II-/ Thực trạng xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam:
3-/ Thị trờng xuất khẩu thuỷ sản:
nhu cầu về thuỷ sản ngày càng tăng trên phạm vi toàn cầu. Trong khi Nhật Bản, Mỹ và Châu Âu tiếp tục thống soái thị trờng nhập khẩu, thì khu vực Đông Nam
á và Viễn Đông đợc coi là các thị trờng đang có sức cạnh tranh cao trong lĩnh vực tiêu thụ hàng thuỷ sản nh Malaixia, Singapore, Đài Loan,...
Theo Hiệp hội chế biến và XK thuỷ sản Việt Nam (VASEP) cho biết đến giữa tháng 5/1999 - Việt Nam đã XK thuỷ sản sang 49 thị trờng trên thế giới. Theo đó là danh sách 49 doanh nghiệp dẫn đầu XK thuỷ sản sang 10 thị trờng lớn: Nhật Bản, Mỹ, Hồng Kông, Hàn Quốc, Singapore, Đài Loan, Trung Quốc, Bỉ, Thái Lan và Hà Lan.
Xét về tỷ trọng của các thị trờng XK thuỷ sản Việt Nam nhận thấy dẫn đầu vẫn là Nhật Bản, tiếp đến là Trung Quốc và Hồng Kông... thể hiện ở bảng sau:
Nớc Nhật Bản Trung Quốc và Hồng Kông Các nớc Châu á khác Mỹ EU
Tỷ trọng 39% 16% 15% 13% 11,6%
Những năm gần đây, các nớc chủ yếu nhập thuỷ sản của ta là Nhật Bản với tỷ trọng: năm 1996: 20%, 1997: 46%, 1998: trên 60%; các nớc EU thờng chiếm
khoảng 13%, Hồng Kông 11-12%, Mỹ 6-8% về giá trị xuất khẩu. Ngoài ra còn có Trung Quốc, Hàn Quốc, Đài Loan, Cộng hoà liên bang Nga, Ôxtrâylia...
Dự báo năm 1999 xuất khẩu vào các nớc nh sau:
Các nớc Châu á - TBD 660-680 triệu USD Chiếm 75% kim ngạch XK Các nớc Âu - Mỹ 200-220 triệu USD Chiếm >20% kim ngạch XK
Nhật Bản là thị trờng quan trọng số một đối với xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam, với tỷ trọng hàng năm chiếm trên dới 50% tổng sản lợng thuỷ sản XK của Việt Nam. Trong 8 tháng đầu năm 1998, lợng hàng xuất sang thị trờng Nhật Bản đạt 63.269 tấn, tuy có tăng so với cùng kỳ năm trớc 0,36% nhng về mặt giá trị lại giảm tới 10,43%. Nguyên nhân là do giá tại thị trờng này giảm liên tục với mức phổ biến từ 1,2-3,5 USD/kg tuỳ theo từng loại thuỷ sản. Đối với thị trờng EU thì tuy rằng Thái Lan, ấn Độ và Trung Quốc là những bạn hàng Châu á chính của EU xét về XK mặt hàng tôm đông lạnh, cá rút xơng, mực ống và một số mặt hàng không phải là cá ngừ, nhng đối với Việt Nam, EU cũng là thị trờng nhập khẩu thuỷ sản rất lớn, nó quan trọng không thua kém thị trờng Nhật Bản và đây là thị trờng đứng thứ 2 về XK thuỷ sản của Việt Nam với tỷ trọng chiếm 13% về giá trị XK. Tuy vậy EU vẫn đang sử dụng vũ khí quan thuế và phi quan thuế trừng phạt, chia nhóm ra để hạn chế, khống chế các nớc XK theo những điều kiện có lợi nhất cho họ. Đối với Việt Nam, thị trờng này đã có một số cải thiện đáng kể trong việc nhập khẩu tôm và cá ngừ, bạch tuộc, song cho đến nay Việt Nam vẫn ở danh sách II và vẫn cha xuất đợc nhuyễn thể hai mảnh vỏ vào EU. Năm 1997 Việt Nam xuất đợc 20.474,8 tấn đạt 75.169.809 USD; năm 1998 là 23.081 tấn đạt 93.391.595 USD tăng 124,24% so với năm trớc; trong đó tôm vẫn là mặt hàng lớn: năm 1998 đạt 11.849,5 tấn; với 68.585,541 USD tăng 128,6% về giá trị kim ngạch và 103,32% về khối lợng XK. Một số mặt hàng khác nh: Mực đông lạnh năm 1998 sản lợng tăng không nhiều so với năm trớc 102,16%, kim ngạch lại giảm chỉ bằng 98% so với năm trớc 3570,6 tấn đạt 8.444.047 USD. Cá đông lạnh: năm 1998 sản lợng XK là 3432,5 tấn với 75.176.655 USD bằng 181,27% và 230% các chỉ tiêu tơng ứng của năm trớc. Bạch tuộc: mức tăng không đáng kể năm 1998 là 1.886 tấn với 2.583.263 USD tăng 139,4% và 111,68% chỉ tiêu tơng ứng của năm trớc.
Thị phần XK của Việt Nam vào EU năm 1997 là 11%, năm 1998 đạt 18%, dự kiến năm 1999 khoảng 22-23% trong tổng kim ngạch XK.
Theo số liệu thống kê cha đầy đủ từ ngày 1/1/1999 đến 30/4/1999 XK hàng thuỷ sản của Việt Nam vào EU xấp xỉ 45 triệu USD (một số nớc nh Đức nhập 932,5 tấn đạt 3,862 triệu USD; Anh 746,3 tấn đạt 3,362 triệu USD, Pháp 742 tấn đạt 2,453 triệu USD,...).
Thị trờng Hồng Kông là thị trờng quan trọng đối với việc XK thuỷ sản của Việt Nam và chiếm khoảng 10% về giá trị XK hàng thuỷ sản.
Hiện nay Singapore là thị trờng thứ 4 về XK thuỷ sản của Việt Nam (phần chính là sản phẩm chế biến thô) và chiếm tỷ trọng 8% giá trị XK thuỷ sản.
Thị trờng Mỹ: Sau khi lệnh cấm vận thơng mại của Mỹ đợc bãi bỏ đối với Việt Nam (3-2-1994), khối lợng XK tôm của Việt Nam sang Mỹ tăng đáng kể từ 1.305 tấn năm 1995 lên 2.579 tấn năm 1996, chủ yếu là tôm hùm đen bỏ đầu còn vỏ. Hiện nay đầu ra hàng thuỷ sản Việt Nam ở thị trờng Mỹ đã có tốc độ tăng tr- ởng rõ rệt. Nếu nh trong năm 1998 giá trị kim ngạch XK thuỷ sản sang thị trờng này chỉ chiếm tỷ trọng 10-11% trong tổng kim ngạch thì sang 7 tháng đầu năm 1999, cơ cấu tỷ trọng này đã tăng lên 17-18% (73 triệu USD trong tổng kim ngạch XK hàng thuỷ sản tính đến cuối tháng 7 là 505,4 triệu USD). Những mặt
hàng thuỷ sản XK chủ lực của Việt Nam ở thị trờng Mỹ là cá basa, tôm, đùi ếch. Trong các mặt hàng vào Mỹ con tôm vẫn giữ giá trị chủ lực - năm 1997 là 3.074 tấn đạt 31.319.360 USD thì năm 1998 là 6.125,7 tấn với giá trị 66.889.728 USD (theo số liệu của FAO).
Mặt hàng mực đông lạnh: năm 1998 ta mới chỉ xuất đợc 142,8 tấn tăng 212% so với năm 1997, song giá trị đạt 334.207 USD tăng 263,15% so với 1997. Mặt hàng cá đông lạnh: bao gồm các loại cá ngừ, cá minh thái, cá nheo, cá bơn, cá lỡi trâu,... năm 1997 Việt Nam xuất đợc 1.893,6 tấn, năm 1998 3.432,5 tấn với giá trị 9.242.663 USD. Năm 1998 và đầu năm 1999 ngành thuỷ sản có nhiều nỗ lực vợt bậc mở rộng cửa XK vào Mỹ. Năm 1999 toàn ngành phấn đấu đạt 14-15% thị phần so với tổng kim ngạch XK. Nhìn chung những yêu cầu về tiêu chuẩn chất lợng HACCP ở thị trờng Mỹ hiện nay đều đợc các doanh nghiệp XK thuỷ sản Việt Nam đáp ứng.
4-/ Những hạn chế và khó khăn trong XK thuỷ sản: