Khảo sát ảnh hưởng của hydroxypropyl-P-cyclodextrin (HP-P-

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của một số chất làm tăng hấp thu tới khả năng giải phóng của ketoprofen ra khỏi tá dược gel (Trang 40 - 43)

Để khảo sát ảnh hưởng của HP-P-CyD tới khả năng giải phóng của Ke ra khỏi tá dược gel, chúng tôi tiến hành chế 2 công thức CT 15 và CT 16.

- Công thức 15: thêm HP-p-CyD bằng cách hoà tan thông thường. - Công thức 16: chế HPTR bằng phương pháp dung môi.

Sau đó tiến hành nghiên cứu giải phóng Ke từ CT 15 và CT 16 theo phương pháp đã ghi ở phần b mục 2.1.3. Các thí nghiệm được tiến hành 3 lần. Kết quả trung bình được trình bày ở bảng 2.14 và minh hoạ bằng hình 2.16

Bảng 2.14. Mức độ giải phóng Ke ra khỏi tá dược gel có thêm HP-P-CyD Thời gian t (giờ) Lượng Ke giải phóng Q (mg) CT1 Không có HP-p-CyD CT 15 Hỗn hợp vật lý với HP-P-CyD CT 16 HPTR với HP-p-CyD 0,500 2,582 3,426 3,402 1,000 3,817 4,692 5,397 1,500 4,997 5,834 7,001 2,000 6,129 6,533 8,243 2,500 7,158 7,387 9,333 3,000 8,142 8,155 10,328 3,500 8,870 8,870 11,272 4,000 9,612 9,638 12,134

Hình 2.16. Đồ thị biểu diễn sự giải phóng Ke ra khỏi tá dược gel có thêm HP-P-CyD

Từ kết quả trên nhận thấy: nếu chỉ phối hợp HP-ß-CyD vào trong công thức gel bằng cách hoà tan vào hỗn hợp dung môi (CT 15) thì tốc độ giải phóng Ke lúc đầu tăng nhưng mức độ giải phóng không tăng. Cụ thể là sau 4 giờ, lượng Ke giải phóng từ CT 1 (không có chất làm tăng hấp thu) và CT 15 xấp xỉ nhau.

Nhưng khi chế HPTR (CT 16), lượng Ke giải phóng tăng cao so với CT 1. Cụ thể là sau 4 giờ, lượng Ke giải phóng tăng hơn 26% so với CT 1.

Điều này phù hợp công trình nghiên cứu của Sridevi và cộng sự về khả năng làm tăng giải phóng và hấp thu Ke của HP-ß-CyD: ở pH 3,0; 4,5 và 6,0; sử dụng Hp-ß-CyD với các nồng độ khác nhau, nhận thấy mức độ hấp thu Ke tăng lên khi tăng nồng độ Hp-ß-CyD trong hệ tất cả các giá trị pH [29].

Theo kết quả nghiên cứu của Nguyễn Thị Bích Liên : mức độ và tốc độ giải phóng Ke ra khỏi tá dược emugel tăng lên nhiều sau khi dược chất được đưa vào HPTR với ß-CyD và tăng theo tỷ lệ ß-CyD trong HPTR [5].

Có thể giải thích như sau: HP-ß-CyD làm tăng tốc độ hoà tan, độ tan, tính thấm của Ke có thể do hình thành một phức mới dễ tan giữa Ke và HP-ß-CyD khi chếHPTR.

* Nhận xét chung:

Từ kết quả khảo sát khả năng giải phóng Ke ra khỏi tá dược gel thấy rằng: khi thêm các chất làm tăng hấp thu vào trong công thức gel đã cải thiện được mức độ cũng như tốc độ giải phóng Ke. Tuy nhiên, nồng độ của các chất này trong công thức gel phải lựa chọn phù hợp, nếu không có thể làm giảm giải phóng dược chất.

PHẦN 3. KẾT LUẬN VÀ ĐỂ XUẤT

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của một số chất làm tăng hấp thu tới khả năng giải phóng của ketoprofen ra khỏi tá dược gel (Trang 40 - 43)