Chỉ tiêu theo dõi

Một phần của tài liệu ảnh hưởng của giống và kích thước dụng cụ đựng giá thể thủy canh đến năng suất rau cải ăn lá (Trang 28)

* Điều kiện ngoại cảnh: đo nhiệt độ, ẩm độ trong và ngoài nhà lưới định kỳ 5 ngày/lần, ở 4 thời điểm trong ngày (7:00, 11:00, 14:00, 17:00).

* Về sinh trƣởng: định kỳ 5 ngày/lần, ghi nhận mỗi giống/thùng là 10 cây đối với thí nghiệm 1 nhưng ở giai đoạn 40 ngày về sau thì thu hoạch 4 cây/giống và tiến hành thu tỉa 6 cây còn lại. Thí nghiệm 2 cố định 1 thùng 8 cây/giống.

Hình 2.3 Cây cải trồng bằng phƣơng pháp thủy canh sau khi tỉa lá trong thí nghiệm ở giai đoạn 45 NSKG

Cây cải xanh sau khi tỉa lá

- Chiều cao cây (cm): đo bằng thước cây từ tử diệp đến đỉnh lá dài nhất.

- Kích thước lá (cm): đo đo bằng thước cây chiều dài, chiều ngang của lá có kích thước lớn nhất.

- Số lá (lá/cây): đếm tổng số lá trên cây từ lá thật cho đến lá ngọn (chiều dài lá > 2 cm).

* Về thành phần năng suất:

- Năng suất thí nghiệm 1: tổng trọng lượng 3 lần thu hoạch (2 lần thu tỉa, 1 lần thu hoạch toàn cây).

- Năng suất thí nghiệm 2: tổng trọng lượng 1 lần thu hoạch toàn cây.

- Năng suất tổng (kg/m2): cân toàn bộ cải thu được trên thùng (đã loại bỏ phần rễ), sau đó quy về năng suất trên 1 m2

(cân riêng 5 loại cải).

- Năng suất thương phẩm (kg/m2): cân những cây cải đã loại bỏ những lá ủ (thối, vàng úa) và cây cải nhỏ.

- Trọng lượng trung bình cây (g/cây): cân tổng trọng lượng của mỗi giống, sau đó quy ra trọng lượng trung bình 1 cây.

2.2.4 Xử lý số liệu

- Dùng chương trình Microsoft office Excel để xử lý số liệu thô và vẽ đồ thị. - Xử lý số liệu thống kê bằng phần mềm SPSS 16.0, phân tích phương sai (ANOVA) để phát hiện sự khác biệt giữa các nghiệm thức và dùng kiểm định (Duncan) ở mức ý nghĩa 5% để so sánh các số trung bình.

17

CHƢƠNG 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 3.1 GHI NHẬN TỔNG QUÁT

Nhìn chung thời tiết ở 2 thí nghiệm tương đối thuận lợi cho sự sinh trưởng của cây rau nhưng đây không phải là vụ sản xuất chính trong năm (Hè Thu). Nhiệt độ trung bình ban ngày tương đối cao 35,50

C, độ ẩm không khí 80%.

Cả 2 thí nghiệm, cây đều tăng trưởng tốt không có bệnh, ít sâu và phát triển tương đối đồng đều. Cây hơi bị sốc khi mới chuyển từ khay ươm sang bố trí nghiệm thức (héo vào buổi trưa, một số cây bị chết). Hai thí nghiệm có cách chăm sóc tương tự nhau, chỉ khác nhau ở cuối thí nghiệm (thí nghiệm 1 thu tỉa lá ăn dần, thí nghiệm 2 thu 1 lần toàn cây).

3.2 THÍ NGHIỆM 1 KHẢO SÁT SINH TRƢỞNG VÀ NĂNG SUẤT 4 GIỐNG CẢI ĂN LÁ TRÊN 3 DỤNG CỤ TRỒNG

3.2.1 Tình hình sinh trƣởng * Chiều cao cây

Chiều cao cây của 4 giống cải khác biệt có ý nghĩa qua phân tích thống kê qua các giai đoạn khảo sát (Bảng 3.1). Chiều cao cây cải ngọt cao nhất (6,76 cm, 24,81cm; tương ứng 20, 40 NSKG), chiều cao cải thìa thấp nhất (4,97 cm, 16,69 cm; tương ứng 20, 40 NSKG). Kết quả này có thể là do đặc tính di truyền của 4 loại cải quy định nên chiều cao cải ngọt cao nhất và cải thìa thấp nhất. Theo Chu Thị Thơm và ctv. (2006), hình dạng, kích thước của mỗi loại cây do đặc tính di truyền quy định. Còn giai đoạn bắt đầu thu hoạch (40 – 48 NSKG) chiều cao giống cải ngọt đuôi phụng (22,41 cm) và cải ngọt (21,10 cm) cao hơn các giống còn lại, chiều cao cây thấp nhất là cải thìa (16,72 cm), điều này có thể là do chiều cao lá non sau khi tỉa lá ở các giống không đều nên dẫn đến chiều cao cây giai đoạn cuối không đồng nhất do vậy chiều cao cây ở 48 NSKG có sự dao động.

Chiều cao cây của 3 dụng cụ trồng khác biệt không có ý nghĩa qua phân tích thống kê ở các giai đoạn khảo sát trừ 40 NSKG (Bảng 3.1). Chiều cao cây trên dụng cụ trồng của các giống dao động 5,26 – 5,72 cm ở thời điểm 20 NSKG và 19,78 – 20,68 cm ở thời điểm 48 NSKG. Giai đoạn 40 NSKG chiều cao cây của rọ nhỏ (21,95 cm) tương đương chiều cao cây của khay trồng (21,21 cm), tuy nhiên đều thấp hơn rọ lớn (23,99 cm), điều này có thể là do cây cải trưởng thành, cây sinh trưởng và phát triển mạnh kéo theo bộ rễ hoạt động mạnh mà cây cải trồng trên rọ nhỏ và khay trồng bị ngập úng dẫn đến bộ rễ thiếu oxy cây hoạt động yếu, sinh trưởng kém, kết quả này phù họp với nhận định Lê Văn Hòa và Nguyễn Bảo Toàn (2005).

Không có ảnh hưởng tương tác giữa giống và dụng cụ trồng, điều này chứng tỏ chiều cao cây của các giống cải đáp ứng như nhau với từng loại dụng cụ trồng.

Bảng 3.1 Chiều cao cây (cm) của 4 giống cải trồng trên 3 dụng cụ bằng phƣơng pháp thủy canh

Giống Ngày sau khi gieo

20 30 40 48

Cải ngọt đuôi phụng 4,75b 11,81b 24,38a 22,41a

Cải thìa 4,97b 10,31c 16,69b 16,72c (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Cải xanh 5,18b 12,32b 23,65a 20,13ab

Cải ngọt 6,76a 14,21a 24,81a 20,10b

Rọ nhỏ 5,26 11,87 21,95B 19,78 Rọ lớn 5,72 12,55 23,99A 20,68 Khay trồng 5,27 12,07 21,21B 20,00 F (Giống) ** ** * * F (Dụng cụ trồng) ns ns * ns F (Giống*Dụng cụ trồng) ns ns ns ns CV.(%) 18,18 11,47 11,12 9.92

Trong cùng một cột và dòng, những số có chữ số theo sau giống nhau khác biệt không có ý nghĩa thống kê ns: khác biệt không ý nghĩa, *: khác biệt có ý nghĩa 5%, **: khác biệt có ý nghĩa 1%

* Số lá

Nhìn chung số lá trên cây của 4 giống cải khác biệt có ý nghĩa qua phân tích thống kê qua các giai đoạn khảo sát (Bảng 3.2). Giai đoạn 20 NSKG cải ngọt có số lá nhiều nhất (1,99 lá/cây) so với 3 giống còn lại, giai đoạn 40 NSKG cải thìa cho số lá nhiều nhất (6,78 lá/cây), điều này có thể do thời gian sinh trưởng của từng giống cải khác nhau, mỗi giống có khoảng thời gian sinh trưởng đặc trưng riêng nên số lá ở các giống cũng khác nhau. Ở giai đoạn 48 NSKG số lá của các giống cải trên cây ít hơn so với giai đoạn 40 NSKG. Số lá trên cây còn lại nhiều nhất là cải thìa (2,84 lá/cây) và ít nhất là cải xanh (2,33 lá /cây), kết quả này là do giai đoạn 40 NSKG – 48 NSKG số lá trên cây được thu tỉa ở các giống nên còn lại ít.

Số lá trên 3 loại dụng cụ trồng khác biệt có ý nghĩa qua phân tích thống kê, trừ thời điểm 20, 30 NSKG (Bảng 3.2). Ở giai đoạn 20 và 30 NSKG số lá trên cây của các giống cải dao động 1,41 – 4,32 lá/cây. Giai đoạn 40 NSKG số lá của các giống cải trồng trên rọ nhỏ ít nhất (6 lá/cây) so với các 2 dụng cụ còn lại. Ở giai đoạn 48 NSKG số lá trên cây của các giống cải ở rọ nhỏ (2,98 lá/cây), khay trồng (2,69 lá/cây) nhiều hơn so với rọ lớn (1,97 lá/cây). Kết quả này cho thấy số lá trên cây của rọ lớn được thu tỉa lá nhiều hơn nên góp phần gia tăng năng suất ở rọ lớn cao hơn các loại rọ còn lại. Theo Nguyễn Bảo Vệ và Nguyễn Huy Tài (2005), số lá trên cây càng nhiều thì góp phần gia tăng năng suất về sau.

19

Bảng 3.2 Số lá (lá/cây) của 4 giống cải trồng trên 3 dụng cụ bằng phƣơng pháp thủy canh

Giống Ngày sau khi gieo

20 30 40 48

Cải ngọt đuôi phụng 1,40b 4,17b 6,52a 2,60ab

Cải thìa 1,50b 3,93bc 6,78a 2,84a

Cải xanh 1,40b 4,56a 6,44b 2,33b

Cải ngọt 1,99a 3,73c 6,37b 2,42ab

Rọ nhỏ 1,41 4,32 6,00B 2,98A

Rọ lớn 1,76 3,93 6,93A 1,97B

Khay trồng 1,57 4,18 6,65A 2,69A

F (Giống) Ns ** ** *

F (Dụng cụ trồng) Ns ns * **

F (Giống*Dụng cụ trồng) Ns ns ns ns

CV.(%) 31,48 11,32 10,09 21,38

Trong cùng một cột và dòng, những số có chữ số theo sau giống nhau khác biệt không có ý nghĩa thống kê ns: khác biệt không ý nghĩa, *: khác biệt có ý nghĩa 5%, **: khác biệt có ý nghĩa 1%

* Chiều dài lá

Chiều dài lá của 4 giống cải khác biệt có ý nghĩa qua phân tích thống kê (Bảng 3.3). Chiều dài lá của giống cải ngọt là dài nhất (3,33 cm, 24,39 cm; tương ứng 20, 48 NSKG), ngược lại giống cải thìa có chiều dài lá ngắn nhất (2,54 cm, 13,60 cm; tương ứng 20, 48 NSKG).

Chiều dài lá của 3 loại dụng cụ trồng khác biệt không ý nghĩa qua phân tích thống kê trừ giai đoạn 20 NSKG (Bảng 3.3). Ở giai đoạn 20 NSKG chiều dài lá của 4 giống cải trồng trên rọ lớn dài nhất (3,12 cm). Giai đoạn 30 NSKG đến kết thúc thí nghiệm chiều dài lá của các giống cải trên 3 dụng cụ trồng dao động 9,01 – 20,27 cm.

Chiều dài lá ở các dụng cụ trồng tuy không khác biệt nhưng lượng dinh dưỡng ở rọ lớn được cây sử dụng hoàn toàn khi thu hoạch còn ở rọ nhỏ và khay trồng lượng nước còn lại dao động từ 1,5 – 2,5 lít/thùng do đó các cây ở các thùng hấp thu lượng nước khác nhau nên sinh trưởng của cây có sự chênh lệch nhiều dẫn đến năng suất có khả năng cũng bị ảnh hưởng.

Bảng 3.3 Chiều dài lá (cm) của 4 giống cải trồng trên 3 dụng cụ bằng phƣơng pháp thủy canh

Giống Ngày sau khi gieo

20 30 40 48 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Cải ngọt đuôi phụng 2,53b 8,92b 18,85b 14,95b

Cải thìa 2,54b 7,21c 13,60c 10,85c

Cải xanh 2,51b 9,59b 19,67ab 15,66ab

Cải ngọt 3,33a 10,58a 24,39a 16,74a

Rọ nhỏ 2,42B 9,01 18,48 14,70 Rọ lớn 3,12A 9,15 20,27 14,06 Khay trồng 2,64B 9,06 18,59 14,49 F (Giống) ** ** ** ** F (Dụng cụ trồng) ** ns ns ns F (Giống*Dụng cụ trồng) * ns ns ns CV.(%) 16,37 11,65 8,75 16,69

Trong cùng một cột và dòng, những số có chữ số theo sau giống nhau khác biệt không có ý nghĩa thống kê ns: khác biệt không ý nghĩa, *: khác biệt có ý nghĩa 5%, **: khác biệt có ý nghĩa 1%

* Chiều rộng lá

Chiều rộng lá của 4 giống cải khác biệt có ý nghĩa qua phân tích thống kê (Bảng 3.4). Giai đoạn 20 – 30 NSKG chiều rộng lá cải ngọt rộng nhất (1,45 cm, 4,38 cm; tương ứng), so với các giống còn lại dao động từ 1,19 – 3,57 cm. Ở giai đoạn 40 – 48 NSKG chiều rộng lá của giống cải ngọt đuôi phụng là rộng nhất (7,29 cm, 7,17 cm; tương ứng) và chiều rộng lá thấp nhất ở cải thìa (5,03 cm, 4,63 cm; tương ứng). Chiều rộng lá của giống cải trên 3 dụng cụ trồng khác biệt không có ý nghĩa qua phân tích thống kê (Bảng 3.4) dao động từ 1,23 – 6,39 cm.

Bảng 3.4 Chiều rộng lá (cm) của 4 giống cải trồng trên 3 dụng cụ bằng phƣơng pháp thủy canh

Giống Ngày sau khi gieo

20 30 40 48

Cải ngọt đuôi phụng 1,24b 3,51b 7,29a 7,17a

Cải thìa 1,30ab 3,21b 5,03c 4,63c

Cải xanh 1,19b 3,57b 6,47b 6,77b

Cải ngọt 1,45a 4,38a 6,74b 6,38b

Rọ nhỏ 1,23 3,65 6,32 6,17 Rọ lớn 1,37 3,80 6,54 6,24 Khay trồng 1,28 3,54 6,29 6,39 F (Giống) * ** ** ns F (Dụng cụ trồng) ns ns ns ns F (Giống*Dụng cụ trồng) ns ns ns ns CV.(%) 16,93 17,90 8,17 13,24

Trong cùng một cột và dòng, những số có chữ số theo sau giống nhau khác biệt không có ý nghĩa thống kê ns: khác biệt không ý nghĩa, *: khác biệt có ý nghĩa 5%, **: khác biệt có ý nghĩa 1%

21

3.2.2 Thành phần năng suất và năng suất * Trọng lƣợng cây * Trọng lƣợng cây

Kết quả Bảng 3.5 cho thấy trọng lượng cây của 4 giống cải khác biệt không ý nghĩa qua phân tích thống kê dao động 13,76 – 18,78 g/cây nhưng 3 loại dụng cụ trồng khác biệt có ý nghĩa qua phân tích thống kê, trọng lượng cây lớn nhất ở rọ lớn (19,96 g/cây) ngược lại nhỏ nhất ở rọ nhỏ (13,95 g/cây) và khay trồng (13,72 g/cây). Kết quả này cho thấy các loại cải sinh trưởng và phát triển tốt khi trồng trên rọ lớn, số lá trên cây được tỉa nhiều hơn 2 dụng cụ còn lại nên dẫn đến trọng lượng cây đạt cao hơn.

Bảng 3.5 Trọng lƣợng cây (g) của 4 giống cải trên 3 dụng cụ trồng bằng phƣơng pháp thủy canh Giống Rọ nhỏ Dụng cụ trồng Rọ lớn Khay trồng TB Cải ngọt đuôi phụng 13,26 16,40 11,63 13,76 Cải thìa 12,23 17,74 12,69 14,22 Cải xanh 16,81 23,44 16,09 18,78 Cải ngọt 13,52 22,25 14,46 16,74 TB 13,95B 19,96A 13,72B F (Giống) ns F (Dụng cụ trồng) ** F (Giống*Dụng cụ trồng) ns CV.(%) 25,25

Trong cùng một cột và dòng, những số có chữ số theo sau giống nhau khác biệt không có ý nghĩa thống kê ns: khác biệt không ý nghĩa, **: khác biệt có ý nghĩa 1%

* Năng suất tổng

Kết quả Bảng 3.6 cho thấy năng suất tổng của 4 giống cải khác biệt không có ý nghĩa qua phân tích thống kê dao động từ 1,34 – 1,88 kg/m2

, trong khi năng suất tổng của 3 loại dụng cụ trồng khác biệt có ý nghĩa qua phân tích thống kê. Năng suất tổng của các giống cải trồng trên rọ lớn cao nhất (2,00 kg/m2

). Kết quả này được giải thích tương tự trọng lượng cây. Như vậy năng suất tổng của các giống cải ảnh hưởng bởi loại dụng cụ trồng.

Bảng 3.6 Năng suất tổng (kg/m2

) của 4 giống cải trên 3 dụng cụ trồng bằng phƣơng pháp thủy canh Giống Dụng cụ trồng TB Rọ nhỏ Rọ lớn Khay trồng Cải ngọt đuôi phụng 1,33 1,64 1,16 1,38 Cải thìa 1,22 1,77 1,27 1,42 Cải xanh 1,68 2,34 1,61 1,88 Cải ngọt 1,35 2,22 1,45 1,67 TB 1,40B 2,00A 1,37B F (Giống) ns F (Dụng cụ trồng) ** F (Giống*Dụng cụ trồng) ns CV.(%) 27,08

Trong cùng một cột và dòng, những số có chữ số theo sau giống nhau khác biệt không có ý nghĩa thống kê ns: khác biệt không ý nghĩa, **: khác biệt có ý nghĩa 1%

* Năng suất thƣơng phẩm (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tương tự như năng suất tổng, năng suất thương phẩm của 4 giống khác biệt không có ý nghĩa qua phân tích thống kê (Bảng 3.7), năng suất thương phẩm thu được ở các giống dao động 1,34 – 1,81 kg/m2. Về dụng cụ trồng năng suất thương phẩm của 5 giống cải khác biệt có ý nghĩa qua phân tích thống kê (Bảng 3.7), rọ lớn cho năng suất cao nhất (1,86 kg/m2), ngược lại rọ nhỏ (1,34 kg/m2

) và khay trồng (1,39 kg/m2) cho năng suất thấp tương tự nhau.

Bảng 3.7 Năng suất thƣơng phẩm (kg/m2

) của 4 giống cải trên 3 dụng cụ trồng bằng phƣơng pháp thủy canh

Giống Dụng cụ trồng TB Rọ nhỏ Rọ lớn Khay trồng Cải ngọt đuôi phụng 1,29 1,60 1,13 1,34 Cải thìa 1,16 1,71 1,21 1,36 Cải xanh 1,61 2,26 1,55 1,81 Cải ngọt 1,29 2,16 1,40 1,61 TB 1,34B 1,86A 1,39B F (Giống) ns F (Dụng cụ trồng) ** F (Giống*Dụng cụ trồng) ns CV.(%) 36,48

Trong cùng một cột và dòng, những số có chữ số theo sau giống nhau khác biệt không có ý nghĩa thống kê ns: khác biệt không ý nghĩa, *: khác biệt có ý nghĩa 5%, **: khác biệt có ý nghĩa 1%

Kết quả trên cho thấy các loại cải đạt năng suất khá cao, bởi vì được thu hoạch 3 lần (2 lần tỉa, 1 lần thu toàn cây). Đây là cách tốt nhất để người dân thành

23

phố trồng rau gia đình theo phương pháp thủy canh, sạch, an toàn, đơn giản, thư giãn có rau tươi ăn lâu dài (40 – 48 NSKG) thu được 3 lần rau.

3.3 THÍ NGHIỆM 2 KHẢO SÁT SINH TRƢỞNG VÀ NĂNG SUẤT 5 GIỐNG CẢI ĂN LÁ TRÊN 4 DỤNG CỤ TRỒNG

Để có kết quả chính xác hơn thí nghiệm được thực hiện thêm 1 lần có thêm 1 loại rau xà lách. Xà lách là món ăn yêu thích của người dân được sử dụng hàng ngày hay trong các buổi tiệc nó cung cấp dinh dưỡng vitamin, chất xơ và khoáng chất cần thiết cho cơ thể và rọ cao được dùng nhiều trong phương pháp thủy canh (Hà Nội) nhưng chưa tìm thấy kết quả cây trồng trên giá thể mụn xơ dừa vì thế bố trí thêm giống xà lách và dụng cụ trồng rọ cao.

3.3.1 Tình hình sinh trƣởng * Chiều cao cây

Chiều cao cây của 5 giống cải khác biệt có ý nghĩa qua phân tích thống kê ở các giai đoạn 19 – 29 NSKG (Bảng 3.8 và Phụ bảng 3). Cải ngọt có chiều cao cây cao nhất (9,94 – 19,30 cm; tương ứng), ngược lại xà lách có chiều cao cây thấp nhất (5,67 – 13,92 cm; tương ứng). Kết quả này có thể là do chiều cao của 5 giống cải bị ảnh hưởng bởi đặc tính di truyền cải ngọt phát triển mạnh sinh trưởng tốt vì thế có chiều cao cây cao nhất và như thế cũng ảnh hưởng đến năng suất cây trồng về sau.

Chiều cao cây trên 4 loại dụng cụ khác biệt có ý nghĩa qua phân tích thống kê. Chiều cao cây của các giống cải trồng trên rọ lớn luôn cao nhất ở giai đoạn

Một phần của tài liệu ảnh hưởng của giống và kích thước dụng cụ đựng giá thể thủy canh đến năng suất rau cải ăn lá (Trang 28)