Thuận lợi về vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên.

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu cà phê ở Việt Nam (Trang 31 - 33)

III. Đánh giá thực trạng xuất khẩu càphê của Việt Nam 1.Những thuận lợi đối với xuất khẩu cà phê của Việt Nam.

1.1.Thuận lợi về vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên.

Nước ta có nửa triệu ha canh tác cà phê, sản xuất ra khoảng 1 triệu tấn/năm, điều đó cho thấy năng suất cà phê của Việt Nam cao nhất thế giới, và cạnh tranh với Brazil vị trí dẫn đầu thế giới về sản lượng.

Cà phê vối (Robusta) vốn có nguồn gốc ở những vùng thấp, nóng ẩm, thế nhưng khi Việt Nam đưa lên vùng đất cao nguyên, độ cao 500-700m so với mực nước biển, thì cà phê vối lại đạt năng suất vượt trội. Nhờ đó, Việt Nam mau chóng trở thành nước chiếm vị trí tuyệt đối về sản xuất cà phê vối, sản lượng hàng năm đạt trên 52 triệu bao.

vối rất thấp. Những năm gần đây, nhiều nước đã sử dụng cà phê vối trộn với cà phê chè (Arabica) để chế cà phê hoà tan, thấy rằng chất lượng cà phê chế biến thơm ngon hơn, mà giá thành lại hạ. Vì vậy, nhu cầu cà phê vối ngày càng tăng mạnh trên thị trường, giúp cho giá thu mua cà phê loại này tăng.

Thời vụ thu hoạch cà phê ở phía Bắc bán cầu là từ tháng 10 đến hết tháng 12, vì vậy niên vụ tiêu thụ được tính từ tháng 10 năm trước đến hết tháng 9 năm sau. Ở phía Nam bán cầu, thời vụ thu hoạch cà phê từ tháng 4 đến hết tháng 7, niên vụ tiêu thụ được tính từ tháng 4 năm trước đến hết tháng 3 năm sau.

Việt Nam chiếm vị trí độc tôn về sản xuất cà phê ở Bắc bán cầu, trong khi các đối thủ cạnh tranh đều nằm ở phía Nam bán cầu, đây là một ưu thế cho nước ta. Niên vụ 2007-2008, các nước phía Nam bán cầu mất mùa cà phê, nhờ vậy Việt Nam có được cơ hội chi phối thị trường thế giới.

1.2.Giá thành sản xuất rẻ

Việt Nam có ưu thế đặc biệt về giá thành sản xuất do năng suất thuộc loại cao nhất thế giới (trên 2 tấn/ha so với chỉ 7-8 tạ/ha của các nước như Braxin, Colombia). Ngoài ra chi phí lao động cũng thấp. Mức chênh lệch giữa giá cà phê Việt Nam và giá UFFE khoảng từ 150 USD đến 200USD/tấn

Theo tìm hiểu, cà phê không thuộc mặt hàng hạn chế nhập khẩu do đây là sản phẩm ưu thế xuất khẩu của Việt Nam. Giá cà phê tại Việt Nam vốn vẫn thấp hơn giá thế giới và là nước đứng thứ nhì về xuất khẩu cà phê trên thế giới.

Ngoài ra còn phải kể đến các nhân tố khác như chính sách hỗ trợ của nhà nước,môi trường kinh doanh xuất khẩu,tình hình biến động trên thị trường thế giới có lợi cho ngành xuất khẩu cà phê ở Việt Nam…

Nhà nước có chính sách hỗ trợ trong khuôn khổ cho phép của WTO của WTO.Khi tham gia WTO, Việt Nam sẽ được hưởng lợi do được miễn trừ khỏi quy định cấm trợ cấp xuất khẩu vì là nước đang phát triển có thu nhập bình quân đầu người dưới 1000USD/1 người. Ngoài ra tỉ giá hối đoái giữa đồng USD và VND luôn có Sự kiểm soát của nhà nước nhằm khuyến khích xuất khẩu….

này cho phép các doanh nghiệp yên tâm thực hiện đầu tư vào ngành cà phê…

Theo các chuyên gia kinh tế, VN tuy là nước dẫn đầu về sản lượng cà phê xuất khẩu nhưng vẫn chưa có một thương hiệu riêng cho mình. VN vẫn chạy theo số lượng mà bỏ quên chất lượng và thương hiệu điều này tác dộng đến giá thành cà phê Việt Nam trên thị trường thế giới sẽ thấp hơn so với giá trị vốn có.

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu cà phê ở Việt Nam (Trang 31 - 33)