Những lợi thế và tiềm năng phát triển tài nguyên du lịch của

Một phần của tài liệu đảng bộ tỉnh ninh binh lãnh đạo phát triển kinh tế du lịch 1992 2008 (Trang 25)

nhập quốc tế hiện nay.

1.2.2. Những lợi thế và tiềm năng phát triển tài nguyên du lịch của tỉnh Ninh Bình Ninh Bình

Nằm cách thủ đô Hà Nội hơn 90km, Ninh Bình có vị trí chiến lược quan trọng, nằm trên tuyến đường giao thông đường sắt, đường bộ xuyên Việt. Ninh Bình là nơi tiếp nối giao lưu kinh tế và văn hoá giữa lưu vực sông Hồng với lưu vực sông Mã, giữa vùng đồng bằng Bắc bộ với vùng núi rừng Tây Bắc của Tổ quốc và trở thành cầu nối giao lưu kinh tế, văn hóa giữa 2 miền Nam - Bắc. Với vị trí địa lý thuận lợi, lại nằm trong vùng tiếp giáp giữ đồng bằng và vùng núi, nằm trong một khu vực trũng tiếp giáp Biển Đông, tạo cho tỉnh một địa hình đa dạng, có nhiều tiềm năng để phát triển du lịch.

1.2.2.1. Tài nguyên du lịch tự nhiên

Đã từ lâu Ninh Bình được biết đến là vùng đất có nhiều danh lam thắng cảnh thắng cảnh kỳ thú, nhiều hang động nổi tiếng, quần thể hang động Tràng An, Tam Cốc - Bích Động, vườn quốc gia Cúc Phương với hệ động thực vật phong phú, khu bảo tồn đất ngập nước Vân Long, khu du lịch sinh thái hồ Yên Thắng, Yên Đồng, Yên Thái với cảnh quan đặc sắc và tính đa dạng sinh học cao… Đây là tiền đề quan trọng cho việc phát triển nhiều loại hình du lịch hấp dẫn như du lịch sinh thái, du lịch vui chơi giải trí, du lịch chữa bệnh, du lịch mạo hiểm, du lịch tham quan…

* Quần thể khu du lịch sinh thái Tràng An.

Tràng An là một khu danh thắng gồm các hồ nước được tạo bởi hệ thống dãy núi đá vôi có cảnh quan ngoạn mục, nằm ở thôn Tràng An, xã Trường Yên,

huyện Hoa Lư, cách cố đô Hoa Lư khoảng 4km về phía Nam, diện tích trên 1.961 ha, với những dải đá vôi, các thung lũng và những dòng sông ngòi đan xen vào nhau tạo nên một không gian huyền ảo và thơ mộng. Sau khi du khách dâng hương tưởng niệm tại hai đền vua Đinh và vua Lê, đến bến thuyền sông Sào Khê, từ đây những chiếc thuyền nan lướt nhẹ trên mặt nước qua xuyên thuỷ động sẽ đưa du khách vào thăm quần thể hang động Tràng An.

Trong quần thể xuyên thuỷ động Tràng An có đến gần 30 thung. Thung rộng nhất là thung Đền Trần (241.600 m2), thung nhỏ nhất là thung Sáng (15.400 m2). Mỗi thung là một bức tranh thuỷ mặc khác nhau về núi và nước. Các hang xuyên thuỷ dài và đẹp mới được khai thác sẽ làm cho du khách ngỡ ngàng. Mỗi hang một vẻ đặc trưng như tên gọi, các hang có nhiều nhũ đá biến đổi, nước chảy ra từ trần hang làm không khí trong hang mát lạnh. Tràng An là một vùng non nước, mây trời hoà quyện. Đáy nước trong xanh soi bóng những vách núi đá trùng điệp. Tất cả dường như hoà quyện vào nhau tạo nên một không gian kỳ thú. Với 48 hang xuyên thuỷ động, tổng chiều dài là 12.226 m, đây là quần thể hang động có một không hai ở Việt Nam. Du khách vừa được thưởng ngoạn sự hùng vĩ của non nước, vừa thả hồn vào thiên nhiên kỳ thú.

Núi chùa Bái Đính.

Trong những năm gần đây Ninh Bình đã khảng định được vị thế là một trung tâm du lịch lớn của cả nước. Cùng với Cố đô Hoa Lư, Tam Cốc - Bích Động, Nhà thờ đá Phát Diệm, khu núi chùa Bái Đính (xã Gia Sinh, Gia Viễn) nằm trong Khu du lịch Tràng An đang trở thành điểm đến hấp dẫn của nhiều du khách. Du khách đi thăm quan núi Bái Đính không chỉ thưởng thức vẻ đẹp thiên nhiên hùng vĩ, mà còn khám phá thiên nhiên, tìm thấy sự đồng cảm, sự giao hòa giữa con người và thiên nhiên, từ đó nâng tâm hồn con người thêm phong phú.

Núi Bái Đính đứng độc lập, cao đến hơn 200m, có diện tích khoảng gần 150.000m2. Toàn bộ diện tích khu núi chùa được phân chia thành 3 khu vực, thiết kế cảnh quan tôn trọng địa hình tự nhiên, tận dụng tối đa lợi thế về địa hình; đảm bảo cảnh quan kiến trúc khu tâm linh, cảnh quan thiên nhiên và bảo vệ môi trường, phát triển bền vững. Với những gì thiên tạo, núi chùa Bái Đính là một

khu vực hội tụ đầy đủ các yếu tố và điều kiện để trở thành một khu du lịch văn hoá tâm linh, tín ngưỡng tầm cỡ. Khu núi chùa Bái Đính đang được quy hoạch và xây dựng đồng bộ sẽ là một điểm nhấn của Ninh Bình để thu hút du khách thập phương về đây tìm hiểu lịch sử của đất Cố đô, hiểu thêm về văn hoá tâm linh, về các truyền thuyết Phật học.

Chùa ở vị trí đẹp, sơn thuỷ hữu tình với năm cái nhất: Chùa lớn nhất, tượng to nhất (100 tấn đồng), nhiều tượng nhất (500 pho tượng La Hán), chuông to nhất, giếng ngọc lớn nhất. Trong tương lai nơi đây còn là công viên văn hoá và Học viện phật giáo. Đây thể hiện tính độc đáo hiếm có của một khu du lịch văn hoá tâm linh, là một trong những điểm nhấn của khu du lịch sinh thái Tràng An. Sự kết hợp giữa truyền thống và hiện đại, giữa dáng vẻ cổ kính, lâu đời và sự hoành tráng, đồ sộ của hai ngôi chùa trong một không gian văn hóa tâm linh đã đem đến cho Bái Đính một sức bật để trong tương lai không xa, nơi đây là một trung tâm văn hóa tâm linh Phật giáo lớn của Việt Nam và khu vực Đông Nam Á.

* Tam Cốc- Bích Động.

Tam Cốc - Bích Động, còn được biết đến với những cái tên nổi tiếng như "vịnh Hạ Long trên cạn" là một khu du lịch trọng điểm quốc gia Việt Nam. Đây là quần thể di tích - danh thắng nằm trên địa phận xã Ninh Hải (Hoa Lư, Ninh Bình) có diện tích 350,3 ha. Tam Cốc nghĩa là ba hang: hang Cả, hang Hai và hang Ba. Du khách vào thăm Tam Cốc chỉ có một con đường thủy duy nhất, vào ra mất khoảng hơn 2 giờ đồng hồ. Đến đình Các ở thôn Văn Lâm, ra bến sông Ngô Đồng - con đường thủy dẫn vào Tam Cốc. Ngồi trên những chiếc thuyền nan, theo nhịp mái chèo lướt nhẹ trên sông Ngô Đồng, du khách sẽ được đắm mình trong màu xanh của những cánh đồng lúa trải dọc hai bờ sông Ngô Đồng. Lúc thuyền luồn vào ba hang, du khách sẽ cảm nhận được làn không khí trong lành, mát lạnh của hương đồng gió nội. Thạch nhũ từ trần hang rủ xuống lô nhô óng ánh như những khối châu ngọc kỳ ảo.

Bích Động nằm cách bến Tam Cốc 2km, có nghĩa là "động xanh". Đây là một trong những thắng cảnh được người xưa gọi là "Nam thiên đệ nhị động" tức

động đẹp thứ nhì trời Nam. Xuyên Thủy động là một động tối và ngập nước nằm dọc theo chiều dài Bích Động. Xuyên Thủy động như 1 đường ống hình bán nguyệt bằng đá dài khoảng 350m uốn lượn từ phía Đông sang phía Tây. Bình quân bề rộng của Xuyên Thủy động là 6m, chỗ rộng nhất là 15m. Bích Động khá rộng với nhiều nhũ đá mang các hình dáng đa dạng. Trần và vách động thường bằng phẳng, tạo hoá như xếp từng phiến đá lớn thành mái vòm cung, bán nguyệt với muôn hình vạn trạng. Lối vào Xuyên thủy động ở phía sau núi, đối diện với đường vào Bích Động. Tại điểm kết thúc hành trình xuyên thủy động, du khách có thể leo núi để tới động và chùa Bích Động.

Tam Cốc - Bích Động từ lâu đã được du khách biết đến, là sự kết hợp của tài nguyên du lịch tự nhiên và tài nguyên du lịch nhân văn một cách hài hòa. đây là quần thể di tích - danh thắng nổi tiếng của Ninh Bình cũng như của Việt Nam.

* Vườn quốc gia Cúc Phương (huyện Nho Quan).

Vườn quốc gia Cúc Phương được thành lập ngày 07 tháng 07 năm 1962 theo Quyết định số 72-TTg của Thủ tướng Chính phủ, có tổng diện tích là 22.200 ha. Với nhiều lợi thế về cảnh quan thiên nhiên, sự đa dạng về hệ sinh thái, các giá trị văn hóa lịch sử, từ lâu Cúc Phương đã trở thành điểm du lịch sinh thái nổi tiếng và hấp dẫn. Vườn quốc gia Cúc Phương là một địa điểm du lịch nổi tiếng, thu hút khoảng vài trăm nghìn lượt khách hàng năm. Du khách đến đây để khám phá hệ động thực vật phong phú, chiêm ngưỡng cảnh quan thiên nhiên đẹp, tham gia các chương trình du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, lửa trại, mạo hiểm, nghiên cứu và văn hóa lịch sử.

Khí hậu ở Cúc Phương thuộc loại khí hậu nhiệt đới gió mùa, nhiệt độ trung bình năm khoảng 24,7ºC. Địa hình phức tạp, rừng ở dạng nguyên sinh chứa nhiều bí ẩn và cảnh quan độc đáo. Trong vườn có suối nước nóng 38ºC, hệ thực vật rất phong phú với 1.944 loài thuộc 908 chi và 229 họ. Đặc biệt có cây Chò Xanh ngàn năm cao 45m, chu vi gốc 25m, cây Chò Chỉ cao 70m, đường kính 1,5m, cây sấu cổ thụ cao 45m, đường kính 1,5m. Riêng hoa phong lan có tới 50 loài, có loài cho hoa và hương quanh năm. Hệ động thực vật đa dạng bao gồm 71 loài thú, hơn 300 loài chim, 33 loài bò sát và 16 loài lưỡng cư. Hiện nay,

vườn quốc gia Cúc Phương đã trở thành một trung tâm cung cấp các loài thực vật quý hiếm, có giá trị kinh tế cao phục vụ cho các chương trình trồng rừng trong khu vực và trên cả nước.

* Khu bảo tồn đất ngập nước Vân Long.

Vân Long là miền đất huyền thoại, một vùng du lịch tuyệt đẹp, đồng thời là khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước lớn nhất đồng bằng Bắc bộ. Non nước Vân Long có diện tích khoảng 3.000 ha, nằm trên địa phận 7 xã thuộc huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình. Cách thành phố Ninh Bình gần 20km về phía Bắc. Địa hình Vân Long bằng phẳng, độ chênh không quá 0,5m.

Trong khu rừng Vân Long có 457 loài thực vật bậc cao. Đặc biệt có loài được ghi trong sách Đỏ Việt Nam (1996): kiêng, lát hoa, tuế lá rộng, cốt toái bổi, sắng, bách bộ, mã tiền hoa tán. Về động vật có 39 loài, có 12 loài động vật quý hiếm như: Voọc quần đùi trắng chiếm số lượng lớn nhất ở Việt Nam, gấu ngựa, sơn dương, cu li lớn, khỉ mặt đỏ... trong đó có những loài được ghi trong sách Đỏ Việt Nam như: rắn hổ chúa, kỳ đà hoa, trăn đất, rắn ráo trâu, tắc kè. Điều đáng chú ý là tại khu vực ngập nước Vân Long có loài cà cuống thuộc họ chân bơi, một loài côn trùng quý hiếm, hiện còn rất ít ở Việt Nam. Cà cuống sống được thể hiện sự trong lành của môi trường nước, của không gian cảnh quan xung quanh. Vân Long được mệnh danh là “vịnh không sóng” vì khi đi trên thuyền trên đầm, du khách sẽ thấy mặt nước phẳng như một tấm gương khổng lồ, mặt nước ở đây nước không có màu xanh của biển, mà trong vắt hiện rõ nét những lớp rong rêu dưới đáy.

Non nước Vân Long là một nơi du lịch sinh thái rất tốt, là nơi nghiên cứu, học tập cho các nhà khoa học, sinh viên khi muốn nghiên cứu về vùng đất ngập nước nội đồng của Việt Nam. Non nước Vân Long chính là nơi du lịch sinh thái rất tốt, cũng sẽ là hiện trường nghiên cứu, học tập cho các nhà khoa học, các sinh viên, học sinh trong và ngoài nước muốn đến nghiên cứu và học tập về vùng đất ngập nước nội đồng của Việt Nam.

Động Hoa Lư.

Động Hoa Lư còn gọi là Thung Lau, thuộc thôn Mai Phương xã Gia Hưng huyện Gia Viễn. Đây là căn cứ ban đầu của Đinh Bộ Lĩnh. Khi theo mẹ về quê, lúc đầu ở cạnh đền Sơn Thần (Gia Thủy, Nho Quan gần đó) Đinh Bộ Lĩnh đã cùng trẻ chăn trâu lấy hoa lau làm cơ tập trận cờ lau tại động Hoa Lư.

Động Hoa Lư là một di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia, cách Cố đô Hoa Lư khoảng 15km và thành phố Ninh Bình 20km đường bộ về phía Bắc. Tuy được gọi là động nhưng di tích này là một thung lũng rộng khoảng 16 mẫu nằm lộ thiên được bao bọc bởi các ngọn núi vòng cung. Dưới chân các dãy núi và trên sườn núi có nhiều cụm cây lau, đến mùa hoa nở trắng xóa. Vì vậy động còn có tên là Thung Lau. Bốn bề động Hoa Lư được núi đá bao quanh vô cùng kiên cố, chỉ có một lối vào duy nhất là một quèn nhỏ cao khoảng 30m. Bao bên ngoài động là Đầm Cút, dài khoảng 3 km rộng 500m, như con hào thiên nhiên chắn giữ. Chính giữa động có một ngôi đền nhỏ thờ vua Đinh Tiên Hoàng, ngôi đền dựng theo kiểu ống muống (nhà dọc) hai gian phía trước có ba chữ Hán “Vọng Như Vân”. Gian ngoài là Tiền đường, gian trong rộng hơn làm Hậu cung có sàn gỗ treo cao cung trên để tượng vua Đinh Tiên Hoàng sơn son thếp vàng ngồi trong ngai. Cung dưới thấp hơn đặt tượng thờ Thiền sư Nguyễn Minh Không.

Động Địch Lộng. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Địch Lộng (nghĩa thường là tiếng sáo thổi) là một danh thắng bậc nhất của tỉnh Ninh Bình. Động thuộc xã Gia Thanh, huyện Gia Viễn, được nhân dân phát hiện từ năm 1739. Động Địch Lộng còn có tên khác là động Nham Sơn. Trong động có một nhũ đá giống tượng Phật nên đã lập bàn thờ Phật ở đây. Đến năm 1740 động được nhân dân trong vùng tu bổ thành một ngôi chùa để thờ Phật. Trong động được thờ nhiều tượng Phật, tượng La hán, tượng Hộ pháp đặt trên các bệ đá. Đặc biệt có hai tượng Phật được tạc bằng đá xanh nguyên khối rất đẹp.

Động gồm có ba hang nối liền nhau, hang ngoài thờ Phật, rồi đến hang Tối, hang Sáng. Bước vào hang sáng, nhiều du khách sẽ có cơ hội chiêm ngưỡng những hình tượng Phật, voi quỳ, ngựa phục… do nhũ đá tạo thành. Đặc biệt, ở đây còn có “cổng trời” dài khoảng 50m, gió luôn thốc nhẹ vào hang nghe

vi vu như tiếng sáo thổi. Hang Tối dài và rộng hơn hang Sáng, được chia thành 3 ngăn. Nhũ đá ở đây muôn hình muôn vẻ như hình voi uống nước chum, hùm uống nước vại, khỉ cõng con, bà lão bán thuốc, cây tiền, cây vàng, cây bạc… và đặc biệt chúng luôn thay đổi màu sắc theo ánh sáng gợi cảm giác huyền ảo, nửa hư nửa thực. Khi thử gõ vào vách hang, ghé sát tai sẽ nghe thấy những âm thanh như tiếng chuông, tiếng đàn lảnh lót... Trong cảnh tranh sáng tranh tối hòa không khí man mác của hang động, du khách lắng nghe tiếng vi vu của gió, tiếng chin chít của đàn dơi trong động thấy như bao mệt nhọc đều tan biến, tâm hồn trở nên thanh tịnh.

Nếu như vua Tự Đức ban tặng Hương Tích là Nam thiên đệ nhất động, chúa Trịnh Sâm ban tặng Bích Động là "Nam thiên đệ nhị động" thì Địch Lộng cũng được vua Minh Mạng ban tặng là “Nam thiên đệ tam động”, có nghĩa động đẹp thứ ba ở trời Nam.

Núi Dục Thúy (núi Non Nước).

Đến thành phố Ninh Bình, du khách sẽ ngẩn ngơ trước vẻ đẹp của hòn núi đá nghênh bóng chênh vênh, lặng lẽ soi mình bên ngã ba sông Đáy và sông Vân là núi Dục Thúy (hay còn gọi là núi Non Nước), tạo nên vẻ huyền diệu, sơn thủy hữu tỉnh ngay tại trung tâm thành phố Ninh Bình. Núi cao khoảng gần 70m, đỉnh tương đối bằng phẳng. Thế núi như muốn nhô ra để soi trọn mình trên dòng sông Đáy, tạo thành một mái hiên hình vòm cuốn, đổ bóng che rợp một khoảng sông có chiều dài gần 50m. Núi còn có một số tên gọi khác như Băng Sơn, Lạc Sơn, Lạc Thủy, Sơn Thủy, Hộ Thành Sơn, Thanh Hoa Ngoại Trấn Sơn, Trấn Hải Đài, Dục Thúy Sơn Hải Khẩu...

Từ thời Trần, Trương Hán Siêu đã sớm phát hiện và ca ngợi núi Dục Thúy, ông còn cho xây dựng Nghênh Phong các trên đỉnh núi để đón gió, đợi trăng, ngắm cảnh mộng mơ của trời mây non nước và bình thơ. Không một ngọn núi nào trên đất nước Việt Nam có nhiều bài thơ khắc trên như ở núi Dục Thúy. Nơi đây lưu giữ nhiều dấu ấn của các vua chúa qua nhiều triều đại đã đến thăm cảnh và vịnh thơ, khắc thơ trên núi. Núi được khắc khoảng 40 bài thơ trong 7 thế

Một phần của tài liệu đảng bộ tỉnh ninh binh lãnh đạo phát triển kinh tế du lịch 1992 2008 (Trang 25)