Các Bộ luật:
Bộ luật Dân sự nước CHXHCN Việt Nam, được Quốc hội khoá XI, kỳ họp thứ 7 thông qua ngày 14 tháng 6 năm 2005.
Bộ luật Hình sự (1999) và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật hình sự được
Quốc hội khoá XII, kỳ họp thứ 5 thông qua ngày 19 tháng 6 năm 2009. Luật Báo chí được quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa việt nam thông qua ngày 28 tháng 12 năm 1989 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều được Quốc hội khoá X, kỳ họp thứ 5 thông qua ngày 12 tháng 6 năm
1999.Luật Di sản văn hoá được Quốc hội khoá X, kỳ họp thứ 9 thông qua ngày 29 tháng 6 năm 2001 (có hiệu lực từ 01/01/2002).
Luật Hải quan được Quốc hội khoá X kỳ họp thứ 9 thông qua ngày 29 tháng 6 năm 2001 (Có hiệu lực từ 01/01/2002).
Luật xuất bản được Quốc hội khoá IX, kỳ họp thứ 3, thông qua ngày 7/7/1993.
Luật Điện ảnh được Quốc hội khoá XI, kỳ họp thứ 9 thông qua ngày 29 tháng 6 năm 2006.
Các nghị định:
Nghị định Quy định xử phạt vi phạm hành chính về quyền tác giả, quyền liên quan(13/05/2009).
Nghị định Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ Luật Dân sự Luật Sở hữu trí tuệ về bảo vệ quyền tác giả và quyền liên quan
(21/09/2006).
Nghị định Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ về quyền bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ và quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ (22/09/2006).
Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 105/2006/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ về bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ và quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ (30/12/2010).
Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Hải quan về thủ tục hải quan, chế độ kiểm tra, giám sát hải quan (31/12/2001).
Về chế độ nhuận bút (11/06/2002).
Quy định chi tiết thi hành Luật Báo chí, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Báo chí (26/04/2002).
Quy định chi tiết thi hành Luật Xuất bản (26/08/2005).
Về việc tăng cường quản lý và thực thi bảo hộ quyền tác giả, quyền liên quan (31/12/2008).
Quyết định:
Quyết định của Bộ trưởng Bộ Văn hoá Thông tin Về việc ban hành các mẫu tờ khai, giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, quyền liên quan (17/10/2006).
Thông tư:
Hướng dẫn áp dụng một số quy định của pháp luật trong việc giải quyết các tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ tại Toà án nhân dân (03/04/2008).
Hướng dẫn việc truy cứu trách nhiệm hình sự đối với các hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ (29/02/2008).
Hướng dẫn chế độ thu lệ phí đăng ký quyền tác giả (10/02/2009)
Hướng dẫn công tác chống hàng giả và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ trong lĩnh vực hải quan (01/04/2011).
Chương 4. VAI TRÒ VÀ TRÁCH NHIỆM CỦA NGƯỜI BIÊN TẬP TRONG THỰC HIỆN NHIỆM VỤ CỦA MÌNH
Biên tập viên là một người có vai trò quan trọng trong hoạt động sản xuất ra một xuất bản phẩm. Biên tập viên có chức năng vai trò quan trọng trong các khâu của hoạt động xuất bản bao gồm những nhiệm vụ cụ thể: làm công tác đề tài và xây dựng kế hoạch đề tài; làm công tác tổ chức bản thảo; công tác gia công, biên tập, sửa chữa bản thảo; theo dõi và hỗ trợ phát hành. Bên cạnh đó, biên tập viên còn đảm nhiệm rất nhiều những vai trò khác như: phải nắm bắt được thị trường, phải biết làm marketing cho cuốn sách, phải nắm được đầu ra cho sản phẩm… Vai trò và trách nhiệm của biên tập viên được thể hiện ở chỗ đảm bảo sự ra đời của xuất bản phẩm được suôn sẻ, không vi phạm quyền tác giả cũng như pháp luật mà nhà nước quy định. Để thực hiện được điều đó, biên tập viên cần hoàn thành trách nhiệm của mình trong các khâu: