro thị trƣờng . (số rủi ro) + Diện tích canh tác DIENTICH

Nguyễn Văn Song và Chu Thị Thảo (2011), Nguyễn Hữu Thuận (2012)

Diện tích canh tác của nông hộ, biến này nhận giá trị tƣơng ứng với tổng diện tích canh tác của nông hộ (1.000m2)

+ Năng

suất NANGSUAT

Nguyễn Văn Song và Chu Thị Thảo (2011)

Là năng suất lúa của nông hộ thu hoạch ở vụ sản xuất gần nhất (kg/1000m2/vụ)

- Tổng

chi phí TONGCHIPHI

Nguyễn Hữu Thuận (2012).

Tổng chi phí của vụ sản xuất gần nhất trên 1.000m2 đất canh tác của nông hộ. ( triệu đồng) - Thu nhập THUNHAP Võ Thành Danh (2008)

Thu nhập của vụ sản xuất gần nhất trên 1.000m2 đất canh tác của nông hộ (triệu đồng) + Mƣ́c đô ̣ hiểu biết bảo hiểm MDHBBH Pat và cộng sự (2010)

Sự hiểu biết của nông hộ về bảo hiểm: thủ tục, hình thức, quy định, lợi ích.., nhận đƣợc khi tham gia bảo hiểm. Biến nhận giá trị từ 1-5 theo mức độ hiểu biết tƣơng ứng hoàn toàn không biết = 1 đến biết rất rõ = 5.

CHƢƠNG 3

KHÁI QUÁT VỀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU VÀ THỰC TRẠNG CANH TÁC LÚA Ở HUYỆN CHÂU PHÚ, TỈNH AN GIANG

3.1 KHÁI QUÁT ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU 3.1.1 Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên 3.1.1.1 Vị trí địa lý

Nguồn: https://maps.google.com

Hình 3.1 Bản đồ huyện Châu Phú

Huyện Châu Phú nằm cách thành phố Long Xuyên 35 km về phía Bắc và cách thành phố Châu Đốc 20 km về phía Nam.

Huyện nằm ở khu vực trung tâm của tỉnh An Giang, Bắc giáp thành phố

Châu Đốc, đƣờng ranh giới dài 14,570 km; Đông giáp sông Hậu ngăn cách với

huyện Phú Tân; Nam giáp huyện Châu Thành, đƣờng ranh giới dài 29,176 km;

Tây giáp huyện Tịnh Biên, chiều dài ranh giới là 20,151 km. Về hành chính, huyện bao gồm thị trấn Cái Dầu và 12 xã là: Khánh Hoà, Mỹ Đức, Mỹ Phú, Ô Long Vĩ, Vĩnh Thạnh Trung, Bình Long, Thạnh Mỹ Tây, Bình Mỹ, Bình Thuỷ, Bình Phú, Đào Hữu Cảnh, Bình Chánh.

Huyện nằm trên tuyến đƣờng du lịch quan trọng của tỉnh An Giang. Hàng năm trên tuyến quốc lộ 91 có khoảng bốn triệu lƣợt khách du lịch và khách hành hƣơng đi qua địa phận Châu Phú để đến núi Sam – miếu Bà Chúa Xứ, núi Cấm, Hà Tiên và Vƣơng quốc Campuchia thông qua hai cửa khẩu kinh tế của An Giang là cửa khẩu Xuân Tô – Tịnh Biên và cửa khẩu Khánh Bình – An Phú.

Huyện có đền Quản cơ Trần Văn Thành - ngƣời có công trong trận chiến

ở căn cứ Láng Linh - Bảy Thƣa. Dân chúng đa số theo đạo Hoà Hảo, mỗi nhà

thƣờng có ảnh thờ đức Huỳnh giáo chủ. Hằng năm, trên địa bàn huyện diễn ra nhiều mang sắc thái dân tộc độc đáo nhƣ: lễ rƣớc thần đình Bình Thủy, lễ vía Thầy Tây An....

3.1.1.2 Điều kiện tự nhiên

Huyện nằm bên bờ Tây sông Hậu, dọc theo sông Hậu có những kênh rạch dẫn nƣớc vào đồng nhƣ kênh Thầy Phó, kênh Bình Mỹ, kênh xáng Cây Dƣơng, kênh Phù Dật, kênh Chữ S, kênh xáng Vịnh Tre, kênh Cần Thảo, kênh Đào...

Do Châu Phú là huyện đầu nguồn sông Cửu Long nên vào khoảng tháng 6 dƣơng lịch hàng năm huyện Châu Phú đều phải đối mặt với mùa lũ. Tình hình lũ ở An Giang nói chung và ở Châu Phú nói riêng diễn biến phức tạp, đỉnh lũ biến động bất thƣờng qua các năm khác nhau. Lũ ảnh hƣởng lớn đến sự phát triển kinh tế xã - hội và đời sống nhân dân.

Lũ gây thiệt hại lớn về ngƣời và tài sản. Trong trận lũ lớn năm 2000 đỉnh lũ cao 4,9 m đã làm thiệt hại khoảng 37.120 triệu đồng với tổng diện tích lúa bị gặt ép là 973 ha, làm hƣ 28 cây cầu và 172 km đƣờng giao thông, cuốn trôi 117 nhà và làm siêu vẹo 684 nhà, số ngƣời chết là 24 ngƣời (trong đó có đến 18 trẻ em) (Phòng thống kê huyện Châu Phú, 2007).

Bên cạnh đó, lũ cũng mang lại một nguồn lợi lớn cho ngƣời dân nơi đây. Mùa lũ đã tạo điều kiện để ngƣời dân trong huyện có thêm thu nhập thông qua các hoạt động nhƣ: đánh bắt - nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng các loại cây thủy sinh, giao thông vận tải đƣờng thủy....Ngoài ra, lũ còn có tác dụng vệ sinh đồng ruộng, bồi đắp phù sa cho đất.

3.1.1.3 Lịch sử

Năm 1832, địa bàn huyện Châu Phú ngày nay thuộc huyện Tây Xuyên, phủ Tuy Biên, tỉnh An Giang, bao gồm các thôn: Vĩnh Ngƣơn, Vĩnh Tế Sơn thuộc tổng Châu Phú và các thôn Bình Mỹ, Vĩnh Thạnh Trung thuộc tổng Định Thành.

Từ năm 1867 đến 1873, Quản cơ Trần Văn Thành tập hợp nghĩa binh tại

Láng Linh - Bảy Thƣa để chống Pháp. Hiện đền thờ ông tọa lạc tại xã Thạnh

Mỹ Tây, bên bờ kênh xáng Vịnh Tre.

Năm 1899, Pháp bỏ hạt lập tỉnh, vùng đất này thuộc quận Châu Thành, tỉnh Châu Đốc. Năm 1917, huyện Châu Phú ngày nay tƣơng ứng với các xã Bình Long, Bình Mỹ, Khánh Hoà, Thạnh Mỹ Tây, Vĩnh Thạnh Trung của

tổng An Lƣơng và các xã Mỹ Đức, Châu Phú của tổng Châu Phú, quận Châu Thành, tỉnh Châu Đốc, bao gồm cả phần đất của thị xã Châu Đốc bây giờ.

Năm 1919, quận Châu Thành đổi thành quận Châu Phú, thuộc tỉnh Châu Đốc. Ngày 24-04-1957, quận Châu Phú thuộc tỉnh An Giang, gồm 3 tổng với 27 xã. Ngày 06-08-1957, tách một phần phía Bắc quận Châu Phú để thành lập quận An Phú, bao gồm tổng An Phú với 9 xã và 4 xã của tổng Châu Phú là Đa Phƣớc, Vĩnh Hậu, Vĩnh Phong, Vĩnh Trƣờng. Quận Châu Phú còn lại 2 tổng với 14 xã là: Châu Giang, Châu Phú, Mỹ Đức, Vĩnh Ngƣơn, Vĩnh Tế thuộc tổng Châu Phú; Bình Long, Bình Mỹ, Bình Thạnh Đông, Hoà Lạc, Hiệp Xƣơng, Hƣng Nhơn, Khánh Hoà, Thạnh Mỹ Tây, Vĩnh Thạnh Trung.

Ngày 01-10-1964, quận Châu Phú thuộc tỉnh Châu Đốc. Năm 1970, quận Châu Phú có 2 tổng là Châu Phú và An Lƣơng với tất cả 15 xã, bao gồm cả thị xã Châu Đốc và một phần huyện Phú Tân ngày nay. Ngày 22-04-1972, quận lỵ Châu Phú đƣợc dời về xã Mỹ Đức

Về phía Cách mạng, sau tháng 08-1945, Châu Phú thuộc tỉnh Châu Đốc. Ngày 06-03-1948, huyện Châu Phú đƣợc đổi tên thành Châu Phú A, thuộc tỉnh Long Châu Hậu. Cuối năm 1950, huyện Châu Phú A thuộc tỉnh Long Châu Hà. Cuối năm 1954, huyện Châu Phú A đổi lại thành huyện Châu Phú, thuộc tỉnh Châu Đốc. Giữa năm 1957, huyện Châu Phú thuộc tỉnh An Giang, giống nhƣ sự phân chia của chính quyền Sài Gòn. Giữa năm 1966, tách một phần huyện Châu Phú thành lập thị xã Châu Đốc. Tháng 12-1968, Châu Phú cắt 4 xã Hƣng Nhơn, Hiệp Xƣơng, Bình Thạnh Đông và Hoà Lạc nhập với 4 xã Long Sơn, Phú Lâm, Phú An, Hoà Hảo của Tân Châu thành lập huyện Phú Tân. Tháng 10-1971, huyện Châu Phú thuộc về tỉnh An Giang. Tháng 05- 1974, huyện Châu Phú thuộc tỉnh Long Châu Hà.

Sau năm 1975, huyện Châu Phú thuộc tỉnh An Giang, gồm 8 xã là: Vĩnh Ngƣơn, Vĩnh Tế, Mỹ Đức, Khánh Hoà, Vĩnh Thạnh Trung, Thạnh Mỹ Tây, Bình Long và Bình Mỹ. Ngày 27-01-1977, giao xã Vĩnh Ngƣơn về thị xã Châu Đốc. Ngày 25-04-1979, thành lập thị trấn Cái Dầu và 4 xã: Mỹ Phú, Ô Long Vĩ, Bình Phú và Bình Chánh. Ngày 23-08-1979, giao xã Vĩnh Tế về thị

xã Châu Đốc và nhận xã Bình Thủy từ huyện Châu Thành. Ngày 12-01-1984,

thành lập xã Đào Hữu Cảnh, huyện Châu Phú chính thức bao gồm 12 xã và 1 thị trấn nhƣ ngày nay.

3.1.1.4 Giáo dục và phúc lợi xã hội

Về giáo du ̣c : Trong năm 2013, huyê ̣n đã thƣ̣c hiê ̣n kế hoa ̣ch số 52/KH- UBND ngày 24/7/2013 của UBND tỉnh An Giang về việc tổ chức “Tháng hành động vì sự nghiệp Giáo dục”, kết hợp với hƣởng ứng “Tháng Khuyến

học”, đối với phòng GDĐT, UBND các xã, thị trấn, các trƣờng học trên địa bàn huyện, vớ i mu ̣c đích tăng cƣờng trách nhiệm của cả hệ thống chính trị và các lực lƣợng xã hội cùng tham gia vận động trẻ trong độ tuổi đến trƣờng, hạn chế học sinh bỏ học giữa chừng, nâng cao tỷ lệ dân số trong độ tuổi đi học, nâng hiệu quả đào tạo và tạo mọi điều kiện để nâng chất lƣợng giáo dục toàn diện cho học sinh. Nâng cao ý thức học tập trong nhân dân, hƣớng tới mục tiêu xây dựng xã hội học tập trên địa bàn huyện, đề cao tính thần hiếu học, nêu gƣơng vƣợt khó học tập. Huy động mọi nguồn lực xã hội cùng chăm lo, hỗ trợ vật chất, tinh thần, tạo điều kiện cho mọi học sinh có nhu cầu học tập đều có cơ hội để đƣợc đến trƣờng, đặc biệt là đối với những học sinh có hoàn cảnh khó khăn.

Về phúc lợi xã hô ̣i : Châu Phú là địa phƣơng có nhiều dân tộc, công tác chăm lo đời sống của đồng bào các dân tộc thiểu số là một vấn đề đáng đƣợc quan tâm của huyện. Từ đầu năm 2008 đến nay, bên cạnh các dự án tu sửa cầu treo, nâng cấp, mở rộng tuyến đƣờng giao thông nông thôn nối liền các thôn, ấp của bà con dân tộc Khmer, Chăm ở 2 xã Bình Mỹ, Khánh Hoà với các khu dân cƣ ngƣời Kinh, huyện Châu Phú còn chú trọng nâng cao đời sống kinh tế, văn hoá, giáo dục phục vụ đồng bào dân tộc bằng các chính sách hỗ trợ vốn vay giúp hộ nghèo phát triển sản xuất chăn nuôi , mua bán nhỏ, góp phần triển khai hiệu quả Chƣơng trình xóa đói giảm nghèo ở huyê ̣n .

3.1.1.5 Kinh tế

Theo Bí thƣ Huyện ủy Châu Phú Võ Thanh Tráng, từ nay đến cuối nhiệm kỳ, địa phƣơng tiếp tục xác định nông nghiệp là thế mạnh và là nền tảng để thúc đẩy thƣơng mại- dịch vụ và công nghiệp- xây dựng. Phấn đấu tốc độ tăng trƣởng đến năm 2015 đạt 14,5%; thu nhập bình quân đầu ngƣời 45,5 triệu đồng/ngƣời/năm; giá trị sản xuất đất nông nghiệp đạt 123 triệu đồng/héc- ta, sản lƣợng lƣơng thực ƣớc 611.000 tấn. Theo đó, địa phƣơng tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 26-NQ/TW về “Tam nông”, Nghị quyết số 09-NQ/TU của Tỉnh ủy An Giang về phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tỉnh An Giang giai đoạn 2012- 2020 và tầm nhìn đến năm 2030. Trong đó, đẩy mạnh công nghiệp hóa nông nghiệp, hiện đại hóa nông thôn, trí thức hóa nông dân. Đặc biệt, xác định cây lúa tiếp tục là cây trồng chính; chuyển dịch mạnh mẽ và có hiệu quả những loại hoa màu, cây trồng có giá trị kinh tế cao, thị trƣờng ổn định. Hình thành và phát triển những vùng trồng lúa, trồng màu chuyên canh để đƣa sản xuất nông nghiệp đi vào ổn định, có hiệu quả nhằm giúp nông dân có việc làm, tăng thu nhập, ổn định cuộc sống.

3.2 HIỆN TRẠNG SẢN XUẤT LÚA Ở HUYỆN CHÂU PHÚ , TỈNH AN GIANG

3.2.1 Hiện tra ̣ng sản xuất lúa theo tƣ̀ng năm

Theo số liê ̣u thống kê của tổng Cu ̣c thống kê tỉnh An Giang năm 2013, huyê ̣n Châu Phú là mô ̣t trong ba huyê ̣n có diê ̣n tích sản xuất lúa đƣ́ng đầu tỉnh với diê ̣n tích 95.870 ha (2012), đƣ́ng đầu là huyê ̣n Thoa ̣i Sơn với diê ̣n tích là 106.176 ha và kế đó là huyê ̣n Tri Tôn với diê ̣n tích 78.813 ha.

Diê ̣n tích canh tác lúa c ủa huyện liên tục tăng trong những năm gần đây , năm 2009 diê ̣n tích gieo trồng là 83.118 ha, so với năm 2009 thì năm 2010 diê ̣n tích gieo trồng của huyê ̣n tăng 4.041 ha với diê ̣n tích là 87.159 ha tƣơng đƣơng 4,86%. Diê ̣n tích tiếp tu ̣c t ăng vào năm 2011 và 2012, diê ̣n tích năm 2011 là 92.227 ha và năm 2012 là 95.870 với mƣ́c tăng lần lƣơ ̣t là 9.109 ha tƣơng đƣơng 10,96% và 12.752 ha tƣơng đƣơng 15,34%. Nhƣ vâ ̣y, diê ̣n tích gieo trồng của huyê ̣n liên tu ̣c tăng và mƣ́c tăng n gày càng lớn , so với năm 2009 thì diện tích năm 2010 tăng 4,86% nhƣng con số đó là 10,96% vào năm 2012.

Bảng 3.1 Hiê ̣n tra ̣ng sản xuất lúa huyê ̣n Châu Phú qua các năm

Chỉ tiêu Đơn vi ̣ 2009 2010 2011 2012

Diê ̣n tích Ha 83.118 87.159 92.227 95.870 Năng suất Tấn/ha 6,302 6,366 6,354 6,463 Sản

lƣơ ̣ng Tấn 523.842 554.889 585.974 619.580

Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh An Giang năm 2013

Cùng với sự gia tăng của diện tích, thì năng suất lúa cũng tăng . Vào năm 2009 thì năng suất lú a của huyê ̣n là 6,302 tấn/ha đến năm 2010 là 6,366 tấn/ha, năm 2011 năng suất của huyê ̣n là 6,354 tấn/ha tăng 0,052 tấn/ha so với năm 2009 nhƣng lại giảm 0,012 tấn/ha so với năm 2010. Đến năm 2012 thì năng suất của huyện là 6,463 tấn/ha tăng 0,161 tấn/ha tƣơng đƣơng 2,55% so với năm 2009. Nhìn chung thì năng suất lúa của huyện tăng , nhƣng sƣ̣ gia tăng mang tính chất không ổn định.

Về sản lƣợng , sản lƣợng lúa của huyện năm 2009 là 523.842 tấn, năm 2010 là 554.889 tấn và đến năm 2012 con số đó là 619.580 tấn. So với năm 2009 thì năm 2012 sản lƣợng lúa của huyện tăng 95.738 tấn tƣơng đƣơng 18,28%. Sản lƣợng lúa của huyện tăng và sự tăng mang tính chất liên tục.

3.2.2 Hiện tra ̣ng sản xuất lúa theo tƣ̀ng vu ̣3.2.2.1 Diện tích 3.2.2.1 Diện tích

Nhìn chung trong ba năm 2009, 2010 và 2011 thì diện tích trồng lúa của vụ đông xuân là lớn nhất, vụ có diện tích gieo trồng nhỏ nhất là thu đông. Mƣ́c chênh lê ̣ch là rất cao của vu ̣ th u đông so với đông xuân và hè thu . Năm 2009 diê ̣n tích gieo trồng vu ̣ đông xuân là 34.336 ha, hè thu là 33.799 ha còn thu đông là 14.983 ha. Diê ̣n tích vu ̣ đông xuân nhiều hơn so với vu ̣ thu đông là 19.353 ha và nhiều hơn 537 ha so với vu ̣ hè thu. Còn vụ hè thu thì nhiều hơn 18.816 ha so vớ i vu ̣ thu đông.

Bảng 3.2 Diê ̣n tích lúa huyê ̣n Châu Phú theo tƣ̀ng vu ̣ Đơn vi ̣ tính: ha

Năm 2009 2010 2011 2012

Đông xuân 34.336 34.169 34.128 34.616 Hè thu 33.799 33.674 33.703 34.825 Thu đông 14.983 19.316 24.396 26.431

Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh An Giang năm 2013

Nhƣng đến năm 2012 thì diện tích gieo trồng của vụ hè thu là lớn nhất còn vụ thu đông vẫn có diện tích thấp nhất. Mƣ́c chênh lê ̣ch về diê ̣n tích của vụ thu

Một phần của tài liệu phân tích cá c nhân tô ́ ả nh hưởng đến nhu cầu tham gia bảo hiểm lúa của các nông hộ ở huyện châu phú tỉnh an giang (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(68 trang)