Sức khỏe toàn diện

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình sử dụng thuốc và đánh giá chất lượng cuộc sống bệnh nhân ung thư phổi không tế bào nhỏ tại trung tâm y học hạt nhân và ung bướu bệnh viện bạch mai (Trang 67 - 85)

Theo bộ câu hỏi EORTC QLQ C30 sức khỏe toàn diện đƣợc đánh giá thông qua hai câu hỏi về tình trạng thể chất tổng thể và chất lƣợng cuộc sống tổng thể của bệnh nhân. Điểm số cao hơn phản ánh mức độ tốt hơn của sức khỏe toàn diện.

Trƣớc điều trị, hai nhóm có sức khỏe toàn diện tƣơng đƣơng nhau: nhóm sử dụng thuốc nhắm đích có điểm số 52,0; nhóm hóa trị 43,7. Kết quả này khá tƣơng đồng với nghiên cứu của Zuliveira P. I, Pereira C. A, Belasco A. G và Bettencourt A. R t ại Brazil (53,8) tuy nhiên thấp hơn so với thử nghiệm TORCH cho điểm số nhóm hóa trị là 56,7; nhóm sử dụng erlotinib là 58,0. Trong thử nghiệm TORCH lựa chọn bệnh nhân dƣới 70 tuổi và điều trị bƣớc 1 trong khi nghiên cứu của chúng tôi có 14,7% bệnh nhân trên 70 tuổi và đến 52,0% bệnh nhân điều trị bƣớc 2 ho ặc 3 điều này làm ảnh hƣởng tới thể chất và chất lƣợng cuộc sống bệnh nhân.

Sau điều trị, sức khỏe toàn diện nhóm hóa trị không thay đổi trong khi nhóm điều trị đích có cải thiện. Tác giả Zuliveira P. I báo cáo trong nghiên cứu của mình là không có sự cải thiện sức khỏe toàn diện ở bệnh nhân hóa trị. Các nghiên cứu và thử nghiệm với thuốc điều trị đích đều chỉ ra rằng ở bệnh nhân dùng erlotinib ho ặc gefitinib đều có cải thiện sức khỏe toàn diện, một số nghiên cứu đó là: thử nghiệm BR.21, thử nghiệm LUX-lung 1và nghiên cứu của Alain Gelibter. Ở Việt Nam chƣa có nghiên cứu để so sánh.

4.3.7.Các triệu chứng, tác động tài chính và các vấn đề khác 4.3.7.1. Triệu chứng mệt mỏi

Triệu chứng mệt mỏi đƣợc đánh giá thông ba câu hỏi trực tiếp về sự mệt mỏi và gián tiếp thể hiện hậu quả của mệt mỏi gây ra là yếu sức và cần nghỉ ngơi. Điểm số cao hơn cho thấy bệnh nhân mệt mỏi nhiều hơn

Trƣớc điều trị, hai nhóm bệnh nhân có triệu chứng mệt mỏi tƣơng đƣơng nhau: nhóm hóa trị là 32,4; nhóm điều trị đích là 30,3 và tƣơng đồng với kết quả của một số nghiên cứu khác: thử nghiệm TORCH cho kết quả nhóm điều trị đích là 30,7; nhóm hóa trị là 30,6; nghiên cứu của Zuliveira P. I, Pereira C. A, Belasco A. G và Bettencourt A. R t ại Brazil trên bệnh nhân hóa trị cho điểm mệt mỏi là 30,0 [69].

Sau điều trị, nhóm bệnh nhân hóa trị có điểm mệt mỏi cao hơn cho thấy triệu chứng mệt mỏi của bệnh nhân nặng hơn sau ba chu kỳ hóa trị, trong khi đó nghiên cứu của Priscila Isolani de Zuliveira thấy triệu chứng mệt mỏi của bệnh nhân nặng hơn không có ý nghĩa thống kê [69]. Nhóm bệnh nhân điều trị nhắm đích có điểm mệt mỏi thấp hơn trƣớc điều trị chứng tỏ có sự cải thiện triệu chứng ở nhóm bệnh nhân này. Kết quả này tƣơng đƣơng với nghiên cứu của Alain Gelibter cho thấy gefitinib làm cải thiện mệt mỏi sau 1 tháng điều trị [30]. Thử nghiệm BR.21 ở Canada trên bệnh nhân UTP KTBN thì cho kết quả erlotinib không làm cải thiện triệu chứng mệt mỏi. Tuy nhiên, thử nghiệm BR. 21 sử dụng erlotinib để điều trị bƣớc 2, 3 trong khi đó nghiên cứu của chúng tôi có tới 34,6% dùng thuốc điều trị đích để điều trị bƣớc 1 trên bệnh nhân có đột biến EGFR là đột biến làm tăng khả năng đáp ứng với các thuốc điều trị nhắm đích dòng TKI. Khi so sánh tỷ lệ bệnh nhân đáp ứng với triệu chứng mệt mỏi ở hai nhóm thì thấy khác biệt có ý nghĩa thống kê, tỷ lệ bệnh nhân có cải thiện tình trạng mệt mỏi ở nhóm điều trị đích cao hơn nhiều so với nhóm hóa trị chứng tỏ nhóm bệnh nhân điều trị đích cải thiện mệt mỏi tốt hơn. Tuy nhiên, thử nghiệm TORCH trên hai nhóm bệnh nhân hóa trị và erlotinib điều trị bƣớc 1 lại cho thấy hóa trị và erlotinib không khác nhau trong việc cải thiện mệt mỏi ở bệnh nhân UTPKTBN giai đoạn tiến xa.

Triệu chứng đau đƣợc đánh giá bởi hai thang đo: thang EORTC QLQ C30 đánh giá mức độ đau chung của bệnh nhân, thang EORTC QLQ LC13 đánh giá mức độ đau ở các phần khác nhau liên quan tới UTP đó là đau ngực, đau cánh tay / vai và đau ở các vị trí khác.

Trƣớc điều trị, triệu chứng đau ở hai nhóm tƣơng đƣơng nhau, nhóm sử dụng thuốc điều trị đích có điểm số là 39,1 ; nhóm hóa trị là 37,8. Kết quả này cao hơn so với thử nghiệm TORCH cho điểm số nhóm hóa trị là 27,2 nhóm sử dụng là erlotinib 24,7 và cao hơn so với nghiên cứu của Zuliveira P. I, Pereira C. A, Belasco A. G và Bettencourt A. R tại Brazil 23,3. Đau là cảm giác mà mỗi ngƣời cảm nhận vì thế ngoài yếu tố tổn thƣơng gây ra thì nó còn phụ thuộc nhiều vào tâm lý, xã hội cũng nhƣ tín ngƣỡng của bệnh nhân do đó trong các thử nghiệm ở các quốc gia, vùng miền khác nhau, nhóm bệnh nhân khác nhau cũng có thể cho kết quả khác nhau. Các triệu chứng đau ngực, đau cánh tay / vai và đau ở vị trí khác ở hai nhóm trƣớc điều trị đều tƣơng đƣơng nhau. Mặc dù, nghiên cứu của chúng tôi có điểm đau không tƣơng đồng với các nghiên cứu khác nhƣng kết quả nghiên cứu cho thấy: cả hai nhóm bệnh nhân đều có sự cải thiện triệu chứng đau sau điều trị và ở nhóm bệnh nhân điều trị đích cải thiện triệu chứng đau tốt hơn nhóm hóa trị đặc biệt là đau ngực; đây là điểm chung của nhiều nghiên cứu (thử nghiệm BR. 21, thử nghiệm TORCH…). Triệu chứng đau ở tay / vai và đau ở vị trí khác thì không thấy cải thiện ở hai nhóm mặc dù sau điều trị việc sử dụng thuốc giảm đau c ủa bệnh nhân nhiều hơn trƣớc điều trị.

4.3.7.3. Triệu chứng khó thở

Triệu chứng khó thở đƣợc đánh giá bởi hai thang: thang EORTC QLQ C30 đánh giá triệu chứng khó thở nói chung của bệnh nhân bởi một câu hỏi về tình trạng khó thở của bệnh nhân, trong khi thang EORTC QLQ LC13 đánh giá chi tiết triệu chứng khó thở thông qua ba câu hỏi về tình trạng khó thở của bệnh nhân khi nghỉ ngơi, khi đi bộ và khi leo cầu thang.

Trƣớc điều trị, hai nhóm có triệu chứng khó thở tƣơng đƣơng nhau, kết quả này tƣơng đồng ở cả hai bộ câu hỏi. Sau điều trị, cả hai nhóm bệnh nhân hóa trị và sử dụng

thuốc điều trị đích đều có cải thiện triệu chứng khó thở và cải thiện ở hai nhóm là tƣơng đƣơng nhau. Thử nghiệm LUX-Lung 1 cũng cho thấy erlotinib và gefitinib c ải thiện triệu chứng khó thở so với placebo [37]. Tuy nhiên, nghiên cứu của Zuliveira P. I, Pereira C. A, Belasco A. G và Bettencourt A. R t ại Brazil lại chỉ ra không có sự cải thiện triệu chứng khó thở ở nhóm bệnh nhân hóa trị [69]. Trong nghiên cứu của chúng tôi, bệnh nhân ngoài đƣợc sử dụng các phác đồ, thuốc điều trị chính thì còn đƣợc phối hợp thuốc để điều trị triệu chứng và hạn chế tác dụng không mong muốn mà thuốc gây ra theo đó có 59,2% bệnh nhân hóa trị đƣợc sử dụng thuốc giảm ho và khó thở. Nghiên cứu của Zuliveira P. I cũng là nghiên cứu quan sát giố ng nhƣ nghiên cứu của chúng tôi, nghiên cứu không chỉ ra có hay không các thuốc phối hợp trong điều trị nhƣng việc sử dụng các thuốc điều trị triệu chứng tác động lớn tới việc cải thiện triệu chứng trong các nhóm bệnh nhân nghiên c ứu.

4.3.7.4. Triệu chứng ho – ho máu

Ho là triệu chứng thƣờng gặp trong các bệnh lý ở phổi, với bệnh UTP ho xuất hiện thƣờng khi khối u đã lớn, có di căn ho ặc chèn ép. Trong nghiên cứu của chúng tôi bệnh nhân UTP ở giai đoạn tiến xa có tình trạng ho khá nhiều và tƣơng đồng ở hai nhóm bệnh nhân, điểm số nhóm sử dụng thuốc điều trị đích là 48,7; nhóm hóa trị là 43,5. Tình tr ạng ho của bệnh nhân trƣớc điều trị trong nghiên cứu của chúng tôi nặng hơn so với thử nghiệm TORCH (nhóm hóa trị 32,9, nhóm sử dụng erlotinib 35,8) nhƣng nhẹ hơn so với nghiên cứu của Zuliveira P. I, Pereira C. A, Belasco A. G và Bettencourt A. R tại Brazil (51,5). Triệu chứng ho máu mức độ nhẹ gặp ở một số bệnh nhân trong cả hai nhóm trong nghiên cứu của chúng tôi. Sau điều trị, cả triệu chứng ho và ho máu đều đƣợc cải thiện ở hai nhóm bệnh nhân và sự cải thiện giữa hai nhóm là tƣơng tƣơng nhau. Sự cải thiện triệu chứng ho và ho máu trên bệnh nhân sử dụng thuốc điều trị đích đƣợc báo cáo trong thử nghiệm BR.21, thử nghiệm LUX-lung1, và nghiên cứu của Xin-Lin Mu. Nghiên cứu của Zuliveira P. I cho thấy triệu chứng ho, ho máu đƣợc cải thiện ở bệnh nhân hóa trị và thử nghiệm TORCH chỉ ra sự cải thiện triệu chứng ho, ho máu ở bệnh nhân hóa trị và điều trị đích là tƣơng đƣơng nhau.

4.3.7.5. Vấn đề buồn nôn và nôn

Nôn và buồn nôn là một trong những tác dụng không mong muốn thƣờng gặp nhất của hóa trị, theo nghiên cứu của Hồ Mai Anh 100% bệnh nhân gặp buồn nôn và nôn khi điều trị với hóa chất. Thử nghiệm EORTC 08975 (thử nghiệm lâm sàng pha III trên ba phác đồ hóa trị) cho kết quả buồn nôn / nôn độ 3, 4 gặp ở mỗi phác đồ paclitaxel – cisplatin 8,8%; gemcitabin – cisplatin là 12,5 % và paclitaxel – gemcitabin là 5,6 % [62]. Sử dụng thang QLQ C30 đánh giá đƣợc mức độ buồn nôn, nôn trên nhóm bệnh nhân nghiên cứu. Trong nghiên cứu của chúng tôi trƣớc điều trị điểm buồn nôn, nôn rất thấp và tƣơng đƣơng nhau ở hai nhóm (nhóm hóa trị là 7,1 và nhóm điều trị đích là 5,8) cho thấy trƣớc điều trị cả hai nhóm bệnh nhân đều rất ít bị buồn nôn, nôn. Sau điều trị, trên nhóm bệnh nhân hóa trị thấy vấn đề nôn có điểm số tăng cao (32,3 so với 7,1) cho thấy bệnh nhân bị buồn nôn, nôn nặng nề hơn ; kết quả này phù hợp với kết quả của thử nghiệm BR.21 [22], thử nghiệm TORCH [27] và nghiên cứu của Zuliveira P. I, Pereira C. A, Belasco A. G và Bettencourt A. R [69]. Nhóm bệnh nhân điều trị đích điểm số buồn nôn, nôn không có sự khác biệt giữa trƣớc và sau điều trị cho thấy vấn đề buồn nôn, nôn đƣợc ổn đinh trên nhóm bệnh nhân này. Kết quả này tƣơng đồng với thử nghiệm LUX-Lung 1 [37] và thử nghiệm với gefitinib tại Nhật Bản [48].

4.3.7.6. Rối loạn giấc ngủ

Giấc ngủ rất quan trọng đối với con ngƣời, giấc ngủ giúp cơ quan trong cơ thể đƣợc nghỉ ngơi phục, hồi năng lƣợng, giúp cho sự điều hòa thân nhiệt và sự phát triển của bộ não. Vì vậy, khi bị rối loạn giấc ngủ, khó ngủ hay ngủ ít làm ảnh hƣởng sức khỏe, thể chất, tinh thần và khả năng hoạt động của con ngƣời. Có nhiều nguyên nhân gây ra mất ngủ, với bệnh nhân ung thƣ thì có thể kể tới các nguyên nhân nhƣ đau thực thể, tâm lý lo âu, căng thẳng hoặc có thể do ăn uống kém. Trong nghiên cứu của chúng tôi, trƣớc điều trị triệu chứng mất ngủ của bệnh nhân khá nghiêm trọng và tƣơng đƣơng ở hai nhóm hóa trị và điều trị đích. Điểm số cho nhóm sử dụng thuốc điều trị đích là 25,6 và nhóm hóa trị là 28,6. Kết quả này tƣơng đồng với thử nghiệm TORCH (nhóm

hóa trị 25,7, nhóm sử dụng erlotinib 24,2). Sau điều trị, nhóm bệnh nhân điều trị đích cải thiện đƣợc triệu chứng khó ngủ; nhóm bệnh nhân hóa trị triệu chứng này không thay đổi. Nghiên cứu trên bệnh nhân hóa trị của Zuliveira P. I cũng chỉ ra không có sự cải thiện triệu chứng khó ngủ [69]. Đối với các thuốc điều trị nhắm đích có nhiều nghiên cứu và các thử nghiệm lâm sàng đã chứng minh có sự cải thiện triệu chứng mất ngủ ở bệnh nhân sử dụng các thuốc này nhƣ thử nghiệm TORCH [27], thử nghiệm LUX – Lung 1[37].

4.3.7.7. Cảm giác ngon miệng

Cảm giác ngon miệng của bệnh nhân đƣợc đánh giá qua câu hỏi về tình trạng chán ăn của bệnh nhân. Trƣớc điều trị, chứng chán ăn của hai nhóm sử dụng thuốc điều trị đích và hóa trị tƣơng đƣơng nhau điểm số nhóm điều trị nhắm đích là 20,5 và nhóm hóa trị 23,8; thử nghiệm TORCH trên hai nhóm bệnh nhân cũng cho chứng chán ăn trƣớc điều trị tƣơng đồng (nhóm hóa trị là 19,6; nhóm erlotinib là 18,4). Nghiên cứu của Zuliveira P. I chỉ ra sự khác biệt trƣớc và sau hóa trị không có ý nghĩa thống kê [69], thử nghiệm BR. 21 cũng đƣa ra kết luận tƣơng tự với erlotinib [22]. Nghiên cứu của chúng tôi cho kết quả tƣơng tự với hai nghiên cứu trên: không có sự khác biệt về cảm giác ngon miệng trƣớc và sau điều trị ở cả hai nhóm. Tuy nhiên, khi so sánh t ỷ lệ bệnh nhân có đáp ứng với cảm giác ngon miệng thì thấy có sự khác biệt giữa hai nhóm, nhóm hóa trị có tỷ lệ bệnh nhân mất cảm giác ngon miệng nặng lên cao hơn so với nhóm điều trị đích, sự khác biệt về tỷ lệ đáp ứng này cũng đƣợc báo cáo trong thử nghiệm TORCH [27] thử nghiệm LUX – Lung 1 [37].

4.3.7.8. Táo bón và tiêu chảy

Triệu chứng táo bón đƣợc đánh giá trực tiếp thông qua câu hỏi về tình trạng táo bón hiện tại của bệnh nhân. Trƣớc điều trị, hai nhóm bệnh nhân tƣơng đƣơng nhau về chứng táo bón, điểm số cho nhóm hóa trị là 11,6; nhóm điều trị nhắm đích là 14,1. Nhƣ vậy, bệnh nhân trong nghiên cứu của chúng tôi bị táo bón ít hơn so với nghiên cứu của Zuliveira P. I, Pereira C. A, Belasco A. G và Bettencourt A. R tại Brazil (18,8) [69]. Táo bón gây ra bởi nhiều nguyên nhân trong đó chế độ dinh dƣỡng và khả năng vận

động đóng vai trò chủ yếu, ngoài ra tuổi càng cao thì nguy cơ bị táo bón càng lớn, và một số loại thuốc cũng có thể ảnh hƣởng tới tình trạng này. Mặc dù, các nguyên nhân khác không đƣợc báo cáo nhƣng có sự khác biệt thấy ở hai nghiên cứu: độ tuổi trung bình trong nghiên cứu của chúng tôi là 58,2 trong khi đó tuổi trung bình trong nghiên cứu của Zuliveira P. I là 68,8 [69]; đây cũng là một nguyên nhân dẫn tới sự khác nhau giữa hai nghiên cứu. Sau điều trị, chứng táo bón ở nhóm hóa trị ổn định trong khi nhóm điều trị đích đƣợc cải thiện. Điều này tƣơng đồng với các thử nghiệm TORCH [27], thử nghiệm LUX – Lung 1[37], thử nghiệm BR.21 [22] và nghiên cứu của Zuliveira P. I [69].

Triệu chứng tiêu chảy đã đƣợc nghiên cứu và báo cáo gặp ở cả hai nhóm bệnh nhân sử dụng thuốc điều trị đích và hóa trị: thử nghiệm lâm sàng pha III - EORTC 08975 với ba phác đồ hóa chất cho thấy phác đồ paclitaxel – cisplatin có 8,2 %, phác đồ gemcitabin – cisplatin là 10,6%; phác đồ paclitaxel – gemcitabin là 12,4% bệnh nhân bị tiêu chảy độ 3,4; thử nghiệm lâm sàng pha III - SATURN cho thấy có 30% bệnh nhân dùng erlotinib bị tiêu chảy trong đó, tiêu chảy độ 3,4 chiếm 5,7% và nghiên cứu của Xin-Lin Mu ở Trung Quốc có 35,5% bệnh nhân sử dụng gefitinib gặp tiêu chảy độ 1,2. Trong nghiên cứu của chúng tôi trƣớc điều trị, trình trạng tiêu chảy rất ít gặp ở bệnh nhân, chỉ gặp mức độ nhẹ ở một số ít trƣờng hợp và tƣơng đƣơng nhau ở hai nhóm. Điểm số của nhóm hóa trị là 5,5; nhóm điều trị đích là 5,1 tƣơng đƣơng so với thử nghiệm TORCH (nhóm hóa trị 3,9, nhóm sử dụng erlotinib 5,6) và cao hơn so với nghiên cứu của Zuliveira P. I, Pereira C. A, Belasco A. G và Bettencourt A. R t ại Brazil (1,1). Sau điều trị, tình trạng tiêu chảy ở nhóm điều trị đích nặng hơn so với nhóm hóa trị; nhóm hóa trị chứng tiêu chảy ổn định trong khi nhóm điều trị đích chứng tiêu chảy nặng hơn. Nghiên cứu của Zuliveira P. I cũng chỉ ra nhóm bệnh nhân hóa trị ổn định tình trạng tiêu chảy sau khi điều trị, thử nghiệm TORCH cho thấy sau điều trị tình trạng tiêu chảy nhóm bệnh nhân điều trị đích nghiêm trọng hơn nhóm hóa trị.

Chứng viêm miệng lƣỡi đƣợc báo cáo gặp phải trên cả bệnh nhân sử dụng thuốc hóa trị và điều trị đích, thử nghiệm lâm sàng TITAN chỉ ra bệnh nhân dùng erlotinib có 1%; hóa trị có 3% bị viêm miệng lƣỡi, nghiên cứu của Xin-Lin Mu có 12,9% bệnh

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình sử dụng thuốc và đánh giá chất lượng cuộc sống bệnh nhân ung thư phổi không tế bào nhỏ tại trung tâm y học hạt nhân và ung bướu bệnh viện bạch mai (Trang 67 - 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)