Kết quả phân lập vi khuẩn E.coli sinh ESBL trên gà ở huyện Mỹ Tú tỉnh Sóc

Một phần của tài liệu khảo sát sự lưu hành của vi khuẩn e coli sinh beta lactamase phổ rộng trên gà khỏe tại một số trại gà thuộc huyện mỹ tú tỉnh sóc trăng (Trang 26 - 27)

Sóc Trăng.

Kết quả khảo sát 22 gà gồm 11 gà thịt và 11 gà đẻ trên 4 loại mẫu là gan, thịt, phổi và phân bằng phƣơng pháp đĩa kết hợp. Kết quả sự hiện diện của E. coli sinh ESBL đƣợc thể hiện ở bảng 4.1.

Bảng 4.1 Tỉ lệ vi khuẩn E. coli sinh ESBL trên gà ở huyện Mỹ Tú

Loại gà Số mẫu khảo sát Dƣơng tính Tỉ lệ %

Gà thịt 11 9 81,82a

Gà đẻ 11 6 54,54a

Tổng 22 15 68,18

Các giá trị của các chử số mũ a,b trong cùng một cột khác nhau thì khác biệt có ý nghĩa thống kê (p <0,05).

Kết quả bảng 4.1 cho thấy trong 22 mẫu khảo sát tỉ lệ dƣơng tính với E. coli sinh ESBL chiếm tỉ lệ 68,18%. Tỉ lệ dƣơng tính trên gà thịt (81,82%) cao hơn gà đẻ (54,54%). Qua phân tích thống kê cho thấy sự khác biệt tỉ lệ dƣơng tính với E. coli

sinh ESBL giữa gà thịt và gà đẻ không có ý nghĩa thống kê (P= 0,170). Đối với gà thịt đƣợc nuôi trực tiếp trên nền, chất độn chuồng đƣợc giữ đến khi gà xuất, mặc dù đã có những khâu sát trùng khử trùng tuy nhiên môi trƣờng nền ẩm ƣớt, gà thịt lại có tốc độ phát triển mạnh nên lƣợng phân thải ra càng nhiều cũng là nguyên nhân tiềm ẩn nhiều yếu tố gây bệnh hơn gà đẻ. Sự kết hợp của nhiệt độ và ẩm độ cao làm giảm sức đề kháng của gà, đồng thời cũng tạo điều kiện thuận lợi cho hệ vi sinh vật trong chuồng nuôi phát triển, đặc biệt là sự phát triển E. coli. Theo P. J. Quinn and ctv (1994), E. coli tồn tại lâu trong môi trƣờng và có thể sống vài tuần đến vài tháng trong bụi, phân, nƣớc, ngoài tự nhiên. Một nghiên cứu của Henriette Laube, (2013) đã cho thấy có sự xuất hiện vi khuẩn E. coli ESBL trong môi trƣờng chăn nuôi gà trên trên nền chuồng 100%. Theo Cindy et al. (2013), E. coli ESBL vẫn tồn tại trong môi trƣờng chuồng trại gia cầm và các mẫu thức ăn đƣa vào trang trại cũng bị vấy nhiễm sau 1 tuần hoặc hơn 1 tuần, một nghiên cứu khác của Cindy Dierikx et al. (2013) các yếu tố ảnh hƣởng đến việc nhiễm E. coli sinh ESBL cao không chỉ do nhiễm lúc chăn nuôi mà còn ảnh hƣởng bởi sử dụng kháng sinh tại các trại gà giống.

Kết quả đề tài cao hơn nghiên cứu của Delphine Girlich et al. (2007) trong 112 mẫu manh tràng gia cầm khỏe mạnh tại cơ sở giết mổ của bảy huyện ở Pháp vào năm 2005, trong đó có 10,7% (12/112) mẫu dƣơng tính với E. coli ESBL.

Kết quả này thấp hơn nghiên cứu của Ilse Overdevest et al. (2009) tại Hà Lan qua phân tích 89 mẫu thịt gà thì có 68 (76,8%) mẫu chứa E. coli sinh ESBL.

17

Sự xuất hiện E. coli ESBL trên gà nói chung và gà đẻ nói riêng là điều đáng quan tâm với nhà chăn nuôi và cả ngƣời tiêu dùng các sản phẩm từ gà. Theo Hồ Thị Việt Thu (2012), vi khuẩn E. coli hiện diện thƣờng xuyên trong đƣờng ruột và thải qua phân với số lƣợng lớn, E. coli có thể lây lan qua đƣờng tiêu hóa, qua vết thƣơng ngoài da, qua niêm mạc bị tổn thƣơng, ngoài ra bệnh còn có thể lây truyền qua trứng, có 26,5% gà mái nhiễm E. coli đẻ trứng có vi khuẩn E. coli, tuy nhiên đƣờng lây lan từ phân vẫn là quan trọng nhất. Do đó, trong vệ sinh và phòng bệnh cần lƣu ý tránh để trứng gia cầm bị lây nhiễm từ phân, thu nhặt trứng thƣờng xuyên, vệ sinh chuồng nuôi và loại bỏ trứng dính phân nhằm hạn chế tối đa lây lan qua trứng ảnh hƣởng đến con giống đối với gà mái giống và sức khỏe ngƣời tiêu dùng đối với gà mái đẻ trứng thƣơng phẩm. Đối với gà thịt, giữ gìn chuồng trại sạch sẽ, thông thoáng, khử trùng chuồng trại trƣớc và sau khi xuất chuồng để hạn chế tối thiểu sự truyền lây vi khuẩn E. coli ESBL giữa gà trong đàn với nhau.

Một phần của tài liệu khảo sát sự lưu hành của vi khuẩn e coli sinh beta lactamase phổ rộng trên gà khỏe tại một số trại gà thuộc huyện mỹ tú tỉnh sóc trăng (Trang 26 - 27)