HẢI, CHI NHÁNH HÀ NỘ

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng trung và dài hạn tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải chi nhánh Hà Nội (Trang 40 - 42)

- Năm 20062007: Maritime Bank đã tiến hành việc tái cấu trúc bộ máy một cách cơ bản, toàn diện theo hướng tách riêng các hoạt động kinh doanh và

HẢI, CHI NHÁNH HÀ NỘ

3.1. Định hướng phát triển của Ngân hàng Thương mại cổ phần Hàng Hải Việt Nam - Chi nhánh Hà Nội giai đoạn từ 2013-2016 Hải Việt Nam - Chi nhánh Hà Nội giai đoạn từ 2013-2016

Thực hiện chỉ đạo của Ngân hàng Nhà nước và Ngân hàng Thương mại cổ phần Hàng Hải Việt Nam trong giai đoạn từ 2013 – 2016, Chi nhánh Hà Nội đã có những định hướng rõ ràng về hoạt động kinh doanh trong những năm tới:

- Định hướng phát triển: thực hiện cấp tín dụng theo định hướng chỉ đạo của MBS theo từng thời kỳ, tập trung cho vay tài trợ xuất nhập khẩu và các ngành nghề tạo cân đối cho nền kinh tế,.... Tích cực, chủ động tìm kiếm, mở rộng khách hàng nhóm A mới có đủ điều kiện vay vốn trong đó chú trọng cho vay ngắn hạn, cho vay khách hàng ngoài quốc doanh kinh doanh có hiệu quả, khách hàng hoạt động trong lĩnh vực xuất nhập khẩu, khách hàng thuộc thành phần ưu tiên của Chính phủ, tạo điều kiện tăng trưởng thu dịch vụ cho ngân hàng, gắn tăng trưởng tín dụng với phát triển dịch vụ.

- Đẩy mạnh hoạt động Ngân hàng bán lẻ (bao gồm các sản phẩm bán lẻ đi kèm dịch vụ bán lẻ) hướng tới là Chi nhánh đầu tầu về hoạt động Ngân hàng bán lẻ theo nghị quyết và chỉ đạo của Hội sở chính.

- Tiếp tục tăng trưởng ổn định nguồn vốn huy động, đẩy mạnh huy động vốn dân cư và các kỳ hạn dài. Mở rộng khách hàng tiềm năng, duy trì tốt khối khách hàng truyền thống, khách hàng chiến lược.

- Kiểm soát tốt tốc độ tăng trưởng, đặc biệt kiểm soát phòng ngừa rủi ro trong hoạt động tín dụng, trong thanh toán, an toàn kho quỹ. Nâng cao trách nhiệm ở các cấp lãnh đạo điều hành, cán bộ nghiệp vụ; chăm lo và giáo dục ý thức cán bộ gắn bó với ngành, với nghề.

- Về sản phẩm: ngoài các sản phẩm truyền thống, tập trung đẩy mạnh đa dạng hoá các sản phẩm dịch vụ, các dịch vụ phi tín dụng để đổi mới cơ cấu tỷ trọng tín dụng - dịch vụ theo hướng đột phá mạnh.

- Mọi hoạt động phải hướng tới khách hàng: đặc biệt là các khách hàng có hoạt động kinh doanh hiệu quả, an toàn, bền vững để cùng đạt hiệu quả kinh doanh tốt nhất.

Với sự quan tâm, giúp đỡ của ban lãnh đạo Ngân hàng Thương mại cổ phần Hàng Hải Việt Nam, dưới sự lãnh đạo tài tình của Ban Giám đốc Chi nhánh, tập thể cán bộ nhân viên chi nhánh luôn nỗ lực, hăng say, phấn đấu hết mình để củng cố và giữ vững vị trí là chi nhánh hạt nhân, đầu tầu của hệ thống MSB tại khu vực phía Bắc Sông Hồng.

3.2. Sự cần thiết nâng cao chất lượng tín dụng trung và dài hạn

*Nâng cao chất lượng cho vay trung và dài hạn là cần thiết để phát triển kinh tế.

Cùng với sự phát triển của sản xuất và lưu thông hàng hoá hoạt động cho vay cũng ngày càng có bước ổn định nhằm cung cấp các phương tiện giao dịch để đáp ứng mọi nhu cầu sản suất kinh doanh của xã hội. Trong điều kiện đó, chất lượng cho vay ngày càng được quan tâm.

Đảm bảo chất lượng cho vay trung và dài hạn là điều kiện để ngân hàng làm tốt vai trò trung tâm thanh toán. Khi chất lượng cho vay trung và dài hạn được đảm bảo sẽ tăng vòng quay vốn cho vay, với một lượng tiền như cũ có thể thực hiện số lần giao dịch lớn hơn, tạo điều kiện tiết kiệm tiền trong lưu thông, củng cố sức mua của đồng tiền.

Chất lượng cho vay trung và dài hạn góp phần kiềm chế lạm phát, ổn định tiền tệ, tăng trưởng kinh tế, tăng uy tín quốc gia. Thông qua cho vay chuyển khoản, thực hiện thanh toán không dùng tiền mặt, nghiệp vụ cho vay trung và dài hạn của ngân hàng thương mại đã trực tiếp làm giảm khối lượng tiền trong lưu thông, là nguyên nhân tiềm ẩn của lạm phát. Bởi vậy đảm bảo chất lượng cho vay trung và dài hạn sẽ tạo khả năng giảm bớt tiền thừa trong lưu thông, góp phần hạn chế lạm phát ổn định tiền tệ, tăng uy tín quốc gia.

Cho vay trung và dài hạn là công cụ thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước về phát triển kinh tế xã hội theo từng ngành, từng lĩnh vực. Thông qua sự đánh giá, phân tích hiệu quả của các dự án đầu tư đã góp phần khai thác mọi tiềm năng về tài nguyên, lao động và tiền vốn để tăng năng lực sản xuất, cung cấp ngày càng nhiều sản phẩm cho xã hội, giải quyết công ăn việc làm, tăng thu nhập cho người lao động … Do đó chất lượng cho vay trung và dài hạn được nâng cao sẽ góp phần tăng hiệu quả sản xuất xã hội, đảm bảo sự phát triển cân đối giữa các vùng, các ngành trong cả nước, ổn định và phát triển kinh tế.

* Nâng cao chất lượng cho vay quyết định sư tồn tại và phát triển của các ngân hàng thương mại.

Chất lượng cho vay trung và dài hạn được nâng cao làm tăng vòng quay vốn cho vay, (tạo thêm nguồn vốn) tăng khả năng cung cấp dịch vụ của ngân hàng có điều kiện thu hút được nhiều khách hàng.Tạo ra một hình ảnh đẹp về uy tín của ngân hàng và sự gắn bó trung thành của khách hàng với ngân hàng.

Chất lượng cho vay trung và dài hạn làm tăng khả năng sinh lời của các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng thông qua việc giảm chi phí nghiệp vụ, quản lý và các chi phí thiệt hại khác.

Chất lượng cho vay trung và dài hạn đảm bảo khả năng thanh toán và lợi nhuận của ngân hàng, tạo thế mạnh cho ngân hàng trong cạnh tranh.

Chất lượng cho vay trung và dài hạn tao thuận lơị cho sư phát triển bền vững của ngân hàng. Chính nhờ chất lượng cho vay trung và dài hạn ngân hàng có nhiều khách hàng trung thành, uy tín và sản suất kinh doanh có hiệu quả, đó là cơ sở đem lại nhiều lợi nhuận cho ngân hàng. Như vậy chất lượng cho vay sẽ củng cố thêm mối quan hệ xã hội của ngân hàng .

Từ những ưu thế trên, việc củng cố và nâng cao chất lượng cho vay trung và dài hạn là điều cần thiết cho tồn tại và phát triển lâu dài của Ngân hàng Thương Mại.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng trung và dài hạn tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải chi nhánh Hà Nội (Trang 40 - 42)