0
Tải bản đầy đủ (.doc) (81 trang)

Các thiết bị chức năng

Một phần của tài liệu ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP CÔNG NGHỆ VIỄN THÔNG: TÌM HIỂU VỀ ĐIỆN THOẠI THÔNG MINH (Trang 64 -67 )

CHƯƠNG 3 KIẾN TRÚC PHẦN CỨNG

3.5.2. Các thiết bị chức năng

Điện thoại thông minh có rất nhiều chức năng để con người khai thác. Mỗi một chức năng đều có một IC xử lý và các thiết bị tạo nên.

- Chức năng nghe gọi nhắn tin. Đây có lẽ là chức năng quan trong nhất, nếu không có nghe gọi nhắn tin nó sẽ không được goi là điện thoại. Cũng giống như trên điện thoại cơ bản để nghe gọi nhắn tin trên điện thoại thông minh cũng

cần một tổ hợp phần cứng cứ tạo nên. Đầu tiên là thiết bị đọc và phân tích thẻ Sim điện thoại. Thiết bị này phân tích nhận dạng ra số điện thoại nhà mạng cung cấp để thông báo lên bộ xi xử lý. Sau đó để giải quyết vấn đề kết nối thì dĩ nhiên cần đến hệ thống anten hệ thống anten trên điện thoại thông minh quan trọng nhất là IC công suất sóng. IC công xuất sóng này nhận tín hiệu từ bộ vi xử lý rồi sau đó phát đến anten và cũng nhận tín hiệu từ anten rồi phân tích chuyển về bộ vi xử lý. IC công suất sóng, thiết bị đọc và phân tích thẻ sim đều được gắn trên bo mạch chủ còn anten sóng điện thoại sẽ được gắn trên vỏ máy và kêt nối đến bo mạch chủ bằng dây dẫn hoặc tiếp xúc trực tiếp. Ngoài ra để hỗ trợ nghe cũng phải có một hệ thống loa và micro. Trên những chiếc điện thoại thông minh bây giờ hệ thông micro rất phức tạp với những công nghê chống ồn hộ trợ chất lượng cuộc gọi tốt nhất.

- Các chức năng kết nối. Để kết nối điện thoại thông minh với máy tính hay những thiết bị ngoài thì điện thoại thông minh cũng có một hệ thống xử lý và cổng kết nối. Hệ thống xử lý kết nối USB sẽ tuy thuộc vào thiết bị có thể được chính bộ vi xử lý điều kiển hoặc sẽ được một IC riêng biệt điều khiển. Về cổng kết nối trên điện thoại thông minh cổng kết nối USB sẽ được thu gọn và quy chuẩn. Hiện tại cổng kết nối được tất cả các hãng phát hành dùng chung (trừ Apple) là cổng microUSB. Cổng này cũng được dùng để sạc pin.

Hình 3.28: Sơ đồ kết nối từ MicroUSB đến cổng USB thông thường

Điện thoại thông minh ngoài chức năng nghe gọi thông thường còn có thể lướt web, kiểm tra thư điện tử thông qua internet vậy để kết nối đến internet điện thoại thông minh kết nối qua dữ liệu di động 3G, 4G và wifi. Để hỗ trợ

những kết nối này cũng cần rất nhiều phần cứng cấu tạo nên như IC xử lý kết nối 3G, 4G trên thực tế IC này được hỗ trợ trực tiếp từ bộ vi xử lý nó chỉ hoạt động như là cầu nối lọc thông tin mà thôi. Bộ vi xử lý không hỗ trợ 4G thì thiết bị cũng không thể kết nối mạng 4G. Còn với wifi nó sẽ có hệ thống IC xử lý và anten riêng biệt thường thì trên hệ thống IC xử lý và anten sẽ tích hợp xử lý thêm kết nối Bluetooth, NFC (những giao tiếp tầm gần) và GPS.

- Trên phần cứng của điện thoại thông minh những IC xử lý kết nối 3G, 4G và IC xử lý các kết nối wifi, Bluetooth, NFC, GPS được tích hợp trên một hệ thống giống như SoC. Hệ thống này được gọi là baseband, baseband sẽ được nạp phần mềm điều khiển theo từng hãng phát hành chính vì lý do đó khi người dùng mua một chiếc điện thoại thông minh được phân phối bởi nhà mạng X thì chỉ dùng được mạng đó mà thôi.

- Các thiết bị giải trí. Điện thoại thông minh được xem như một thiết bị giải trí đa phương tiện. Thời điểm hiện tại nó có camera chất lượng rất tốt có thể thay thế cho máy ảnh du lịch. Camera của điện thoại thông minh hiện nay có cảm biến ảnh cao nhất lên đến 41 Megapixel. Hệ thống phần cứng hỗ trợ cho camera cũng rất hiện đại như ống kính đèn flash các công nghệ cảm biến… Để xem phim nghe nhạc hệ thống loa ngoài trên điện thoại thông minh cũng rất cầu kỳ. Loa có hệ thống khuếch đại và bộ xử lý công suất riêng để hỗ trợ âm thanh tốt nhất. Bộ xử lý công suất này giải quyết toàn bộ hệ thống âm thanh kể cả cuộc gọi cho chiếc điện thoại thông minh nó được tích hợp trên bo mạch chủ và được gọi là IC audio. Loa, hệ thống khuếch đại và IC Audio trên mỗi nhà phát hành sử dụng riêng nhằm cho chất lương âm thanh riêng biệt và độc quyền.

- Trên điện thoại thông minh cũng có một số phần cứng hỗ trợ thiết bị như cảm biến ánh sáng, cảm biến tiệm cận, cảm biến xoay… Những phần cứng này giúp điện thoại thông minh nhận ra môi trường sử dụng mà xử lý cho phù hợp. Ví dụ người dùng sử dụng trong môi trường ánh sáng nhiều hoặc trời tối cảm biến ánh sáng sẽ hoạt động thông báo đến vi xử lý để điều khiển độ sáng màn hình thiết bị sao cho mắt người dùng nhìn tốt nhất. Cảm biến xoay sẽ hoạt động khi người dùng thiết bị xoay ngang hay dọc thiết bị nó sẽ thông báo và xoay màn hình theo chiều mắt người dùng nhìn. Ngoài ra trên một số mẫu điện thoại thông minh mới nhất của Samsung và Apple còn có cảm biến vân tay giúp nâng cao bảo mật. Cảm biến tiếp xúc giúp có thể đo nhịp tim bước chạy…

Một phần của tài liệu ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP CÔNG NGHỆ VIỄN THÔNG: TÌM HIỂU VỀ ĐIỆN THOẠI THÔNG MINH (Trang 64 -67 )

×