Theo dõi và hỗ trợ phát hành

Một phần của tài liệu tiểu luận Hiện trạng xâm phạm quyền tác giả trong hoạt động xuất bản việt nam hiện nay (Trang 31 - 34)

Theo dõi in ấn để tránh được các hiện tượng “in nối bản” (của nhà in). Phối hợp chặt chẽ với các cơ quan phát hành để tránh được hiện tượng cơ quan phát hành bán xuất bản phẩm vi phạm bản quyền. Thường xuyên theo dõi, khảo sát thị trường là cách để biên tập viên phát hiện ra những đầu sách in lậu, từ đó báo cáo với các cơ quan chức năng có thẩm quyền để tiến hành xử lý vi phạm.

KẾT LUẬN

Ngành xuất bản ở Việt Nam hiện nay đã xây dựng được một hệ thống luật tương đối hoàn chỉnh và không ngừng được sửa đổi, bổ sung trước những yêu cầu, hoàn cảnh mới của xã hội. Với việc Việt Nam ra nhập công ước Berne về bảo hộ các tác phẩm văn học và nghệ thuật đã bước đầu đưa nước ta bước ra thị trường xuất bản thế giới trong một sân chơi công bằng, bình đẳng.

Tuy nhiên, hiện nay việc thực thi quyền tác giả ở Việt Nam vẫn còn nhiều khó khăn, bất cập với những hiện tượng như: in và bán sách lậu đang trở thành vấn nạn đất nước, tình trạng vi phạm bản quyền sách nước ngoài, tình trạng đạo văn, sao chép các công trình khoa học... đã và đang ảnh hưởng không nhỏ tới hiệu quả kinh doanh của ngành, ảnh hưởng tới quyền lợi của chính tác giả và bạn đọc. Nghiêm trọng hơn, nó còn ảnh hưởng tới uy tín và danh dự của xuất bản Việt Nam trên thị trường thế giới. Nếu như Việt Nam không có những thay đổi để đảm bảo được luật bản quyền thì một ngày nào đó, tất cả các nhà xuất bản nước ngoài sẽ cắt đứt mọi giao dịch với xuất bản nước ta. Hiện trạng ấy đòi hỏi cơ quan quản lý trong lĩnh vực xuất bản phải đưa ra những biện pháp hiệu quả hơn nữa để ngăn chặn được các vi phạm bản quyền đang diễn ra ở nước ta hiện nay. Cùng với các nhà quản lý, thì đóng góp không nhỏ vào quá trình đấu tranh chống lại việc vi phạm quyền tác giả chính là vai trò của mỗi biên tập viên trong từng nhà xuất bản.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Vũ Mạnh Chu, “Đổi mới và hoàn thiện pháp luật xuất bản theo định hướng xây dựng nhà nước pháp quyền”, Nxb. Văn hóa thông tin, Hà Nội, 1997.

2. Trần Văn Hải, “ luận nghiệp vụ xuất bản tập 1”, Nxb. Văn hóa - thông tin, Hà Nội, 2007.

3. http://www.ykhoanet.com/ 4. http://giaoduc.net.vn/ 5. http://vnexpress.net/ 6. http://vietbao.vn/ 7. http://thaihabooks.com/i 8. www.tiepthigiadinh.com.vn/ 9. http://ca.cand.com.vn/ 10. http://www.cov.gov.vn/ 11.http://vi.wikipedia.org/

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU...3

Chương 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG XUẤT BẢN...4

1.1. Xuất bản là gì?...4

1.2. Vai trò của xuất bản trong đời sống xã hội...5

1.3. Vai trò của pháp luật trong quản lý nhà nước về xuất bản...6

Chương 2. HIỆN TRẠNG XÂM PHẠM QUYỀN TÁC GIẢ TRONG HOẠT ĐỘNG XUẤT BẢN VIỆT NAM HIỆN NAY...10

2.1. Những hành vi bị coi là xâm phạm quyền tác giả ...10

2.2. Hiện tượng xâm phạm quyền tác giả trong hoạt động xuất bản Việt Nam hiện nay 11 Chương 3. QUYỀN TÁC GIẢ VÀ QUYỀN LIÊN QUAN...20

3.1. Khái niệm quyền tác giả và quyền liên quan...20

3.1.1. Quyền tác giả và quyền liên quan là gì?...20

3.1.2. Bảo hộ quyền tác giả khuyến khích lao động sáng tạo...21

3.1.3. Tổ chức quản lý tập thể quyền tác giả...22

3.2. Các điều ước...22

3.2.1. Công ước Berne bảo hộ các tác phẩm văn học, nghệ thuật...22

3.2.2. Các điều ước quốc tế khác về quyền tác giả và quyền liên quan mà Việt Nam là thành viên...24

3.3. Các quy định của pháp luật Việt Nam về tác giả và quyền liên quan...25

3.3.1. Quyền sở hữu trí tuệ...25

3.3.2. Các văn bản pháp luật khác...27

Chương 4. VAI TRÒ VÀ TRÁCH NHIỆM CỦA NGƯỜI BIÊN TẬP TRONG THỰC HIỆN NHIỆM VỤ CỦA MÌNH...30

4.1. Xây dựng kế hoạch đề tài...30

4.2. Tổ chức bản thảo...31

4.3. Công tác gia công, biên tập, sửa chữa...31

4.4. Theo dõi và hỗ trợ phát hành...31

KẾT LUẬN...32

Một phần của tài liệu tiểu luận Hiện trạng xâm phạm quyền tác giả trong hoạt động xuất bản việt nam hiện nay (Trang 31 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(34 trang)
w