Thực trạng về công nhận kỹ năng nghề ở Việt Nam.

Một phần của tài liệu Đào tạo nghề trong hội nhập ASEAN (Trang 35 - 40)

- Do kỹ năng nghề của ngưười lao động đưược nâng cao nên vị thế của ngưười lao động trong kinh tếxã

2.Thực trạng về công nhận kỹ năng nghề ở Việt Nam.

- Việc đánh giá công nhận trình độ tay nghề của người lao động được thực hiện ở các doanh nghiệp và các cơ sở đào tạo nghề

-Từ năm 1971 theo Chỉ thị số 38-TTg ngày 4 tháng 2 năm 1971 về việc tiến hành kiểm tra trình độ tay nghề của công nhân kỹ thuật của Thủ tướng Chính phủ.

- Việc kiểm tra đánh giá công nhận trình độ tay nghề này được tiến hành ở xí nghiệp bởi một hội đồng kiểm tra tay nghề của xí nghiệp do giám đốc xí nghiệp làm chủ tịch hội đồng bao gồm các bộ phận có liên quan trong xí nghiệp tham gia như: kỹ thuật, lao động tiền lương, giáo dục đào tạo, quản đốc các phân xưởng, đại diện công đoàn, thanh niên.

- Nội dung kiểm tra đánh giá công nhận trình độ tay nghề gồm lý thuyết và thực hành về nghề nghiệp được dựa trên tiêu chuẩn nghề do các Bộ ngành hoặc chính quyền cấp tỉnh xây dựng theo hướng dẫn của Bộ Lao động (Thông tư số 473 ngày 21/11/1967 và Thông tư số 672 ngày 31/3/1969).

Ngoài việc tiến hành kiểm tra trình độ tay nghề của người lao động, hàng năm các xí nghiệp phải thực hiện chế độ nâng bậc nghề cho công nhân quy định của Bộ Lao động (Thông tư số 13/LĐ-TT ngày 13 tháng 2 năm 1973) thông qua việc kiểm tra để đánh giá.

- Từ khi Bộ Luật Lao động (được ban hành năm 1995) có hiệu lực thì việc đánh giá trình độ tay nghề khi tuyển chọn để bố trí công việc và nâng bậc nghề cho người lao động thuộc trách nhiệm của doanh nghiệp. Do vậy, việc nâng bậc nghề cho công nhân do doanh nghiệp tự tổ chức theo Thông tư số 05/LĐTBXH-TT ngày 22 tháng 3 năm 1995 của Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội hướng dẫn nâng bậc lương đối với công nhân, viên chức trong các doanh nghiệp.

Mục đích của việc kiểm tra đánh giá công nhận trình độ tay nghề và nâng bậc nghề cho người lao động làm cơ sở cho việc bố trí và sử dụng lao động phù hợp với yêu cầu của sản xuất, khuyến khích người lao động học tập để không ngừng nâng cao trình độ tạo cơ hội thăng tiến trong nghề nghiệp.

Luật Giáo dục-Bộ luật Lao động

Cơ quan quản lý các hoạt động đào tạo

Cơ quan quản lý các hoạt động đánh giá

Quy định về DN theo các trình độ

Khung trình độ nghề quốc gia (3 trình độ đối với DN)

Các cơ sở dạy nghề công lập/ngoài công lập

Kinh nghiệm học tập và quá trình làm việc trước đây

Hội đồng Phát triển kỹ năng nghề quốc gia

Bộ Tiêu chuẩn nghề quốc gia Loại công việc không cần phải có chứng chỉ công

nhận trình độ tay nghề

Loại công việc cần phải có chứng chỉ công nhận trình độ tay nghề

Ghi chú: Các yếu tố cần phải xác lập

Quy định về đánh giá công nhận trình độ tay

nghề

Trung tâm đánh giá đào tạo không chính quy/kinh nghiệm làm việc của

người lao động

Cơ quan cấp giấy phép hành nghề

Luật chuyên ngành (Giao thông, Y dược, )

Các yếu tố tạo nên một mô hình tốt về công nhận kỹ năng nghề quốc gia

3.1. Hệ thống phân loại nghề quốc gia: Hệ thống phân loại nghề

quốc gia phải phù hợp với tiêu chuẩn phân loại quốc tế về nghề nghiệp (ISCO-88) dựa trên 2 khái niệm chính để phân loại nghề là: khái niệm về loại công việc và khái niệm về tay nghề.

- Loại công việc: là tập hợp các nhiệm vụ và trách nhiệm gắn với phư ơng tiện để thực hiện nó. Loại công việc là cơ sở để phân loại nghề. - Tay nghề hay kỹ năng: là khả năng thực hiện các nhiệm vụ và trách nhiệm mà một nghề đòi hỏi. Tay nghề được thể hiện trên hai mặt:

Cấp độ kỹ năng hay còn gọi là mức tay nghề: là sự kết hợp của mức độ phức tạp và phạm vi mà các nhiệm vụ và trách nhiệm phải giải quyết; Đặc tính chuyên môn: bao gồm lĩnh vực chuyên môn mà công việc đòi hỏi, các công cụ máy móc đã sử dụng, các nguyên liệu vật liệu dùng trong sản xuất và loại sản phẩm và dịch vụ đã làm ra.

3.1. Hệ thống phân loại nghề quốc gia (tiếp)

Một phần của tài liệu Đào tạo nghề trong hội nhập ASEAN (Trang 35 - 40)