Thẻ nhớ ngoà

Một phần của tài liệu Đồ án tốt nghiệp Công nghệ viễn thông: Tìm hiểu về điện thoại thông minh (Trang 55 - 57)

CHƯƠNG 3 KIẾN TRÚC PHẦN CỨNG

3.3.4.Thẻ nhớ ngoà

Hình 3.21: Một thẻ nhớ microSD dung lượng 64GB

Bộ nhớ trong cao nhất trên điện thoại thông minh hiện nay là 64GB nhưng một số máy đời cũ thì chỉ có 1GB và một số người dùng cảm thấy không đủ với dung lượng bộ nhớ trong của máy chính vì thế một số hãng đã cho phép người dùng mở rộng bộ nhớ với khe cắm thẻ nhớ và đa số điện thoại thông minh ngày nay sử dụng loại thẻ nhớ microSD loại thẻ nhớ vô cùng nhỏ.

Trong số 3 hệ điều hành phổ biến là IOS, Android và Windows Phone, chỉ có Android và Windows phone 8 là hỗ trợ bộ nhớ ngoài. Các thiết bị dùng IOS như IPhone không có khe cắm thẻ nhớ. Trong các thiết bị dùng Windows Phone 7, chỉ có một thiết bị có khe cắm thẻ microSD: chiếc điện thoại Samsung Focus. Tuy nhiên, thẻ nhớ khi đã đưa vào thiết bị sẽ bị mã hóa và không thể đọc ở trên thiết bị khác hoặc máy tính, và chỉ có thể đọc qua điện thoại với phần mềm quản lý riêng.

Thẻ microSD hiện nay có dung lượng lên đến 128GB. Bên cạnh dung lượng, một yếu tố quan trọng để chọn mua thể microSD là tốc độ, thường được kí hiệu với từ "Class" trên bao bì. Thông số này rất trực quan và thể hiện tốc độ ghi tối thiểu của thẻ. Ví dụ thẻ Class 4 có tốc độ ghi tối thiểu là 4MB/s, trong khi thẻ Class 10 có tốc độ ghi tối thiểu 10MB/s.

Hình 3.22: Thẻ microSD 8GB class 4

Thông thường thẻ có thông số Class cao hơn sẽ cho tốc độ tốt hơn nhưng cũng đắt hơn. Đối với thẻ microSD, loại cao cấp nhất ta có thể tìm được có dung lượng 128GB Class 10 và nếu chạy đúng thông số thì nó có thể cho tốc độ nhanh hơn cả bộ nhớ trong.

Nếu một điện thoại thông minh có bộ nhớ trong 64GB và hỗ trợ thêm thẻ nhớ ngoài 128GB nữa thì người dùng có thể mở rộng bộ nhớ lên đến 192GB. Hiện nay có một số hãng điện thoại quảng cáo có thể đọc được thẻ nhớ lên đến 2TB như chiếc vera R3 của hãng Pantech nhưng có lẽ chỉ là đánh bóng tên tuổi vì chưa hề có thẻ nhớ lên đến 2TB. Hy vọng tương lai gần chúng ta sẽ có những chiếc thẻ nhớ có dung lượng cao như vậy để có thể trải nghiệm nhưng video fullHD và 4K.

3.4. Màn hình

Điện thoại thông minh có một một phần cứng quan trọng đó là màn hình. Với những điện thoại thông minh sử dụng cảm ứng như ngày nay màn hình là nơi giao tiếp giữa người sử dụng và thiết bị, là nơi người sử dụng điều khiển thiết bị và là nơi thiết bị thể hiện nội dung đến người sử dụng. Hiện nay các hãng phát hành điện thoại thông minh đưa ra rất nhiều loại màn hình chất lượng, độ phân giải rất tốt nhưng có hai loại màn hình chính là màn hình LCD và màn hình LED.

Một phần của tài liệu Đồ án tốt nghiệp Công nghệ viễn thông: Tìm hiểu về điện thoại thông minh (Trang 55 - 57)