L Ờ IC ẢM ƠN
2.3.2 Phương pháp đánh giá khả năng chịu mặn giai đoạn mạ (IRRI,1997)
1997)
Giống chuẩn nhiễm: IR28 hoặc IR29 Giống chuẩn kháng: Đốc Phụng, Pokkali
Bước 1: Hạt giống thử nghiệm phải được xử lý nhiệt trong 5 ngày trong tủ sấy ở nhiệt độ 500C để phá miên trạng của hạt giống. Sau khi phá miên trạng, khử trùng hạt giống với thuốc diệt nấm và rửa sạch với nước cất. Đặt hạt diệt trùng trong đĩa Petri với giấy lọc ẩm và ủ ở 300C trong 48 giờ để lúa nảy mầm.
Bước 2: Gieo 2 hạt nảy mầm trên mỗi lỗ trên các tấm xốp (10 lỗ tương ứng với 20 hạt/giống/dòng). Trong 3 ngày đầu chỉ để cây con trên khay xốp chứa đầy nước cất.
Lưu ý: Giữ cây con nguyên vẹn, hạn chế tác động đến cây con. Bất kỳ
thiệt hại nào cho các rễ nhỏ, chồi sẽ phá hủy các cơ chế chịu mặn chính của lúa.
Bước 3: Sau 3 ngày, khi cây con phát triển tốt, thay thế nước cất với dung dịch dinh dưỡng mặn.
Lưu ý: hằng ngày kiểm tra mực nước, thêm nước cất đúng 3 lít vào các
khay thử mặn.
Bước 4: Thay mới dung dịch dinh dưỡng mỗi 8 ngày một lần và duy trì pH 5.0 hằng ngày.
Đánh giá khả năng chịu mặn
Thường xuyên theo dõi thí nghiệm, đến khi giống chuẩn nhiễm (IR28.IR29) gần như chết hoàn toàn (cấp 9).
Đánh giá cấp chống chịu mặn: sử dụng tiêu chuẩn đánh giá (xem Bảng
Bảng 2.2 Tiêu chuẩn đánh giá (SES) ở giai đoạn tăng trưởng và phát triển IRRI (1997)
Cấp Mô tả triệu chứng Đánh giá
1 Tăng trưởng bình thường không có vết lá cháy Chống chịu tốt 3 Gần như bình thường, nhưng đầu lá hoặc vài lá có
vết trắng, lá hơi cuốn lại
Chống chịu 5 Tăng trưởng chậm, hết lá bị khô, một vài chồi bị
chết
Chống chịu trung bình 7 Tăng trưởng bị ngưng lại hoàn toàn, hầu hết lá
khô, một vài cây bị chết
Nhiễm
9 Tất cả cây chết hoặc khô Rất nhiễm