Thiếu tính đồng bộ giữa các khâu

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu cà phê ở Việt Nam (Trang 36 - 39)

III. Đánh giá thực trạng xuất khẩu càphê của Việt Nam 1.Những thuận lợi đối với xuất khẩu cà phê của Việt Nam.

2.3.Thiếu tính đồng bộ giữa các khâu

2. Những hạn chế và nguyên nhân.

2.3.Thiếu tính đồng bộ giữa các khâu

Ngành cà phê Việt Nam vẫn chưa gắn sản xuất với chế biến, thu mua, xuất khẩu. Thực trạng hiện tại là người sản xuất chỉ biết sản xuất còn các khâu sơ chế, chế biến, thu gom, xuất khẩu hoàn toàn do các doanh nghiệp, tư thương lo liệu. Tình hình trên đã dẫn đến hậu quả là sản lượng cà phê dư thừa, ứ đọng lớn, chất lượng và giá cả giảm. Một số năm nhà nước phải bù lỗ lãi suất ngân hàng để mua cà phê tạm trữ xuất khẩu. Người trồng cà phê luôn trong cảnh thiếu thông tin và thông tin không được cập nhật làm họ không nắm được giá cả diễn biến trong năm để có phương hướng điều chỉnh mức cầu thích hợp với diễn biến của thị trường cho mùa vụ tới. Thiếu thông tin người nông dân không còn kiểm soát được việc bán sản phẩm, khi nào thì nên bán, bán với giá bao nhiêu, vì vậy thường xuyên bị ép giá. Người trồng cà phê cho biết họ không nhận được sự giúp đỡ nào khi bán sản phẩm cho những công ty chế biến hoặc xuất khẩu cà phê. Hơn nữa, việc sản xuất phân tán tạo ra những khó khăn lớn trong việc tập trung nguồn hàng và giao hàng đúng hạn theo hợp đồng đã kí kết. Với trên 150 đơn vị xuất khẩu và gần chục công ty nước ngoài đặt cơ quan đại diện tại Việt Nam để kinh doanh, dẫn đến tình trạng lộn xộn trong kinh doanh, tranh mua, tranh bán, làm giảm giá cà phê xuất khẩu và mất uy tín đối với khách hàng. Việc chưa hình thành tập đoàn xuất khẩu cà phê Việt Nam cho đến nay là nhược điểm về tổ chức và quản lý, cần phải được xem xét. Ở Brazil, ủy ban các nhà xuất khẩu cà phê Brazil ( Cecafe ) đã được thành lập từ lâu, đang chỉ đạo có hiệu quả mọi hoạt động xuất khẩu cà phê nước này, đồng thời có ảnh hưởng

Hệ thống thu mua còn hoạt động kém chuyên nghiệp:

Hệ thống đại lí thu mua cà phê hình thành tự phát, chủ yếu là các đại lí tư nhân, hệ quả là khi giá thị trường biến động mạnh dẫn đến đổ vỡ chạy theo dây chuyền từ đại lí tới nhà xuất khẩu. Nhiều công ty kinh doanh xuất khẩu cà phê thiên về ký hợp đồng theo phương thức giao hàng trước, chốt giá sau (thực chất là đầu cơ lên giá, nhiều trường hợp dẫn đến thua lỗ nặng trong kinh doanh). Các doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu của ta cũng đang gặp phải sự cạnh tranh từ các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài có tiềm lực tài chính mạnh, am hiểu thị trường, đang tham gia thu mua xuất khẩu cà phê (hiện các DN FDI chiếm khoảng 10% số lượng xuất khẩu),...,

2.4. Thiếu vốn

Xét cho cùng, nguyên nhân sâu xa của sự yếu kém về chất lượng, sự bất cập trong sản xuất và chế biến cũng là do nguồn kinh phí, nguồn vốn đầu tư. Thật thế, người trồng cà phê ở Việt Nam đa phần là các hộ nông dân nghèo và vốn họ đầu tư chủ yếu là vốn vay ngân hàng, phải trả lãi suất. Do đó việc đầu tư cho sản xuất có phần hạn chế, ảnh hưởng đến sản lượng và chất lượng cà phê. Cho dù có nhiều doanh nghiệp lớn tham gia vào kinh doanh cà phê thì khả năng tài chính vẫn chưa đủ mạnh để có thể trang bị máy móc thiết bị hiện đại phục vụ cho sản xuất. Thế nên, vốn đầu tư luôn là vấn đề đáng quan tâm, có ảnh hưởng rất lớn. Việc tìm giải pháp hỗ trợ vốn là rất quan trọng cho ngành cà phê ở các tỉnh nói riêng và toàn quốc nói chung. Tuy nhiên, thực hiện được các giải pháp hỗ trợ vốn không phải là công việc dễ dàng. Đây vẫn là vấn đề bất cập đòi hỏi cần có giải pháp hợp lý. Trước tình hình mất giá của cà phê trong một thời gian dài, hiệp hội các nước xuất khẩu cà phê ( ACPC ) yêu cầu các nước thành viên giữ lại 20% lượng cà phê xuất khẩu ở mỗi nước nhằm cân bằng cán cân cung cầu, kích cho giá cà phê quốc tế tăng lên. Để bù lỗ cho người sản xuất và kinh doanh cà phê, nước đứng đầu thế giới về xuất khẩu cà phê là Brazil bỏ ra 100 triệu USD, Colombia cũng chi tới 60 triệu USD. Việt Nam cũng có chủ trương ủng hộ quyết định của ACPC và đang tìm giải pháp hỗ trợ cho người trồng cà phê trong nước như khoanh nợ cho người nông dân, lập các dự án cho nông dân vay phân bón với lãi suất ưu đãi. Tuy nhiên, những chương trình hỗ trợ đó ít thu được kết quả khả quan. Người trồng cà phê cho biết, các dự án cho

nông dân vay phân bón với giá ưu đãi với điều kiện phải trả trước một khoản tiền, người nghèo nếu muốn vay cũng khó có tiền ứng trước nên đành chịu. Hơn nữa, các chương trình hỗ trợ này thường do cán bộ địa phương điều hành việc phân phối và thu nợ nên họ cũng có tâm lý “ ngại “ những hộ nghèo vì sợ sau này họ không trả được tiền phân bón. Thế nên khó khăn thì vẫn trồng chất, người nông dân nghèo vẫn là người chịu thiệt nhất khi thị trường cà phê khủng hoảng. Đảm bảo sự công bằng hợp lý trong hỗ trợ, đầu tư vốn cũng là vấn đề cần bàn tới. Tuy nhiên, giải quyết được vấn đề cho vay thì vấn đề trả nợ lại là chuyện cũng cần phải xem xét.

Các ngân hàng đã có kế hoạch và biện pháp thu hồi nợ khoanh trước thời hạn đối với người vay tự nguyện trả nợ, điều này sẽ giúp làm giảm gánh nặng trả nợ cho các doanh nghiệp và hộ sản xuất khi hết thời hạn khoanh nợ, nhưng nhiều doanh nghiệp và hộ sản xuất chưa thấy hết ý nghĩa của vấn đề này nên khi có tiền vẫn không trả cho ngân hàng mà sử dụng vào việc khác, trong khi đó ngân hàng không đủ nguồn vốn cần thiết để tiếp tục cho những doanh nghiệp và hộ sản xuất khác vay.

Thứ hai, đến nay các ngân hàng thực hiện chủ trương miễn và hoàn lãi cho các hộ nông dân trong việc vay chăm sóc cà phê niên vụ trước vẫn chưa nhận được số tiền cấp bù từ Chính phủ.

Thứ ba, hầu hết các doanh nghiệp kinh doanh cà phê đã vay vốn ngân hàng hiện nay đều có tình hình tài chính rất xấu, tuy giá cà phê có phần được cải thiện, nhưng các doanh nghiệp vẫn tiếp tục thua lỗ, trong khi thời hạn trả nợ được khoanh đã gần kề nên tình hình thu hồi nợ của các ngân hàng chắc chắn sẽ gặp không ít khó khăn.

Thứ tư, tình trạng chây ỳ không trả nợ, chỉ trông vào các chính sách của Nhà nước trong một số khách hàng cũng ảnh hưởng không nhỏ đến công tác thu hồi nợ của các ngân hàng. Thứ năm, một số doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh cà phê của Nhà nước thuộc diện giải thể, phá sản theo Quyết định 261/QĐ-TTg đang còn dư nợ vay tại các ngân hàng rất lớn, trong khi cân đối giữa các khoản phải trả (chủ yếu là những khoản vay ngân hàng không có tài sản bảo đảm) với trị giá tài sản còn lại và các khoản được thu của các doanh nghiệp có sự chênh lệch rất lớn, do đó nguy cơ rủi ro mất vốn của các ngân hang thương mại là khó tránh khỏi nếu không có các biện pháp thu hồi. Từ những thực tế trên, có thể thấy vấn đề nguồn vốn đầu tư cho ngành cà phê còn rất nhiều bất cập, đòi hỏi phải có biện pháp giải quyết hợp lí, kịp

thời, sớm giúp ngành khắc phục khó khăn, đẩy mạnh cạnh tranh quốc tế.

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu cà phê ở Việt Nam (Trang 36 - 39)