Khảo sát ảnh hưởng của acid oleic (AO) đến khả năng giảiphóng

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của một số chất làm tăng hấp thu tới khả năng giải phóng của ketoprofen ra khỏi tá dược gel (Trang 31)

Tiến hành nghiên cứu khả năng giải phóng của Ke ra khỏi tá dược gel điều chế theo CT 1 có thêm acid oleic với các tỉ lệ 0,5% (CT 6) và 1,0% (CT 7) bằng phương pháp đã ghi ở phần b mục 2.1.3. Các thí nghiệm được tiến hành 3 lần. Kết quả trung bình được trình bày ở bảng 2.10, minh hoạ bằng hình 2.6.

Bảng 2.10. Mức độ giải phóng Ke ra khỏi tá dược gel có thêm acid oleic Thòi gian t (giờ) Lượng Ke giải phóng Q (mg) CT1 <)%AO CT 6 0,5% AO CT7 1,0% AO 0,500 2,582 2,316 3,772 1,000 3,817 3,544 5,445 1,500 4,997 4,721 6,552 2,000 6,129 5,509 7,341 2,500 7,158 6,361 8,128 3,000 8,142 7,147 9,053 3,500 8,870 7,933 9,825 4,000 9,612 8,465 10,460

Hình 2.6. Đồ thị biểu diễn sự giải phóng Ke ra khỏi tá dược gel có thêm acid oleic

Kết quả thực nghiệm cho thấy mức độ và tốc độ giải phóng Ke tăng lên khi có mặt acid oleic với nồng độ 1,0% (CT 7). Điều này có thể do acid oleic hoà tan trong tá dược đã làm thay đổi hệ số phân bố dầu - nước của Ke, làm tăng khả năng khuếch tán qua màng.

Tuy nhiên, với nồng độ 0,5% acid oleic, khả năng giải phóng Ke giảm. Có thể giải thích rằng: ở nồng độ 0,5% acid oleic cũng ảnh hưởng đến hệ số phân bố dầu - nước của Ke nhưng lại làm Ke phân bố vào pha dầu nhiều hơn, làm giảm khả năng khuếch tán.

Để lựa chọn được nồng độ thích hợp của acid oleic làm tăng giải phóng Ke dưới dạng gel, chúng tôi tiếp tục khảo sát 3 tỉ lệ acid oleic: 0,3% (CT 8); 0,7% (CT 9) và 1,5% (CT 10). Kết quả được trình bày bảng 2.11 và minh hoạ bằng hình 2.7.

Bảng 2.11. Mức độ giải phóng Ke ra khỏi tá dược gel có thêm acid oleic Thòi gian t (giờ) Lượng Ke giải phóng Q (mg) C T 1 <)%AO CT 7 1,0%AC> CT 8 0,3%AC> CT 9 0,7% AO CT 10 1,5% AO 0,500 2,582 3,772 2,478 2,659 1,947 1,000 3,817 5,445 3,665 4,236 3,006 1,500 4,997 6,552 4,722 5,510 3,919 2,000 6,129 7,341 5,582 6,755 4,657 2,500 7,158 8,128 6,534 7,524 5,446 3,000 8,142 9,053 7,442 8,478 6,157 3,500 8,870 9,825 8,092 9,382 6,766 4,000 9,612 10,460 8,803 10,104 7,126

Kết quả nghiên cứu cho thấy: với nồng độ 1,0% acid oleic, lượng Ke giải phóng ra khỏi tá dược gel cao nhất.

Khi tăng nồng độ acid oleic lên 1,5%, lượng Ke giải phóng giảm đi. Có thể do ở nồng độ cao, acid oleic trong propylen glycol làm giảm khả năng hoà tan của Ke, làm giảm khả năng khuếch tán qua màng.

Tác dụng làm tăng tính thấm qua da của acid oleic cũng được S. A. Mortozavi và cộng sự nghiên cứu. Khi khảo sát ảnh hưởng của acid oleic (với 3 nồng độ 0,3%; 1,0% và 5,0%) tới khả năng giải phóng và hấp thu piroxicam qua da, các tác giả đã nhận xét: với nồng độ 1,0% acid oleic, khả năng hấp thu piroxicam cao nhất. Với nồng độ 0,3% và 5,0% acid oleic, hấp thu piroxicam kém hơn so với nồng độ 1,0% acid oleic rất nhiều [26].

Hình 2.7. Đồ thị biểu diễn sự giải phóng Ke ra khỏi tá dược gel có thêm acid oleic

Như vậy, với nồng độ 1,0% acid oleic trong propylen glycol, mức độ giải phóng Ke ra khỏi tá dược gel cao nhất và có thể sẽ làm tăng hấp thu Ke qua da. Bản thân propylen glycol có khả năng làm tăng tính thấm của dược chất do đó có tác dụng hiệp đồng với acid oleic ở nồng độ 1,0% làm tăng tính thấm của dược chất qua da.

Từ kết quả khảo sát, có thể sắp xếp mức độ giải phóng Ke ra khỏi tá dược gel theo thứ tự sau: CT 7 (1,0% AO) > CT 9 (0,7% AO) > CT 1 (0% AO) > CT 8 (0,3% AO) > CT 6 (0,5% AO) > CT 10 (1,5% AO) và minh hoạ bằng hình 2.8.

Hình 2.8. Biểu đồ so sánh lượng Ke giải phóng ra khỏi tá dược gel có thêm acid oleic

2.2.4. Khảo sát ảnh hưởng của tinh dầu tràm úc (TDT) tói khả năng giải phóng của ketoprofen ra khỏi tá dược gel

Tinh dầu tràm úc hay còn gọi là tinh dầu trà (tea tree oil) được chiết xuất từ cây trà (có tên khoa học: Melaleuca alternifolia, Myrtaceae) là loại cây được di thực và trồng nhiều ở phía nam. Thành phần chính của tinh dầu tràm úc gồm: terpinen-4-ol > 30% và 1,8-cineol < 15%, là những terpen có tác dụng tốt khi sử dụng để làm tăng tính thấm qua da của dược chất.

Tiến hành nghiên cứu khả năng giải phóng của Ke ra khỏi tá dược gel điều chế theo CT 1 có thêm tinh dầu tràm úc với các tỉ lệ 0,3% (CT 11) và 0,5% (CT 12) bằng phương pháp đã ghi phần b mục 2.1.3. Các thí nghiệm được tiến hành 3 lần. Kết quả trung bình được trình bày ở bảng 2.12 và minh họa bằng hình 2.9 cho thấy: khi thêm tinh dầu tràm úc với nồng độ 0,3% trong thành phần gel (CT 11), lượng Ke giải phóng ra khỏi tá dược cao hơn so với gel không có chất làm tăng hấp thu (CT 1). Điều này có thể giải thích rằng: sự có mặt của tinh dầu tràm úc có thể làm thay đổi hệ số phân bố, làm thay đổi hoạt độ nhiệt động của Ke trong hỗn hợp dung môi propylen glycol và alcol isopropylic, từ đó làm tăng khả năng khuếch tán qua màng. Tuy nhiên, với nồng độ này lượng Ke giải phóng tăng lên không nhiều so với CT 1.

Với nồng độ 0,5% (CT 12), mức độ giải phóng Ke giảm không đáng kể, lượng Ke giải phóng ở CT 1 và CT 12 xấp xỉ nhau.

Bảng 2.12. Mức độ giải phóng Ke ra khỏi tá dược gel có thêm tinh dầu tràm úc Thời gian t (giờ) Lượng Ke giải phóng Q (mg) CT1 0%TDT CT 11 0,3%TDT CT 12 0,5%TDT 0,500 2,582 2,911 2,455 1,000 3,817 4,334 3,791 1,500 4,997 5,517 4,943 2,000 6,129 6,491 5,872 2,500 7,158 7,543 6,868 3,000 8,142 8,462 7,765 3,500 8,870 9,254 8,533 4,000 9,612 10,163 9,403

Hình 2.9. Đồ thị biểu diễn sự giải phóng Ke ra khỏi tá dược gel có thêm tinh dầu tràm úc

Để tìm ra được nồng độ tinh dầu tràm úc thích hợp làm tăng giải phóng Ke , chúng tôi tiếp tục khảo sát thêm 2 nồng độ của tinh dầu tràm úc là: 0,7% (CT 13) và 1,0% (CT 14). Kết quả được trình bày trong bảng 2.13 và minh hoạ bằng hình 2.10.

Bảng 2.13. Mức độ giải phóng Ke ra khỏi tá dược gel có thêm tinh dầu tràm úc Thời gian t (giờ) Lượng Ke giải phóng Q (mg) CT1 0%TDT CT 11 0,3%TDT CT 13 0,7%TDT CT 14 1,0%TDT 0,500 2,582 2,911 2,301 2,157 1,000 3,817 4,334 3,756 3,411 1,500 4,997 5,517 5,043 4,332 2,000 6,129 6,491 5,943 5,114 2,500 7,158 7,543 6,949 5,973 3,000 8,142 8,462 7,970 6,890 3,500 8,870 9,254 8,872 7,407 4,000 9,612 10,163 9,513 8,609

Hình 2.10. Đồ thị biểu diễn sự giải phóng Ke ra khỏi tá dược gel có thêm tỉnh dầu tràm úc

Kết quả khảo sát cho thấy: lượng Ke giải phóng từ CT 11 (0,3% TDT) cao nhất so với các công thức gel Ke có thêm tinh dầu tràm úc đã khảo sát mức độ giải phóng ra khỏi tá dược. Với các nồng độ khác của tinh dầu tràm úc đều làm giảm giải phóng Ke, trong đó lượng Ke giải phóng từ CT 14 (1,0% TDT) thấp hơn rõ rệt so với CT 1. Điều này có thể giải thích: ở nồng độ cao, tinh dầu tràm úc làm giảm độ tan của Ke, giảm khả năng khuếch tán qua màng.

Tác dụng làm tăng tính thấm qua da của tinh dầu chứa terpen cũng đã được Monti và cộng sự nghiên cứu. Các tác giả đã đưa ra kết luận: cả 6 loại tinh dầu được nghiên cứu đều có tác dụng làm tăng tính thấm của estradiol qua da chuột. Trong đó tốt nhất là tinh dầu tràm (Melaleuca viridiflora, Mỵrtaceae),

có tác dụng làm tăng mức độ hấp thu gấp 52 lần so với khi không sử dụng tinh dầu trên [19].

Theo một nghiên cứu khác của nhóm tác giả người Trung Quốc: tinh dầu bạch đàn và cineol có tác dụng làm tăng hấp thu của 5-fluorouracin dưới dạng gel qua da chuột. Khi phối hợp propylen glycol và tinh dầu bạch đàn, khả năng khuếch tán của 5-fluorouracin qua da lớn hơn rất nhiều so với chỉ sử dụng propylen glycol [16], [17].

Lượng Ke giải phóng từ các công thức gel có thêm tinh dầu tràm úc với nồng độ khác nhau được minh hoạ tiếp bằng hình 2.11.

t 12 ế ÒX) 0- '5 Q £ o -Q h :2 6 -Ị W) '<o 4 -i I 2- I 0 1-1 CT1 CT11 CT12 CT13 C T 14

Hình 2.11. Biểu đồ so sánh lượng Ke giải phóng ra khỏi tá dược gel có thêm tỉnh dầu tràm úc

Từ kết quả ở hình 2.11 có thể sắp xếp lượng Ke giải phóng ra khỏi tá dược gel khi có thêm tinh dầu tràm úc theo thứ tự: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

CT 11 (0,3% TDT) > CT 1 (0% TDT) « CT 13 (0,7% TDT) * CT 12

2.2.5. So sánh ảnh hưởng của 1-menthol, acid oleic, tinh dầu tràm úc tói khả năng giải phóng của ketoprofen ra khỏi tá dược gel

a. Với nồng độ 0,3%

Lượng Ke giải phóng ra do ảnh hưởng bởi cùng một nồng độ 0,3% của 1-menthol, acid oleic, tinh dầu tràm úc được minh họa bằng hình 2.12.

Hình 2.12. Đồ thị so sánh sự giải phóng Ke ra khỏi tá dược gel có thêm ỉ-menthol, acid oleic, tinh dầu tràm úc với cùng nồng độ 0,3%

Kết quả khảo sát cho thấy: lượng Ke giải phóng từ CT 4 (0,3% M) và CT 11 (0,3% TDT) tăng lên so với CT 1 (không có chất làm tăng hấp thu). Tuy nhiên lượng tăng lên này không đáng kể. Lượng Ke giải phóng từ CT 8 (0,3% AO) giảm so với CT 1. Có thể sắp xếp lượng Ke giải phóng ra khỏi tá dược gel theo thứ tự: CT 11 (0,3% TDT) « CT 4 (0,3% M) > CT 1 > CT 8 (0,3% AO),

b. Vói nồng độ 0,5%

Lượng Ke giải phóng ra do ảnh hưởng bởi cùng nồng độ 0,5% của 1-menthol, acid oleic và tinh dầu tràm úc được minh hoạ bằng hình 2.13.

Từ kết quả khảo sát nhận thấy: cùng nồng độ 0,5% 1-menthol (CT 2), 0,5% acid oleic (CT 6) và 0,5% tinh dầu tràm úc (CT 12), lượng Ke giải phóng ra khỏi tá dược gel do ảnh hưởng của các chất này đều giảm so với CT 1 (không có chất làm tăng hấp thu), có thể sắp xếp theo thứ tự:

CT 1 > CT 12 (0,5% TDT) > CT 6 ( 0,5% AO) w CT 2 (0,5% M)

Hình 2.13. Đồ thị so sánh sự giải phóng Ke ra khỏi tá dược gel có thêm 1-menthol, acid oleic, tinh dầu tràm úc với cùng nồng độ 0,5 % c. Với nồng độ 0,7%

Lượng Ke giải phóng ra do ảnh hưởng bởi cùng nồng độ 0,7% của menthol, acid oleic và tinh dầu tràm úc được minh hoạ bằng hình 2.14.

Hình 2.14. Đồ thị so sánh sự giải phóng Ke ra khỏi tá dược gel có thêm 1-menthoỉ, acid oleic, tinh dầu tràm úc với cùng nồng độ 0,7 %

Kết quả khảo sát cho thấy: với nồng độ 0,7% 1-menthol (CT 3), lượng Ke giải phóng ra cao hơn nhiều so với CT 1 (không có chất làm tăng hấp thu). Với cùng nồng độ này, lượng Ke giải phóng từ các công thức đều không

giảm so với CT 1, có thể sắp xếp theo thứ tự:

CT 3 (0,7% M) > CT 9 (0,7% AO) > CT 1 * CT 13 (0,7% TDT)

d. Với nồng độ 1,0%

Lượng Ke giải phóng ra do ảnh hưởng bởi cùng nồng độ 1,0% của 1-menthol, acid oleic và tinh dầu tràm úc được minh hoạ bằng hình 2.15.

Hình 2.15. Đồ thị so sánh sự giải phóng Ke ra khỏi tá dược gel có thêm 1-menthol, acid oleic và tinh dầu tràm úc vói cùng nồng độ 1,0%

Kết quả từ hình 2.15 cho thấy: lượng Ke giải phóng do ảnh hưởng của acid oleic với nồng độ 1,0% trong dung môi propylen glycol tăng lên rõ rệt so với CT 1 (không có chất làm tăng hấp thu). Nhưng nồng độ 1,0% của 1-menthol và tinh dầu tràm úc, lượng Ke giải phóng lại giảm so với CT 1. Có thể sắp xếp theo thứ tự:

CT 7 (1,0% AO) > CT 1 > CT 5 (1,0% M) > CT 14 (1,0% TDT)

2.2.6. Khảo sát ảnh hưởng của hydroxypropyl-P-cyclodextrin (HP-P-CyD) tới khả năng giải phóng của ketoprofen ra khỏi tá dược gel CyD) tới khả năng giải phóng của ketoprofen ra khỏi tá dược gel

Để khảo sát ảnh hưởng của HP-P-CyD tới khả năng giải phóng của Ke ra khỏi tá dược gel, chúng tôi tiến hành chế 2 công thức CT 15 và CT 16.

- Công thức 15: thêm HP-p-CyD bằng cách hoà tan thông thường. - Công thức 16: chế HPTR bằng phương pháp dung môi.

Sau đó tiến hành nghiên cứu giải phóng Ke từ CT 15 và CT 16 theo phương pháp đã ghi ở phần b mục 2.1.3. Các thí nghiệm được tiến hành 3 lần. Kết quả trung bình được trình bày ở bảng 2.14 và minh hoạ bằng hình 2.16

Bảng 2.14. Mức độ giải phóng Ke ra khỏi tá dược gel có thêm HP-P-CyD Thời gian t (giờ) Lượng Ke giải phóng Q (mg) CT1 Không có HP-p-CyD CT 15 Hỗn hợp vật lý với HP-P-CyD CT 16 HPTR với HP-p-CyD 0,500 2,582 3,426 3,402 1,000 3,817 4,692 5,397 1,500 4,997 5,834 7,001 2,000 6,129 6,533 8,243 2,500 7,158 7,387 9,333 3,000 8,142 8,155 10,328 3,500 8,870 8,870 11,272 4,000 9,612 9,638 12,134

Hình 2.16. Đồ thị biểu diễn sự giải phóng Ke ra khỏi tá dược gel có thêm HP-P-CyD

Từ kết quả trên nhận thấy: nếu chỉ phối hợp HP-ß-CyD vào trong công thức gel bằng cách hoà tan vào hỗn hợp dung môi (CT 15) thì tốc độ giải phóng Ke lúc đầu tăng nhưng mức độ giải phóng không tăng. Cụ thể là sau 4 giờ, lượng Ke giải phóng từ CT 1 (không có chất làm tăng hấp thu) và CT 15 xấp xỉ nhau.

Nhưng khi chế HPTR (CT 16), lượng Ke giải phóng tăng cao so với CT 1. Cụ thể là sau 4 giờ, lượng Ke giải phóng tăng hơn 26% so với CT 1.

Điều này phù hợp công trình nghiên cứu của Sridevi và cộng sự về khả năng làm tăng giải phóng và hấp thu Ke của HP-ß-CyD: ở pH 3,0; 4,5 và 6,0; sử dụng Hp-ß-CyD với các nồng độ khác nhau, nhận thấy mức độ hấp thu Ke tăng lên khi tăng nồng độ Hp-ß-CyD trong hệ tất cả các giá trị pH [29]. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Theo kết quả nghiên cứu của Nguyễn Thị Bích Liên : mức độ và tốc độ giải phóng Ke ra khỏi tá dược emugel tăng lên nhiều sau khi dược chất được đưa vào HPTR với ß-CyD và tăng theo tỷ lệ ß-CyD trong HPTR [5].

Có thể giải thích như sau: HP-ß-CyD làm tăng tốc độ hoà tan, độ tan, tính thấm của Ke có thể do hình thành một phức mới dễ tan giữa Ke và HP-ß-CyD khi chếHPTR.

* Nhận xét chung:

Từ kết quả khảo sát khả năng giải phóng Ke ra khỏi tá dược gel thấy rằng: khi thêm các chất làm tăng hấp thu vào trong công thức gel đã cải thiện được mức độ cũng như tốc độ giải phóng Ke. Tuy nhiên, nồng độ của các chất này trong công thức gel phải lựa chọn phù hợp, nếu không có thể làm giảm giải phóng dược chất.

PHẦN 3. KẾT LUẬN VÀ ĐỂ XUẤT

3.1. Kết luận

Từ các kết quả khảo sát về mức độ và tốc độ giải phóng ketoprofen ra khỏi tá dược gel, có thể sơ bộ rút ra một số kết luận sau:

* Trong thành phần tá dược gel ketoprofen sử dụng hỗn hợp dung môi alcol isopropylic và propylen glycol khi thêm vào các chất làm tăng hấp thu (1-menthol, acid oleic, tinh dầu tràm úc, HP-P-CyD) có ảnh hưởng đến khả năng giải phóng ketoprofen.

* Mức độ ảnh hưởng của các chất làm tăng hấp thu đã sử dụng trong nghiên cứu phụ thuộc vào bản chất và tỉ lệ của chúng trong thành phần gel. Cụ thể là:

- Với 1-menthol: ở nồng độ 0,7% mức độ giải phóng ketoprofen tăng lên hơn 10%. Với nồng độ 0,3% và 1,0%, lượng ketoprofen giải phóng giảm đi so với gel không sử dụng 1-menthol.

- Với acid oleic: trong hệ dung môi có propylen glycol, mức độ giải phóng ketoprofen cao nhất ở nồng độ 1,0%. Khi tăng nồng độ lên 1,5%, lượng ketoprofen giải phóng giảm đi. Với các nồng độ 0,3% và 0,5% mức độ giải phóng ketoprofen cũng giảm.

- Với tinh dầu tràm úc: mức độ ảnh hưởng tới khả năng giải phóng ketoprofen ít hơn. Với nồng độ 0,3%, lượng ketoprofen giải phóng ra tăng lên không nhiều. Khi tăng lên nồng độ 0,5% và 0,7%, giải phóng ketoprofen giảm không đáng kể, tiếp tục tăng tới nồng độ 1,0%, lượng ketoprofen giải phóng giảm xuống rõ ràng hơn.

- Với HP-ị3-CyD: khi phối hợp HP-P-CyD vào thành phần công thức gel bằng cách hoà tan thông thường vào hỗn hợp dung môi, tốc độ giải phóng ketoprofen ban đầu tăng lên nhưng mức độ giải phóng không tăng. Khi chế dưới dạng HPTR với khối lượng HP- p - CyD gấp 5 lần khối lượng ketoprofen,

tốc độ và mức độ giải phóng ketoproíen tăng lên rõ rệt (hơn 26%).

3.2. Ý kiến đề xuất

Để có thể đưa được chế phẩm gel ketoproíen vào ứng dụng trong sản xuất cần tiếp tục:

- Nghiên cứu độ ổn định của chế phẩm thử nghiệm. - Nghiên cứu giải phóng ketoprofen qua màng tự nhiên. - Nghiên cứu in vivo.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ môn bào chế (2002), K ĩ thuật bào chế và sinh dược học các dạng thuốc, Nhà xuất bản y học, tập 2.

2. Bộ môn bào chế (2003), Sinh dược học bào chẽ’ Tài liệu sau đại học,Trường đại học dược Hà Nội.

3. Bộ y tế (2002), Dược thư quốc gia, tr. 613-615.

4. Hội thảo chuyên đề ứng dụng carbopol và pemulen cho mỹ phẩm và dược phẩm, ngày 05-07-2001 tại thành phố Hồ Chí Minh.

5. Nguyễn Thị Bích Liên (1999), Nghiên cứu một sốyếu tố ảnh hưởng đến sự giải phóng ketoprofen ra khỏi tá dược thuốc mỡ, Khoá luận tốt nghiệp dược sĩ đại học.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của một số chất làm tăng hấp thu tới khả năng giải phóng của ketoprofen ra khỏi tá dược gel (Trang 31)