Đường lối lãnh đạo phát triển kinh tế du lịch của Đảng bộ

Một phần của tài liệu đảng bộ tỉnh ninh binh lãnh đạo phát triển kinh tế du lịch 1992 2008 (Trang 52 - 65)

Ninh Bình (1992 - 2008)

Để phù hợp và đáp ứng với tình hình, nhiệm vụ cách mạng trong giai đoạn mới tại kỳ họp thứ 10, phiên họp ngày 26-12-1991, Quốc hội khóa VIII thông qua Nghị quyết về điều chỉnh phân định lại địa giới một số tỉnh, chia tách tỉnh Hà Nam Ninh thành hai tỉnh là Ninh Bình và Nam Hà [55, tr.115].

Thực hiện chủ trương của Bộ Chính trị và Nghị quyết của Quốc hội. Ngày 13-01-1992, Tỉnh ủy Hà Nam Ninh ra Quyết định số 32-NQ/TU lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức thực hiện việc chia tách tỉnh Hà Nam Ninh. Sau khi tái lập tỉnh, Ban chấp hành Đảng bộ và nhân dân Ninh Bình ra sức thực hiện công cuộc đổi mới, xây dựng tỉnh nhà phát triển toàn diện về kinh tế, văn hóa, xã hội và quốc phòng, an ninh…

Bên cạnh những thuận lợi, Ninh Bình phải đối mặt với rất nhiều vấn đề khó khăn từ trong và ngoài nước tác động vào. Chính những tác động đó đã ảnh hưởng rất lớn đến đường lối chính sách phát triển kinh tế nói chung và kinh tế du lịch nói riêng của Đảng bộ tỉnh Ninh Bình. Ngày 18-03-1992, Hội nghị lần thứ nhất Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh phân công các Ủy viên Ban Chấp hành, Ủy viên Thường vụ phụ trách từng lĩnh vực công tác của Đảng bộ, đề ra chủ trương, biện pháp lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội.

Du lịch là ngành kinh tế tổng hợp nên có quan hệ trực tiếp với rất nhiều ngành trong quá trình phục vụ khách du lịch. Sự phát triển của các ngành kinh tế như công nghiệp, nông nghiệp, thủ công mỹ nghệ, năng lượng, bưu điện, giao thông, y tế… là điều kiện tiên quyết cho sự phát triển ngành kinh tế du lịch. Ngược lại sự phát triển của ngành kinh tế du lịch sẽ trực tiếp hoặc gián tiếp thúc đẩy các ngành kinh tế khác gia tăng. Vì vậy, đề cập đến đường lối phát triển du lịch tức là phải có một chính sách đồng bộ cho các ngành kinh tế liên quan nói trên. Đảng bộ Ninh Bình đã nhận thức rõ điều này ngay từ khi tái lập tỉnh, bên cạnh công việc cấp thiết lúc đó là kiện toàn và ổn định bộ máy các cấp; chăm lo đời sống nhân dân, giữ gìn an ninh trật tự… thì việc đầu tư phát triển du lịch cũng được đặt lên hàng đầu.

Quán triệt đường lối và chủ trương của Trung ương Đảng và kế thừa những thành tựu của Đảng bộ tỉnh Hà Nam Ninh cũ, Đảng bộ Ninh Bình tích cực bố trí lại cơ cấu kinh tế sao cho phù hợp với điều kiện tự nhiên, thế mạnh của tỉnh và cơ chế quản lý mới. Tại Đại hội Đảng bộ lần thứ XII (8-1992) đã xác định phương hướng và nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội đến năm 1995: Tiếp tục đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới, khai thác mọi tiềm năng thế mạnh ....

sắp xếp lại thương nghiệp, đẩy mạnh xuất khẩu, phát triển du lịch [51, tr.129]. Như vậy, từ những ngày đầu sau khi tái lập tỉnh, Đảng bộ tỉnh Ninh Bình đã thấy rõ được vai trò và tầm quan trọng của ngành kinh tế du lịch, từ đó có hướng đầu tư phát triển cho phù hợp. Ngày 07/05/1992 UBND tỉnh Ninh Bình đã ra Quyết định số 160/QĐ/UB về việc thành lập công ty du lịch Ninh Bình và Quyết định số 332/QĐ-UB ngày 01/10/1992 về việc quy định các điểm du lịch trong tỉnh Ninh Bình. Đây là bước đột phá mới xác định đường lối, chủ trương của Đảng được thực hiện hóa ở Ninh Bình, là căn cứ pháp lý quan trọng tạo điều kiện để ngành kinh tế du lịch Ninh Bình bước vào giai đoạn phát triển mới.

Tỉnh đã đầu tư xây dựng một số công trình cơ sở hạ tầng quan trọng phục vụ cho cho việc phát triển kinh tế xã hội như: nạo vét các sông trục tổng chiều dài 81km. Công nghiệp được ưu tiên hàng đầu trong cơ cấu nền kinh tế tức là các ngành như hạ tầng, giao thông, ngân hàng, bưu điện… cũng được chú trọng phát triển và đó là tiền đề cần thiết để phát triển ngành kinh tế du lịch ở giai đoạn tiếp theo. Nhờ đó các tiềm năng về tài nguyên thiên nhiên, lao động của tỉnh đã được sử dụng có hiệu quả hơn trước. Nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần từng bước được hình thành, kinh tế được củng cố và từng bước phát huy tác dụng. Trong đó ngành du lịch bước đầu cũng có những chuyển biến tích cực theo đà chung của ngành kinh tế khác.

Ngày 25/01/1995, theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ, UBND tỉnh Ninh Bình đã có Quyết định số 87/QĐ-UB về việc thành lập Sở Du lịch. Sự ra đời của Sở du lịch đánh dấu một bước ngoặt quan trọng trong quá trình phát triển của ngành du lịch Ninh Bình. Lần đầu tiên Ninh Bình có cơ quan chủ quản về mặt Nhà nước với trách nhiệm quản lý chuyên ngành. Tỉnh ủy cũng đã chỉ đạo cho Sở Du lịch thực hiện nhiệm vụ chiến lược quan trọng của ngành đã được đề ra trong Nghị quyết 45/CP ngày 22/06/1993 của Thủ tướng Chính phủ về “ Đổi mới quản lý và phát triển ngành du lịch”. Để du lịch trong tỉnh trở thành một ngành kinh tế có những đóng góp tích cực thực hiện chính sách mở cửa, thúc đẩy đổi mới và phát triển của nhiều ngành kinh tế khác, tạo công ăn việc làm, mở rộng giao lưu văn hóa xã hội giữa các vùng trong nước và giữa nước ta với nước

ngoài, tạo điều kiện tăng cường tình hữu nghị, hòa bình và sự hiểu biết lẫn nhau giữa các khu vực. Để thực hiện nhiệm vụ to lớn đó, bước đầu tiên phải soạn thảo chiến lược phát triển kinh tế du lịch Ninh Bình. Ngày 22 tháng 9 năm 1995 Quyết định số 949/QĐ-UB bản Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Ninh Bình thời kỳ 1995 - 2010 đã được UBND tỉnh chính thức phê duyệt và đi vào thực hiện.

Để phát triển du lịch với tốc độ tăng trưởng nhanh, đưa du lịch trở thành ngành kinh tế quan trọng của tỉnh. Đảng bộ Ninh Bình đã đề ra định hướng phát triển trên địa bàn tỉnh với 4 cụm chủ yếu:

Cụm 1: Hoa Lư - thị xã Ninh Bình: Gồm các điểm: Núi Thúy Sông Vân, du lịch Cố đô Hoa Lư, Tam Cốc - Bích Động. Hướng khai thác chủ yếu là Du lịch văn hóa, lệ hội, nghiên cứu lịch sử khảo cổ, thăm quan danh thắng và nghỉ ngơi.

Cụm 2: Cúc Phương - Kỳ Phú: Thuộc địa bàn huyện Nho Quan. Chủ yếu là vườn Quốc gia Cúc Phương. Du khách tham quan, nghiên cứu lịch sử và nghỉ ngơi.

Cụm 3: Phát Diệm - Cồn Thoi: Thuộc huyện Kim Sơn, hạt nhân của cụm Nhà thờ đá Phát Diệm, hướng du lịch: Văn hóa, tín ngưỡng, tham quan, nghiên cứu, săn bắn và tắm biển.

Cụm 4: Địch Động - Đầm Cút - Kênh Gà: Trên địa bàn huyện Gia Viễn là khu du lịch nghỉ dưỡng, tắm suối nước nóng, du lịch trên sông, hồ và săn bắt trên núi.

Sau bốn năm tái lập tỉnh (1992 - 1995), Đảng bộ và nhân dân Ninh Bình tiếp tục thực hiện công cuộc đổi mới, phát huy những kết quả bước đầu rất quan trọng về kinh tế - xã hội. Cơ cấu kinh tế của tỉnh có bước chuyển dịch tích cực theo hướng giảm dần tỷ trọng nông nghiệp; công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và các ngành dịch vụ, du lịch tăng lên. Du khách đến với Ninh Bình ngày một tăng cao. Nếu như năm 1992, tổng số khách du lịch đến Ninh Bình chỉ là 70.562 lượt (trong đó có khoảng 25.000 lượt khách quốc tế). Thì đến năm 1994 đã đạt 162.877 lượt (trong đó khách quốc tế là 51.796 lượt).

Sản xuất công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp địa phương đã chặn được đà suy thoái, bước đầu tạo thế đi lên. Nhiều làng nghề truyền thống được khôi phục và phát triển, như dệt chiếu cói ở Kim Sơn, làm đồ mộc và chạm khắc đá ở Hoa Lư,

mây tre đan ở Gia Viễn… đã thu hút hàng ngàn lao động. Giá trị sản lượng công nghiệp tăng 15% và dịch vụ du lịch tăng 14,2% so với năm 1994 [55, tr.152].

Cơ sở hạ tầng ở cả đô thị và vùng nông thôn được tăng cường đầu tư tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội trong toàn tỉnh. Hệ thống đường giao thông, điện lực nước sạch, thông tin liên lạc, phát thanh truyền hình, trụ sở làm việc, trụ sở làm việc của nhiều cơ quan, nhà ở của dân được xây dựng, đáp ứng yêu cầu hoạt động của tỉnh mới tái lập.

Chương trình xóa đói giảm nghèo từ năm 1992 đến năm 1995 chuyển biến mạnh mẽ, đạt kết quả tích cực. Đến năm 1995, số hộ đói trong tỉnh không còn đáng kể, chấm dứt tình trạng thiếu đói triền miên, gay gắt như những năm 1991 trở về trước. Tỷ lệ hộ nghèo giảm đáng kể từ 20,3% (năm 1993) xuống 18,2% (năm 1994), đến năm 1995 còn 17,4% [55, tr.160].

Như vậy trên phạm vi toàn tỉnh từ năm 1992 đến năm 1995, kinh tế phát triển, đời sống nhân dân được cải thiện cả về vật chất lẫn tinh thần, bộ mặt xã hội ngày càng khởi sắc. Những thành tựu mà Đảng bộ và nhân dân tỉnh Ninh Bình đã đạt được là do có đường lối, chính sách, cơ chế đúng đắn của Đảng, Nhà nước và được sự giúp đỡ, quan tâm của Trung ương. Đặc biệt là sự năng động, sáng tạo vận dụng đường lối đổi mới của Đảng vào điều kiện cụ thể của địa phương.

Thực hiện chủ trương chính sách của Đảng, Đảng bộ tỉnh Ninh Bình, bước đầu đã đạt được những thành tựu đáng kể. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu còn có những tồn tại như: cơ cấu kinh tế nói chung, nhất là cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn chuyển dịch chậm. Năng suất lao động, hiệu quả kinh tế, kim ngạch xuất khẩu còn rất thấp. Trong hoàn cảnh đầy khó khăn như vậy, ngành kinh tế du lịch Ninh Bình còn rất nhiều hạn chế cần khắc phục để có thể phát triển đi lên.

Nhằm giải quyết những khó khăn đang tồn tại và đề ra những chủ trương chính sách phát triển kinh tế - xã hội trong thời kỳ mới, (từ ngày 25 - 27/04/1996) Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Ninh Bình lần thứ XIII đã phân tích thực trạng của tình hình kinh tế, chính trị, xã hội, an ninh, quốc phòng đồng thời nêu bật những khó khăn và thuận lợi trên mọi lĩnh vực làm cơ sở để đề ra

phương hướng, nhiệm vụ cụ thể trong thời kỳ mới. Dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của Tỉnh ủy về củng cố xây dựng phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, du lịch, dịch vụ, những năm 1996 - 2000, Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo xúc tiến sắp xếp lại doanh nhiệp nhà nước theo tinh thần Chỉ thị số 500-TTg của Thủ tướng Chính phủ; quyết định thành lập Ban chỉ đạo đổi mới doanh nghiệp tỉnh, duyệt phương án tổng thể tiếp tục tổ chức sắp xếp, giải thể doanh nghiệp và hình thức sở hữu. Kết quả, từ 26 doanh nghiệp (năm 1996) tổ chức lại còn 16 doanh nghiệp (năm 2000). Ninh Bình là một trong những tỉnh đi đầu chuyển đổi hình thức sở hữu các doanh nghiệp nhà nước.

Kinh tế công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp phát triển mạnh, tập trung vào một số lĩnh vực quan trọng. Xây dựng quy hoạch khu công nghiệp Tam Điệp, cụm công nghiệp Cầu Yên, thị xã Ninh Bình. Các làng nghề, ngành nghề truyền thống trong tỉnh được khôi phục, củng cố và phát triển mở rộng. Năm 2000, toàn tỉnh có 35 làng nghề sản xuất tiểu thủ công nghiệp. Đây là cơ sở để góp phần làm phong phú và đa dạng sản phẩm du lịch của tỉnh.

Dựa trên những chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước về phát triển kinh tế - xã hội nói chung và kinh tế du lịch nói riêng, Đảng bộ Ninh Bình đẩy mạnh việc củng cố xây dựng, phát triển công nghiệp, tiểu thủ công công nghiệp, dịch vụ, du lịch. Du lịch là một ngành kinh tế, phát triển du lịch phải có sự đồng bộ liên ngành với điện, nước, cơ sở hạ tầng, thông tin liên lạc. giao thông vận tải, văn hóa thông tin… chính vì thế các ngành này cũng được chú trọng phát triển.

Trong 5 năm (1996 - 2000), Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh tăng cường chỉ đạo đầu tư xây dựng cơ bản theo hướng tập trung, dứt điểm, đảm bảo chất lượng, hiệu quả. Đầu tư 871,6 tỷ đồng xây dựng cơ bản, trong đó Nhà nước đầu tư 456,4 tỷ đồng, tăng gần 34% so với những năm 1992-1995. So với giai đoạn 1992-1995, đầu tư sản xuất nông nghiệp tăng 44,2%, đầu tư các ngành công nghiệp tăng 3,7 lần, đầu tư giao thông vận tải tăng 2,6 lần, đầu tư giáo dục, y tế tăng 2,4 lần [55, tr.206]. Nhằm thực hiện chủ trương của Đảng bộ, trong thời kỳ nay, ngành du lịch đã tăng cường đầu tư cơ sở hạ tầng một số khu du lịch: Vân Long, Tam Cốc - Bích Động, cố đô Hoa Lư… nhằm khai thác tiềm năng và thế mạnh của tỉnh một cách có hiệu quả. Trên cơ sở đầu tư thêm cho xây dựng cơ sở hạ tầng, sửa chữa nâng cấp các tuyến đường đến các khu du lịch, tạo cho khách

một cảm giác thoải mái khi đến thăm quan du lịch ở Ninh Bình. Từ các di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh nổi tiếng như: Cố đô Hoa Lư, Tam Cốc - Bích Động, nhà thờ đá Phát Diệm, rừng nguyên sinh quốc gia Cúc Phương, Địch Lộng, Kêng Gà... Từ đó hình thành các tuyến du lịch: Thị xã Ninh Bình - Hoa Lư - Tam cốc - Bích động; Thị xã Ninh Bình - Địch Động- Vân Long- Đầm Cút - Kênh Gà; Thị xã Ninh Bình - Cúc Phương - Căn cứ cách mạng Quỳnh Lưu - Tam Điệp; Thị xã Ninh Bình - Phát Diệm - Cồn Thoi - Hòn Nẹ,… và các tuyến du lịch liên tỉnh như Ninh Bình - Hà Nội, Ninh Bình - Hải Phòng - Quảng Ninh, Ninh Bình - Thanh Hoá,… Cùng với việc phát triển thêm các dịch vụ văn hoá, thể thao các khu vui chơi giải trí hiện đại chắc chắn du lịch Ninh Bình sẽ phát triển.

Trong quá trình lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện đường lối đổi mới của Đảng tại địa phương, Đảng bộ, quân và dân Ninh Bình luôn nhận được sự quan tâm lãnh đạo của Trung ương Đảng, Quốc hội, Chính phủ, của các đồng chí lãnh đạo Đảng và Nhà nước. Ngày 31-1-1999, Đảng bộ và Nhân dân Ninh Bình đón Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu về thăm và chúc tết nhân dịp Tết Kỷ Mão (1999). Tháng 6- 1999 và tháng 4-2000 Thủ tướng Phan Văn Khải về thăm và làm việc tại Ninh Bình. Thủ tướng vui mừng khen ngợi Ninh Bình có sự tiến bộ phát triển khá và nhấn mạnh: Ninh Bình cần chú ý khai thác tiềm năng thế mạnh của tỉnh như nông nghiệp, vật liệu xây dựng và du lịch.

Với sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Ninh Bình, tốc độ tăng trưởng kinh tế hàng năm đạt cao, GDP giai đoạn từ năm 1996-2000 đạt bình quân là 8,12%/ năm. Trong đó lĩnh vực du lịch đã đạt được những thành tựu đáng kể như: Số lượng khách tham quan du lịch ngày càng tăng, nếu 1995 số lượng khách đến tham quan du lịch đã đạt 240,3 nghìn lượt người và đến năm 2000 là 351,6 nghìn lượt người. Trong đó từ 1996 - 2000 số khách nước ngoài đến tham quan du lịch năm sau cao hơn năm trước: năm 1996: 57,5 nghìn người; 1997: 59,5 nghìn người; 1998: 61,3 nghìn người; 1999: 70,1 nghìn người và năm 2000 là 79,3 nghìn người.

Doanh thu các hoạt động du lịch cũng năm 1995 tăng lên 9.842 triệu đồng, gấp 10,8 lần năm 1992, năm 2000 đạt 16.166 triệu đồng, gấp 17,8 lần năm 1992 và gấp 1,6 lần năm 1995 [72].

Trong những năm hoạt động du lịch đã có bước tổ chức, sắp xếp, chấn chỉnh lại nhưng nhìn chung các hình thức khai thác hoạt động du lịch chưa

Một phần của tài liệu đảng bộ tỉnh ninh binh lãnh đạo phát triển kinh tế du lịch 1992 2008 (Trang 52 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(137 trang)