Thành phần hóa học của cơ thể cá cũng giống như các loài động vật
khác, gồm nước, đạm, béo, khoáng,… Thành phần này khác nhau tùy loài,
giai đoạn phát triển và phụ thuộc rất lớn vào chất lượng thức ăn (Trần Thị
Thanh Hiền và ctv. 2004). Kết quả phân tích các thành phần sinh hóa cho thấy ẩm độ dao động từ 73,3– 76% và khác biệt không có ý nghĩa giữa các nghiệm
thức (p>0,05). Kết quả này phù hợp với nghiên cứu của Trần Thị Thanh Hiền và ctv. (2004) là trong cơ thể động vật thủy sản thì hàm lượng nước là cao nhất, thường chiếm trên 60–80%. Như vậy, hàm lượng nước trong cơ thể cá
thí nghiệm được phân tích phù hợp theo sự phát triển của cơ thể. Hàm lượng tro trong cơ thể cá ở các nghiệm thức dao động trong khoảng (7,48 – 8,43%) khác biệt không có ý nghĩa thống kê giữa các nghiệm thức (p>0,05). Kết quả
này chứng tỏ phương thức giảm thức ăn trong thí nghiệm không ảnh hưởng đến hàm lượng tro trong cơ thể cá. Hàm lượng đạm trong cơ thể cá ở các
nghiệm thức dao động từ 50,71 – 52,27 %. Hàm lượng đạm cao nhất ở nghiệm
thức 2 ngày (52,27%), kế đến là nghiệm thức đối chứng (51,36%), giảm ăn 3
ngày (50,75%) và thấp nhất là ở nghiệm thức giảm ăn 4 ngày (50,71%) và sai khác nhau không có ý nghĩa thống kê (p>0,05). Đồng thời, hàm lượng đạm trong cơ thể cá sau thí nghiệm luôn thấp hơn trong cơ thể cá trước thí
nghiệm. Hàm lượng đạm trong thí nghiệm này có xu hướng giảm theo khối lượng của cá nhưng mối tương quan này không rõ ràng.
Hàm lượng chất béo trong cơ thể cá trước thí nghiệm là 26,2% thấp hơn
nhiều so với cá sau thí nghiệm. Kết quả này là do cá lớn thường có lượng mỡ
dự trữ cao hơn cá nhỏ. Chất béo trong cơ thể cá sau thí nghiệm của các
nghiệm thức dao động từ 29,41% đến 35,32%.Theo Trần Thị Thanh Hiền và ctv, (2004) thì thành phần hóa học của động vật thủy sản biến đổi theo giai đoạn phát triển của chúng, thường là hàm lượng chất béo gia tăng theo giai đoạn phát triển. Khi phân tích về thành phần hóa học của cá trắm cỏ thì thấy
có sự thay đổi theo khối lượng cơ thể, tác giả này cho biết hàm lượng chất béo
trong cơ thể là tăng dần từ 1,31% đến 3,8% cùng với sự gia tăng về khối lượng cơ thể từ 94g đến 628g. Nhưng trong thí nghiệm này do sự chênh lệch
không lớn về khối lượng cho nên sự khác biệt về tỷ lệ lipid giữa các nghiệm
thức không có ý nghĩa thống kê (p>0,05).
Kết quả phân tích thành phần sinh hóa của cơ thể cá có thể kết luận là các thành phần này đa số tăng theo sự gia tăng của khối lượng cơ thể cá nhưng không thể hiện rõ. Việc giảm tỷ lệ cho ăn trong thí nghiệm này không làm ảnh hưởng đến thành phần hóa học của cơ thể cá.
Bảng 4.6. Thành phần hoá học cá trước và sau thí nghiệm.
Nghiệm thức Ẩm độ (%) Tro (%) Protein (%) Lipid (%) Cá trước thí nghiệm 76,9±1,54 9,01±3,01 53,63±1,50 26,2±1,11 Đối chứng 76,0±3,70a 7,48±1,46a 51,36±0,74a 35,32±3,2a Giảmăn 2 ngày 75,2±1,36a 7,87±3,73a 52,27±2,41a 29,41±5,86a Giảm ăn 3 ngày 75,5±2,40a 8,43±2,57a 50,75±2,37a 33,91±3,03a Giảm ăn 4 ngày 73,3±3,68a 8,39±1,80a 50,71±0,87a 31,03±2,06a Ghi chú:
Tất cả các số liệu được trình bày dạng số trung bình ± độ lệch chuẩn.
Số liệu trong cùng một cột có cùng chữ thì khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p>0,05).
4.7.Chi phí thức ăn cho 1 kg cá tăng trọng
NT Đơn giá (đ/kg thức ăn) FCR Chi phí thức ăn (đ/kg cá) ĐC 11.000 1,75 19.250 2 NGÀY 11.000 1,75 19.250 3NGÀY 11.000 1,39 15.290 4NGÀY 11.000 1,67 18.370
Qua bảng 4.7 ta thấy, cùng một giá thành thức ăn thí nghiệm nhưng biến động của FCR làm cho giá thành của thức ăn cho 1kg cá tăng trọng có sự biến động
lớn giữa các nghiệm thức. Chi phí để tạo ra 1kg cá tăng trọng khi giảm lượng thức ăn 3 ngày là thấp nhất chỉ tốn 15.290 đồng, trong khi đó chi phí của nghiệm thức đối chứng và nghiệm thức gảm thức ăn 2 ngày là 19.250 đồng, còn nghiệm thức
giảm thức ăn 4 ngày cũng cầnchi phí khá cao (18.370 đồng/1kg cá tăng trọng). Chi
phí của các nghiệm thức là quá cao so với nghiêm thức 3 ngày. Mặc dù, nghiệm
thức đối chứng cho kết quả tăng trưởng cao hơn nghiệm thức 3 ngày nhưng cao hơn ở mức không đáng kể mà giá thành của thứcăn cho 1kg cá tăng trọng lại cao hơn
khá nhiều do phải cần dùng một lượng thức ăn lớn hơn nhiều như vậy chứng tỏ đã làm lãng phí một lượng đáng kể thức ăn.
Phần 5
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT