Thực trạng phát triển nông nghiệp, nông thôn ở huyện Lý Nhân

Một phần của tài liệu Xây dựng cơ sở khoa học cho sự phát triển bền vững ở xóm 11 xã hòa hậu huyện lý nhân tỉnh hà nam (Trang 41 - 47)

5. Cấu trúc của luận văn

1.2.3.Thực trạng phát triển nông nghiệp, nông thôn ở huyện Lý Nhân

1.2.3.1. Phát triển nông nghiệp, nông thôn ở Lý Nhân

- Về nông nghiệp [31]: Năng suất vụ chiêm của huyện đạt 66,9 tạ/ha, năng suất vụ mùa của huyện đạt 50,6 tạ /ha. Giá trị sản xuất trên 1ha đất canh tác là 85,2 triệu/ha, thí điểm triển khai “cánh đồng mẫu” tại xã Nhân Bình với diện tích 81,5 ha đạt hiệu quả kinh tế. Sản lƣợng lƣơng thực có hạt đạt 99.373 tấn. Sản lƣợng thịt hơi xuất chuồng đạt 17.010 tấn.

Các mô hình phát triển sản xuất tiếp tục đƣợc nhân rộng nhƣ: mô hình đệm lót sinh học trong chăn nuôi lợn, mô hình trồng nấm ăn, mô hình cung ứng thức ăn chăn nuôi với hình thức trả chậm đạt hiệu quả cao. Năm 2013, ngành nông nghiệp chiếm tỷ lệ 34,8% trong cơ cấu kinh tế của huyện.

Triển khai việc nạo vét kênh và làm thủy lợi theo kế hoạch đề ra. Hoạt động của HTX đã có nhiều chuyển biến rõ nét nhƣ: tích cực áp dụng các tiến bộ khoa học kĩ thuật vào sản xuất, thanh toán các khoản hỗ trợ của nhà nƣớc cho nông dân đảm bảo đúng đối tƣợng và kịp thời.

-Về xây dựng nông thôn mới [13]: Trong xây dựng cơ sở hạ tầng đƣờng giao thông, huyện đã làm đƣợc 558,054 km đƣờng trong đó đƣờng giao thông nông thôn là 542,465 km và 15,589 km đƣờng nội đồng. Ngoài ra, cũng đã triển khai kiên cố hóa kênh mƣơng đƣợc 3,17 km.

Phát triển sản xuất nâng cao thu nhập cho ngƣời dân thông qua nhiều mô hình và đề án nhƣ: mô hình đệm lót sinh học trong chăn nuôi lợn, đề án xây dựng cánh đồng mẫu lớn,…

Nhiều lớp đào tạo nghề cho lao động nông thôn cũng đã đƣợc triển khai nhƣ lớp dạy nghề trồng ngô, lớp may công nghiệp, lớp sử dụng thuốc thú y trong chăn nuôi, lớp dạy nghề trồng nấm. Công tác dồn điền đổi thửa có kế hoạch rõ ràng và bắt đầu đƣợc triển khai.

Văn hóa, xã hội và môi trƣờng: Đến hết năm 2012,toàn huyện có 173 làng văn hóa. Năm 2013, có 17/20 nhà văn hóa thôn, xóm đƣợc xây mới đƣa vào sử dụng và có thêm 5 xã hoàn thành tiêu chí về văn hóa.

Về trƣờng học: Năm 2013, toàn huyện đã hoàn thành 152 phòng (nâng cấp 28 phòng và xây mới 124 phòng). Số trƣờng đạt chuẩn quốc gia các cấp tăng dần (mầm non có 9/24 trƣờng, tiểu học có 31/31 trƣờng, trung học cơ sở có 13 trƣờng) và có 62 trƣờng đạt danh hiệu “Trƣờng học thân thiện, học sinh tích cực”. Do vậy, chất lƣợng giáo dục toàn diện, chất lƣợng học sinh giỏi ở các cấp, ngành học đƣợc giữ vững và nâng lên.

Các hoạt động văn hóa, thể thao, thông tin truyền thông đƣợc tăng cƣờng.Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” gắn với chƣơng trình mục tiêu quốc gia về xây dựng NTM ngày càng đƣợc nâng cao chất lƣợng và đi vào nề nếp.

Về công tác y tế, dân số: Chất lƣợng khám chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe đƣợc nâng cao, cơ sở vật chất trạm y tế tiếp tục đƣợc đầu tƣ và nâng cấp. Tỷ lệ ngƣời dân tham gia bảo hiểm y tế đạt 53,3%, tỷ lệ trẻ em dƣới 5 tuổi suy dinh dƣỡng giảm còn 15,3%.

Về môi trƣờng: Đến nay, 23 xã và thị trấn đã thành lập đƣợc 218 tổ thu gom rác thải đi vào hoạt động, UBND huyện đã hỗ trợ toàn bộ kinh phí mua xe chở rác cho 347 thôn xóm. Rác thải đƣợc vận chuyển đến điểm trung chuyển và bàn giao cho công ty thu gom rác.

An ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội tiếp tục đƣợc giữ vững và ổn định. Phong trào “Toàn dân bảo vệ an ninh tổ quốc” đƣợc đẩy mạnh. Đa số các hộ gia đình chấp hành tốt chỉ thị, nghị quyết của Đảng, pháp luật của nhà nƣớc, xây dựng gia đình văn hóa.

Có thể nhận thấy rằng chƣơng trình xây dựng NTM trên toàn huyện đã đƣợc triển khai đồng bộ và thu đƣợc kết quả cao. Từ đó, ngƣời dân an tâm sản xuất, đời sống không ngừng đƣợc nâng cao, bộ mặt nông thôn của huyện đã có sự thay đổi rõ rệt.

1.2.3.2.Phát triển làng nghề ở Lý Nhân

Hiện nay, toàn huyện có 17 LN và 27 làng có nghề. Những năm qua, các LN trong huyện phát triển mạnh mẽ đã góp phần thúc đẩy phát triển KT - XH tại địa phƣơng nói riêng và huyện Lý Nhân nói chung. Huyện có một số LNTT nổi tiếng nhƣ: dệt Đại Hoàng - Hòa Hậu, bánh đa nem Nguyên Lý,… Sự phát triển của các LN trong huyện đã tạo ra nhiều việc làm cho ngƣời dân tại địa phƣơng và các vùng lân cận, đặc biệt là các lao động lúc nông nhàn. Các dịch vụ khác từ đó cũng phát triển theo, góp phần làm tăng thu nhập cho ngƣời dân.

Dƣới đôi bàn tay khéo léo, kĩ thuật tinh xảo của các nghệ nhân và ngƣời lao động, từng sản phẩm ở đây đƣợc thổi hồn và mang những độc đáo riêng của địa phƣơng. Hiện nay, các LN trong huyện đều đƣợc giữ gìn, kế thừa và nhiều nghề đã đƣợc khôi phục lại. Hình thức du lịch các LN trong huyện cũng mới bắt đầu phát triển. Ngoài quảng bá các giá trị văn hóa truyền thống thì các sản phẩm của các LN có điều kiện đƣợc nhiều ngƣời, nhiều nơi biết đến thông qua khách du lịch.

Trong năm vừa qua, sản xuất công nghiệp và TTCN tăng trƣởng ổn định, các ngành nghề truyền thống trên địa bàn tiếp tục phát huy hiệu quả.Năm 2013, giá trị sản xuất công nghiệp và TTCN của huyện đạt 686 tỷ đồng [31].

Tuy nhiên, cũng giống nhƣ những LN khác trong tỉnh, tình trạng ô nhiễm môi trƣờng ngày càng gia tăng, đặc biệt là ô nhiễm nguồn nƣớc. Qua đó, sức khỏe ngƣời dân bị ảnh hƣởng nghiêm trọng. Đồng thời, các LN trong huyện vẫn còn nhiều hạn chế nhƣ: quy mô nhỏ, vốn ít, mẫu mã sản phẩm chƣa đa dạng, thị trƣờng tiêu thụ còn bé, cơ sở hạ tầng chƣa đồng bộ, công nghệ chƣa đƣợc cải tiến, thiếu sự liên kết và mở rộng mô hình. Tất cả những vấn đề này gây ảnh hƣởng lớn đến sự phát triển KT - XH của địa phƣơng. Do đó, để LN có thể PTBV cần sự vào cuộc của tất cả các cấp, các ngành, sự đồng thuận của ngƣời dân cùng nhiều biện pháp khác nhau.

1.2.4. Thực trạng phát triển nông nghiệp, nông thôn ở xã Hòa Hậu 1.2.4.1. Phát triển nông nghiệp, nông thôn ởHòa Hậu

-Về vấn đề nông nghiệp [33]: Năm 2013, sản lƣợng cây lƣơng thực có hạt đạt 1.186 tấn (thóc 1.071 tấn, ngô 115 tấn). Giá trị sản xuất bình quân trên 1 ha đất canh tác là 80 triệu đồng. UBND xã đã phối hợp tổ chức lớp tập huấn chuyển giao kĩ thuật trồng nấm, mô hình đệm lót sinh học cho các hộ dân. UBND xã thƣờng xuyên quan tâm phát triển đàn gia súc, gia cầm, nuôi trồng thủy sản và chủ động phòng chống dịch bệnh.

Năm 2013, cơ cấu kinh tế nông nghiệp - thủy sản đạt 16,2% với giá trị 39,5 tỷ đồng. Công tác dồn điền và đổi thửa đƣợc triển khai theo kế hoạch, thu đƣợc kết quả tốt.

-Về công tác xây dựng NTM [32]: Đến nay xã đã đạt 9/19 tiêu chí, 25/39 nội dung tiêu chí về xây dựng NTMtheo bộ tiêu chí quốc gia. Các tiêu chí và nội dung tiêu chí đã đạt:

thiết yếu; quy hoạch phát triển hạ tầng KT - XH, môi trƣờng theo tiêu chuẩn mới; quy hoạch phát triển các khu dân cƣ mới và chỉnh trang các khu dân cƣ hiện có.

Giao thông: Tỷ lệ km đƣờng ngõ, xóm sạch và không lầy lội vào mùa mƣa. Thủy lợi: Hệ thống thủy lợi cơ bản đáp ứng yêu cầu sản xuất và dân sinh. Điện: Hệ thống điện đảm bảo yêu cầu của ngành điện; tỷ lệ hộ dân sử dụng điện thƣờng xuyên, an toàn đạt 100%.

Giáo dục: Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở đƣợc tiếp tục học trung học (phổ thông, bổ túc, học nghề) đạt 100%; phổ cập giáo dục trung học; tỷ lệ lao động đã qua đào tạo đạt 55,7%.

Bƣu điện: Có điểm phục vụ bƣu chính viễn thông; có Internet đến thôn. Nhà ở dân cƣ: Xã hiện không còn nhà tạm, nhà dột nát; tỷ lệ hộ có nhà ở đạt tiêu chuẩn của Bộ xây dựng.

Cơ cấu lao động: Tỷ lệ lao động trong độ tuổi làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp, làm nghề đạt yêu cầu đề ra.

Hình thức tổ chức sản xuất: HTX hoạt động có hiệu quả.

Y tế: Tỷ lệ ngƣời dân tham gia các hình thức bảo hiểm y tế đạt 70,6%; y tế xã đạt chuẩn quốc gia.

Hệ thống tổ chức chính trị xã hội vững mạnh: Các tổ chức đoàn thể chính trị của xã đều đạt danh hiệu tiên tiến trở lên; có đủ các tổ chức trong hệ thống chính trị cơ sở theo quy định; cán bộ xã đạt chuẩn 21 ngƣời; an ninh, trật tự xã hội đƣợc giữ vững. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Môi trƣờng: Tỷ lệ hộ đƣợc sử dụng nƣớc sạch hợp vệ sinh theo tiêu chuẩn quốc gia đạt 97%; trên địa bàn xã có 99,39% cơ sở sản xuất - kinh doanh đạt tiêu chuẩn về môi trƣờng; nghĩa trang đƣợc xây dựng theo quy hoạch.

1.2.4.2. Phát triển làng nghề ở Hòa Hậu

Hòa Hậu là một xã thuần nông có diện tích đất nông nghiệp tƣơng đối ít so với các địa phƣơng khác. Xã có nhiều di tích văn hóa nhƣ khu nhà Bá

Kiến, khu tƣởng niệm nhà văn - liệt sĩ Nam Cao cùng những nét văn hóa ẩm thực độc đáo.

Xã Hòa Hậu có nghề dệt vải là nghề truyền thống, đã có từ lâu đời. Hiện nay, xã có một LNTT là làng dệt vải Đại Hoàng đã đƣợc tỉnh công nhận. Trƣớc đây, sản phẩm chủ yếu của làng là vải thô 0,35 - 0,4 m, nhà giàu có khoảng 4 - 5 khung dệt, nhà trung bình 1 khung dệt. Ngày nay, mẫu mã sản phẩm đã đa dạng hơn, số khung vải trong mỗi nhà tăng lên, tất cả đƣợc tự động hóa. Nghề dệt vải là nguồn thu chủ yếu, chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu kinh tế của xã. Nghề dệt vải đã góp phần giải quyết việc làm cho nhiều lao động nông thôn. Từ đó, cải thiệnthu nhập, nâng cao đời sống cho ngƣời dân, góp phần thúc đẩy phát triển KT - XH của xã. Nghề dệt vải tập trung chủ yếu ở miền Nhân Hậu, miền Nhân Hòa chỉ tập trung một sốcơ sở nhuộm.

Tƣơng lai gần, trên địa bàn xã sẽ hình thành khu cụm TTCN Nhân Hậu. Trên địa bàn toàn xã có 1.486 hộ làm nghề dệt vải và 41 doanh nghiệp, có 4.936 ngƣời lao động làm việc trong các doanh nghiệp. Trong năm 2013, giá trị sản xuất TTCN đạt 155 tỷ đồng. Đối với những ngƣời tham gia làm nghề dệt vải trên toàn xã, thu nhập bình quân đầu ngƣời/tháng dao động từ 2,5 - 3 triệu [33].

Tuy nhiên, vấn đề bức xúc nhất hiện nay là tình trạng ô nhiễm môi trƣờng ngày càng gia tăng, đặc biệt là ô nhiễm nguồn nƣớc do tẩy nhuộm vải. Nguyên nhân chính là nguồn nƣớc thải do sinh hoạt và tẩy nhuộm đƣợc ngƣời dân xả thải trực tiếp ra môi trƣờng, công trình xử lý nƣớc thải tập trung chƣa triển khai đƣợc. Ngoài ra, ô nhiễm tiếng ồn từ hoạt động dệt vải cũng ảnh hƣởng không nhỏ đến cuộc sống, đặc biệt là trẻ em và ngƣời già.

Bên cạnh đó, cũng nhƣ nhiều LN khác trong huyện Lý Nhân nói riêng và tỉnh Hà Nam nói chung, LN Đại Hoàng trên địa bàn xã vẫn còn nhiều hạn chế nhƣ: mô hình sản xuất chủ yếu là hộ gia đình, vốn ít, các gia đình vẫn chƣa hỗ trợ và giúp đỡ lẫn nhau trong sản xuất, các mẫu mã vải tuy đã cải thiện hơn

trƣớc nhƣng vẫn chƣa đa dạng, thị trƣờng tiêu thụ chƣa rộng, nơi ở và sản xuất cận nhau, công nghệ sản xuất chƣa cải thiện nhiều.

Kinh tế phát triển mạnh mẽ nhƣng đánh đổi lại đó là sự suy giảm môi trƣờng sống của ngƣời dân. Bộ mặt xã hội nông thôn có nhiều chuyển biến tích cực song sức khỏe ngƣời dân đang bị suy giảm nghiêm trọng. Đâu đó vẫn có nhiều bài báo nói về “Làng ung thƣ Nhân Hậu”, đó là một thực tế đáng buồn mà ngƣời dân đang phải sống chung và chấp nhận. Do đó, để khắc phục thực trạng này cần sự chuyển biến ý thức, sự đồng lòng hành động của ngƣời dân trong toàn xã, sự vào cuộc quyết liệt của chính quyền các cấp, các ngành.

Một phần của tài liệu Xây dựng cơ sở khoa học cho sự phát triển bền vững ở xóm 11 xã hòa hậu huyện lý nhân tỉnh hà nam (Trang 41 - 47)