Quan điểm của địa phương về phát triển nông nghiệp, nông thôn,

Một phần của tài liệu Xây dựng cơ sở khoa học cho sự phát triển bền vững ở xóm 11 xã hòa hậu huyện lý nhân tỉnh hà nam (Trang 48)

5. Cấu trúc của luận văn

1.3.3. Quan điểm của địa phương về phát triển nông nghiệp, nông thôn,

làng nghề bền vững

- Về nông nghiệp: Kinh tế nông nghiệp tiếp tục đƣợc coi trọng, đẩy nhanh tốc độ phát triển theo hƣớng sản xuất hàng hóa với quy mô lớn, xây dựng các vùng chăn nuôi tập trung và cánh đồng mẫu lớn. Tăng cƣờng chuyển đổi các vùng đất trũng, chuyển đổi cơ cấu cây trồng và vật nuôi. Sản xuất nông nghiệp và chăn nuôi phải gắn liền với việc bảo vệ môi trƣờng.

- Về nông thôn: Xây dựng NTM là nhiệm vụ trọng tâm, xuyên suốt của cả hệ thống chính trị và nhân dân trong toàn xã. Do vậy, cần tiếp tục tuyên truyền và thực hiện tốt công tác xây dựng NTM trên cơ sở các chỉ tiêu và tiêu chí đã đăng kí.

- Về phát triển làng nghề: Lấy kinh tế hộ gia đình làm trọng tâm, khuyến khích mở rộng các mô hình sản xuất. Phát triển nghề dệt vải phải gắn liền với xây dựng cơ sở hạ tầng và bảo vệ môi trƣờng theo hƣớng tập trung, đồng bộ, đảm bảo hiệu quả kinh tế cao. Mặt khác, tạo điều kiện tối đa để các hộ tiếp cận nguồn vốn, khuyến khích ngƣời dân học nghề. Phát triển LN dệt vải cần gắn liền với hoạt động dịch vụ và du lịch. Phát triển LN dệt vải truyền thống phải gắn với bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa địa phƣơng.

Chƣơng 2

ĐỐI TƢỢNG, ĐỊA ĐIỂM, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU, ĐẶC ĐIỂM ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN KHU VỰC NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tƣợng nghiên cứu

Đối tƣợng nghiên cứu của đề tài là các mặt KT - XH và môi trƣờng của xóm 11.

2.2. Địa điểm nghiên cứu

Đề tài tập trung nghiên cứu tại xóm 11 - xã Hòa Hậu - huyện Lý Nhân - tỉnh Hà Nam.

2.3. Nội dung nghiên cứu

2.3.1. Nghiên cứu các tài liệu liên quan đến vấn đề nghiên cứu

- Nghiên cứu các tài liệu về nông nghiệp, nông thôn và làng nghề.

2.3.2. Khảo sát thực tế và thu thập số liệu

- Khảo sát trƣớc khu vực nghiên cứu xóm 11 tại xã Hòa Hậu.

- Thu thập số liệu từ các cán bộ UBND xã, trƣởng xóm 11 và sử dụng phiếu điều tra đã thiết kế sẵn để thu thập thông tin từ các hộ gia đình trong xóm.

2.3.3. Phân tích các số liệu về mô hình xóm

- Sử dụng phần mềm SPSS(Statistical Package for the Social Sciences) và Excel để phân tích các số liệu đã thu thập đƣợc.

2.3.4. Đánh giá tổng hợp các đặc điểm vùng nghiên cứu

- Phân tích, so sánh, đánh giá tổng hợp các đặc điểm của khu vực nghiên cứu xóm 11. Qua đó, đề xuất các giải pháp phù hợp để PTBV xóm 11.

2.4. Phƣơng pháp nghiên cứu

2.4.1. Phương pháp thu thập và nghiên cứu tài liệu liên quan

Với mục đích bổ sung những kiến thức vào luận văn nên trƣớc và trong quá trình thực hiện luận văn tôi đã:

về lĩnh vực PTBV nông nghiệp, nông thôn, làng nghề để tham khảo nhƣ: Thƣ viện - Viện PTBV vùng Bắc Bộ (Viện khoa học và xã hội Việt Nam); Thƣ viện ĐHSPHN 2.

- Tìm và mua các loại sách có liên quan đến lĩnh vực nghiên cứu. - Thu thập và nghiên cứu các tài liệu liên quan trên Internet.

2.4.2. Phương pháp thu thập dẫn liệu ngoài thực tế

- Xác định vị trí địa điểm xóm 11 - xã Hòa Hậu trên bản đồ và trên thực địa.

- Tìm đọc các tài liệu liên quan về xóm 11 - xã Hòa Hậu để có cái nhìn tổng quan và bƣớc đầu có những đánh giá chung về khu vực mình nghiên cứu.

- Đến trực tiếp liên hệ với những cơ quan liên quan nhƣ phòng tài nguyên và môi trƣờng huyện; phòng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện; phòng văn hóa, thể thao và du lịch huyện; UBND xã Hòa Hậu; lãnh đạo xóm 11 để có sự giúp đỡ và hƣớng dẫn lấy số liệu.

- Phỏng vấn đồng chí bí thƣ, chủ tịch UBND xã Hòa Hậu để nắm bắt thực trạng chung về nông nghiệp, nông thôn của xã và quan điểm của xã về phát triển nông nghiệp, nông thôn, làng nghề bền vững; phỏng vấn bác trƣởng xóm 11 để thu thập những đặc điểm chung về KT - XH và môi trƣờng của xóm 11.

- Xóm 11 có tổng số 230 hộ gia đình đều làm nghề dệt vải, tôi đã sử dụng phiếu điều tra theo độ tuổi từ 26 - 50 tuổi thiết kế sẵn để điều tra 180 hộ gia đình trong tổng số 230 hộ. Dƣới sự giúp đỡ của bác trƣởng xóm 11, lập danh sách 180 chủ hộ gia đình trong xóm. Số lƣợng 180 hộ gia đình trong xóm đƣợc lập một cách ngẫu nhiên, phân bố đều trên phạm vi xóm, tỷ lệ nam và nữ điều tra đều nhau. Sau đó, sử dụng phiếu điều tra theo độ tuổi đã thiết kế sẵn đến từng hộ gia đình theo danh sách đã lập, hƣớng dẫn và đề nghị những ngƣời đó giúp đỡ khoanh hoặc tích vào thông tin trong phiếu.

2.4.3. Phương pháp xử lý số liệu đã thu thập được

Sau khi thu thập thông tin từ địa bàn nghiên cứu về, tôi sử dụng phần mềm SPSS (Statistical Package for the Social Sciences) để xử lý số liệu. Quy trình nhƣ sau:

- Làm sạch số liệu: Đọc kiểm tra lại 180 phiếu điều tra xem có thông tin gì sót và cần điều chỉnh hay không, việc làm sạch số liệu có thể đƣợc thực hiện luôn trong quá trình khảo sát.

- Mã hóa (Code) số liệu bằng phần mềm SPSS: Chạy phần mềm SPSS, sau đó khai báo biến vào mục Variable View.

- Nhập số liệu: Tiếp theonhập số liệu vào mục Data View, nhập lần lƣợt theo thứ tự đã đƣợc mã hóa ở trên.

- Chạy thử số liệu để kiểm tra, sau đó chạy số liệu theo nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài: Sử dụng kiểm định T-Test để đánh giá về thu nhập trung bình của một ngƣời tại xóm mỗi tháng; Sử dụng kiểm định Anova để kiểm tra mối quan hệ giữa nhóm tuổi và thu nhập tại xóm; Sử dụng kiểm định T-Test để đánh giá sự ảnh hƣởng của giới tính đến thu nhập bình quân; Sử dụng kiểm định T-Test để đánh giá sự ảnh hƣởng của trình độ học vấn đến thu nhập bình quân; Sử dụng kiểm định Chi-Square để tìm hiểu về mức độ ô nhiễm với các nguyên nhân; Sử dụng lệnh Codebook để thống kê giá trị của các biến trong khảo sát.

2.4.4. Phương pháp chuyên gia

Khi thực hiện luận văn, ngoài sự giúp đỡ của thầy hƣớng dẫn, tôi còn tham khảo ý kiến của các thầy, cô Viện phát triển bền vững vùng Bắc Bộ; các kĩ sƣ phòng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện, phòng tài nguyên và môi trƣờng huyện; các cán bộ nông nghiệp xã Hòa Hậu; cô Ngô Thái Lan giảng dạy môn Sinh thái học nhân văn, thầy Lê Đồng Tấn giảng dạy môn Môi trƣờng và phát triển bền vững,…

2.5. Đặc điểm về điều kiện tự nhiên của xóm 11

2.5.1. Đặc điểm về vị trí địa lí, ranh giới

-Xã Hòa Hậu nằm ở phía Nam và là xã cuối của huyện Lý Nhân. Phía Bắc giáp xã Tiến Thắng và Phú Phúc, phía Nam giáp sông Châu và xã Mỹ Phúc (huyện Mỹ Lộc, tỉnh Nam Định), phía Đông giáp sông Hồng và tỉnh Thái Bình, phía Tây giáp xã Tiến Thắng.

Hình 2.1: Bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2010 xã Hòa Hậu - huyện Lý Nhân - tỉnh Hà Nam (Nguồn cung cấp: Phòng TN & MT huyện Lý Nhân)

- Xóm 11 là một xóm của xã Hòa Hậu, xóm nằm gần tuyến đƣờng quốc lộ 38B và có trục đƣờng xã chạy qua. Phía Bắc giáp xóm 4 và xóm 13, phía Nam giáp xóm 10 và xóm 17, phía Tây giáp xóm 5, phía Đông giáp xóm 12.

Hình 2.2: Sơ đồ hành chính xóm 11 - xã Hòa Hậu - huyện Lý Nhân - tỉnh Hà Nam (Nguồn cung cấp: Ban địa chính xã Hòa Hậu)

2.5.2. Đặc điểm về địa hình

Xóm 11 nằm cách xa sông Hồng và sông Châu nên tổng thể địa hình tƣơng đối bằng phẳng. Tuy nhiên, trên thực tế địa hình của xóm cũng bị chia cắt nhiều bởi hệ thống ao và đƣờng giao thông.

2.5.3. Đặc điểm về địa chất, thổ nhưỡng

Xóm 11 có tổng diện tích đất là 20,3 ha. Trong đó, đất nông nghiệp là 13,3 ha, đất phi nông nghiệp là 7,0 ha. Chất đất ở đây chủ yếu là đất thịt nhẹ nên thích hợp với một số giống cây ăn quả truyền thống: chuối ngự, hồng không hạt, táo,…

2.5.4. Đặc điểm về điều kiện thủy văn, khí hậu 2.5.4.1. Đặc điểm về điều kiện thủy văn 2.5.4.1. Đặc điểm về điều kiện thủy văn

Hệ thống kênh mƣơng của xóm ít, chƣa đƣợc kiên cố hóa, chủ yếu chứa chất thải sinh hoạt và sản xuất. Hệ thống ao nhiều, thƣờngđƣợc nối thông với nhau.

2.5.4.2. Đặc điểm về điều kiện khí hậu

Xóm 11 cũng nhƣ xã Hòa Hậu chịu ảnh hƣởng chung của khí hậu trong tỉnh Hà Nam và Nam đồng bằng sông Hồng. Với khí hậu nhiệt đới gió mùa, một năm chia làm hai mùa rõ rệt: một mùa mƣa (nóng) và một mùa khô (lạnh) [1].

Tổng nhiệt độ trung bình hàng năm khoảng 80000C, riêng vụ mùa chiếm khoảng 58 - 60%.Nền nhiệt tƣơng đối cao, nhiệt độ trung bình ở tháng giêng, tháng 2 là 18,90C.Nhiệt độ cao nhất vào tháng 7, trung bình từ 23 - 240C [1].

Tổng lƣợng mƣa bình quân từ 1.800 - 2.000 mm/năm. Mùa mƣa kéo dài từ tháng 5 đến tháng 10, trung bình đạt 200 - 250 mm/tháng, lƣợng mƣa lớn nhất vào tháng 8 và tháng 9 đạt tới 350 - 400 mm/tháng, từ tháng 12 đến tháng 2 năm sau lƣợng mƣa ít, trung bình từ 10 - 12 mm/tháng [1].

Hai hƣớng gió chính tác động là gió mùa Đông Bắc và gió mùa Đông Nam. Độ ẩm không khí trung bình hàng năm từ 84 - 86% [1].

Chƣơng 3

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 3.1. Đặc điểm về kinh tế, xã hội và môi trƣờng của xóm 11

Kiểm tra giá trị Cronbach’s Alpha ta thấy đạt 0,682 xấp xỉ mức tin cậy cho phép của mỗi khảo sát là 0,7. Kiểm định Anova có giá trị Sig=0 cho thấy với độ tin cậy 99% không có sự mâu thuẫn trong mỗi câu trả lời của ngƣời đƣợc khảo sát. Do đó kết quả khảo sát này đƣợc chấp nhận.

Tôi đã thực hiện khảo sát 180 hộ gia đình trên tổng số 230 hộ gia đình của xóm. Các nhóm tuổi khảo sát từ 26 - 35 là 60 ngƣời, từ 36 - 45 là 60 ngƣời, từ 46 - 50 là 60 ngƣời. Trong 180 ngƣời điều tra có 92 ngƣời là nam giới chiếm 51,1%, 88 ngƣời là nữ giới chiếm 48,9%,đều là dân tộc Kinh, hình thức tôn giáo là đạo phật. Trong số những ngƣời đƣợc phỏng vấn có 98 ngƣời học hết cấp 2 chiếm 54,4%, có 82 ngƣời học hết cấp 3 chiếm 45,6%. Những ngƣời đƣợc hỏi cho biết đều tham gia làm nghề cùng với gia đình mình, đều đã lập gia đình và đa số các gia đình đều có số thành viên từ 3 - 4 ngƣời.

3.1.1. Đặc điểm về kinh tế của xóm 11

3.1.1.1. Khái quát đặc điểm về làm nghề ở xóm 11

Kết quả khảo sát cho thấy 180 ngƣời đại diện cho 180 hộ gia đình trong xóm đều có làm nghề. Phân tích số liệu tôi thấy có 177 hộ gia đình làm nghề tại nhà chiếm 98,3%, có 3 hộ gia đình đi làm thuê chiếm 1,7%. Do diện tích đất của các gia đình trong xóm ít nên hầu hết tất cả các hộ đều có khu sản xuất ngay tại nhà, số hộ có khu sản xuất tách riêng biệt với gia đình ở một nơi khác rất ít. Nghề dệt vải truyền thống tại xóm luôn đƣợc coi trọng, các thế hệ sau cứ thế nối tiếp nghề của cha ông để lại. Do đó, đa số các hộ gia đình làm nghề trong xóm đều là những hộ có thâm niên, cụ thểcó 178 hộ cho biết đã làm nghề từ đời trƣớc để lại chiếm 98,9% và 2 hộ đã làm nghề trên 3 năm chiếm 1,1%. Mỗi gia đình đều có 2 ngƣời làm toàn thời gian trong ngày

thƣờng là vợ chồng, con cái của các hộ chỉ giúp đỡ làm bán thời gian. Thống kê phiếu điều tra cho thấy:

Số ngƣời làm bán thời gian Thống kê

0 1 2

Số hộ 96 30 54

Tỷ lệ (%) 53.3 16.7 30

(Bảng 3.1: Số người làm bán thời gian của các hộ gia đình điều tra)

Các hộ gia đình trong xóm gần nhƣ sử dụng nguồn lao động là những ngƣời thân trong gia đình mình. Ngoài ra, một số gia đình đi thuê lao động ở ngoài nhƣng những lao động này thƣờng là hàng xóm với chủ hộ.

Tất cả 180 hộ đều có mong muốn sản xuất nghề tại nhà với lý do dễ quản lý, bảo quản và trông coi. Trong đó có 28 ngƣời cho biết là thuận tiện, không phải đi lại xa chiếm 15,6% và 152 ngƣời cho biết là dễ quản lý, bảo quản, trông coi chiếm 84,4%.

Hiện nay, hoạt động dệt vải của các hộ gia đình trong xóm đều đƣợc tự động hóa 100%. Điều đó làm giảm sự tham gia của ngƣời dân vào các quá trình sản xuất, đồng thời nâng cao năng suất và chất lƣợng sản phẩm. Các nguyên liệu phục vụ sản xuất tại xóm chủ yếu phải đi nhập thông qua tƣ thƣơng. Nguồn nguyên liệu phục vụ sản xuất tại xóm luôn đầy đủ, qua đó hoạt động sản xuất của các hộ luôn đƣợc đảm bảo ổn định.

Công tác truyền nghề cho các thế hệ sau đã đƣợc coi trọng từ xa xƣa. Ngày nay, việc truyền nghề vẫn diễn ra thƣờng xuyên, giúp nghề dệt vải không bị mai một và thất truyền. Ngày trƣớc, việc truyền nghề chỉ đƣợc phạm vi trong một gia đình hay dòng họ do những bí quyết về nghề nghiệp. Hiện nay, việc đào tạo truyền nghề diễn ra thƣờng xuyên và công khai. Qua đó,mọi ngƣời dân trong xóm có thể học hỏi, chia sẻ kinh nghiệm cho nhau và nâng

cao tay nghề. Hình thức tự tổ chức lớp đào tạo, cử ngƣời tham gia lớp học khi có thông báo cũng thỉnh thoảng đƣợc diễn ra, đặc biệt ngƣời dân vẫn còn thụ động chƣa tìm kiếm thêm các lớp học nghề. Thống kê khảo sát tôi thấy có 180 ngƣời đƣợc hỏi cho biết thƣờng xuyên đƣợc truyền nghề từ cha ông, 100% số ngƣời đƣợc hỏi cho biết thỉnh thoảng mới tham gia các lớp dạy nghề do xóm tổ chức hoặc cử con em tham gia nếu đƣợc thông báo, 100% số ngƣời đƣợc hỏi cho biết không tự tìm kiếm lớp học nghề.

Xóm 11 không có các hoạt động thờ tổ nghề hay tổ chức các lễ hội truyền thống giống ở các địa phƣơng khác. Tất cả các hộ đều mong muốn phát triển nghề và giữ gìn bản sắc văn hóa truyền thống của xóm.

Nói chung, hoạt động làm nghề trên địa bàn xóm 11 có vai trò rất quan trọng trong phát triển kinh tế, văn hóa và xã hội của địa phƣơng. Qua đó, bộ mặt của nông thôn từng bƣớc đƣợc thay đổi, phù hợp với sự phát triển chung của đất nƣớc. Thống kê kết quả từ phiếu khảo sát tôi thấy:

Vai trò của làm nghề Thống kê Phát triển KT - XH Tạo việc làm Tạo thu nhập Số hộ 102 44 34 Tỷ lệ (%) 56.7 24.4 18.9

(Bảng 3.2: Nhận thức vai trò của làm nghề từ các hộ điều tra)

3.1.1.2. Đặc điểm về kinh tế của xóm 11

- Về thu nhập: Theo tìm hiểu và phân tích kết quả khảo sát tôi thấy nguồn thu nhập chính của các hộ gia đình trong xóm là từ làm nghề, một số hộ gia đình còn có nguồn thu nhập khác ngoài làm nghề nhƣng không đáng kể. Tất cả những ngƣời đƣợc hỏi đều cho biết nguồn thu lớn nhất của gia đình là từ làm nghề. Kết quả tự đánh giá xếp loại kinh tế hộ gia đình của180 hộ:

Xếp loại Thống kê

Nghèo Trung bình Khá trở lên

Số hộ 0 15 165

Tỷ lệ (%) 0 8.3 91.7

(Bảng 3.3: Tự đánh giá xếp loại kinh tế hộ của các gia đình điều tra)

Đánh giá đóng góp của nghề trong cơ cấu thu nhập của các hộ gia đình, phần lớn đều cho biết nghề dệt vải là nguồn thu duy nhất. Cụ thể:

Đóng góp của nghề Thống kê

Duy nhất Chủ yếu Chiếm một nửa

Thứ yếu(ít)

Số hộ 168 10 2 0

Tỷ lệ (%) 93.3 5.6 1.1 0

(Bảng 3.4: Đóng góp của nghề trong cơ cấu thu nhập của các hộ điều tra)

Theo thống kê, hầu hết thu nhập bình quân/ngƣời/tháng đều thấp hơn hoặc bằng 3 triệu, chủ yếu ngƣời dân khai báo ở mức 2,9 và 3 triệu, số ngƣời

Một phần của tài liệu Xây dựng cơ sở khoa học cho sự phát triển bền vững ở xóm 11 xã hòa hậu huyện lý nhân tỉnh hà nam (Trang 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)