Năng lượng xanh hay năng lượng tái tạo là một trong những nền tảng của mô hình kinh tế xanh. Do đó, việc giám sát việc đầu tư xây dựng, sử dụng các nguồn năng lượng tái tạo có ý nghĩa hết sức quan trọng trong quá trình chuyển đổi mô hình kinh tế từ "nâu" sang "xanh". Hiện nay ở thành phố Hạ Long đang thực hiện một số hợp phần của dự án giải pháp đa lợi ích giảm thiểu biến đổi khí hậu ở Việt Nam và các nước Đông dương bằng phát triển năng lượng sinh học và một số dự án trong đó chú trọng tới việc sử dụng năng lượng xanh.
Xuất phát từ bộ chỉ tiêu giám, đánh giá phát triển bền vững địa phương giai đoạn 2013 – 2020 ban hành theo Quyết định 2157/QĐ-Ttg ngày 11 tháng 11 năm 2013, những cơ sở khoa học để phát triển bền vững thành phố Hạ Long trong bối cảnh biến đổi khí hậu, mô hình bảo vệ môi trường tổng thể được đề xuất và xuất phát từ thực tiễn của thành phố, trong phạm vi luận văn này tôi xin đề xuất một số chỉ tiêu bổ sung trong đó trọng tâm là giám sát việc đầu tư xây dựng và sử dụng năng lượng xanh của thành phố. Các chỉ tiêu cụ thế như sau:
Chỉ tiêu bổ sung trong lĩnh vực kinh tế (02 chỉ tiêu)
- Tỉ lệ năng lượng tái tạo trên tổng mức năng lượng cần dùng. Tỉ lệ này ngày càng tăng tức là mức độ phụ thuộc của thành phố vào năng lượng hóa thách ngày càng giảm và ngược lại. Thêm vào đó từ tỉ lệ này cũng đánh giá được mức độ giảm phát thải khí CO2 vào môi trường xung quanh. Chỉ tiêu này có thể được thực hiện trong thời gian 01 năm. Số liệu để tính toán sẽ dựa trên báo cáo tình hình sử dụng năng lượng của sở Công Thương
- Số dự án về năng lượng xanh được đầu tư triển khai trên địa bàn. Chỉ số này sẽ mô tả mức độ quan tâm và ưu tiên của thành phố dành cho năng lượng xanh nói riêng và mức độ chuyển đổi mô hình kinh tế từ "nâu" sang " xanh ". Số
93
liệu thống kê được tổng hợp từ báo cáo tình hình kinh tế xã hội hàng năm của thành phố
Chỉ tiêu bổ sung trong lĩnh vực xã hội (01 chỉ tiêu)
- Tỉ lệ lao động trong các ngành khai thác tài nguyên không tái tạo được so với tổng số lao động trên địa bàn thành phố, Đơn vị tính là %. Ngành tài nguyên không tái tạo được tại thành phố Hạ Long đó là khai thác, chế biến, kinh doanh than, sản xuất xi măng, nhiệt điện. Tỉ lệ này rất có ý nghĩa đối với sự phát triển bền vững của thành phố Hạ Long do số lượng lao động phục vụ trong các ngành này lớn nên nếu tỉ lệ này tăng sẽ làm gia tăng sự mất ổn định, tạo sức ép về việc làm khi các nguồn tài nguyên này cạn kiệt. Trong trường hợp ngược lại, nó chứng tỏ sự phát triển đang đi đúng hướng, việc giảm tỉ lệ lao động ở trong các ngành này sẽ làm gia tăng lao động ở các ngành khác không phải là khai thác tài nguyên không tái tạo được như du lịch, vận tải biển….
Chỉ tiêu bổ sung trong lĩnh vực môi trường (02 chỉ tiêu)
- Diện tích đất trồng cây lấy dầu. Đơn vị tính của chỉ tiêu này là hecta (ha). Mặc dù đã có chỉ tiêu về tỉ lệ che phủ rừng nhưng chỉ số này mang ý nghĩa khác hơn đối với thành phố Hạ Long. Khi diện tích này tăng lên nó cho biết diện tích đất bỏ hoang, các bãi thải mỏ được che phủ đồng thời nó cũng phản ánh mức độ gia tăng tách chiết cũng như sử dụng nhiên liệu sinh học trên địa bàn.
- Hàm lượng các kim loại nặng trong nước biển. Trong quá trình khai thác than các kim loại nặng theo nước thải mỏ và nước mưa chảy tràn qua khu vực khai thác và xả vào Vịnh Hạ Long. Do đó, cần thiết có chỉ tiêu về các hàm lượng kim loại nặng để đánh giá tác động của hoạt động khai thác than tới môi trường nước biển của vịnh Hạ Long. Số liệu thống kê có thể được trích xuất từ Báo cáo quan trắc môi trường hàng năm của thành phố Hạ Long. Khoảng thời gian đánh giá là 1 năm
Như vậy, trên cơ sở phân tích bộ chỉ tiêu giám sát đánh giá phát triển bền vững cho địa phương giai đoạn 2013 – 2020 được chính phủ ban hành theo Quyết định số 2157/QĐ-TTg Ngày 11 tháng 11 năm 2013 và những chỉ tiêu đề xuất bổ sung, Trong phạm vi luận văn này, tôi xin đề xuất bộ chỉ tiêu giám sát phát triển bền
94
vững cho thành phố Hạ Long trong bối cảnh biến đổi khí hậu gồm 37 chỉ tiêu trong đó 01 chỉ tiêu chung, 07 chỉ tiêu kinh tế, 15 chỉ tiêu xã hội và 14 chỉ tiêu môi trường, cụ thể như sau:
95
96
STT CHỈ TIÊU Đơn vị tính Kỳ công bố Đơn vị thực hiện Ghi chú
CHỈ TIÊU TỔNG HỢP (01 CHỈ TIÊU)
1 1 Chỉ số phát triển con người 0≤HDI≤1 3 – 5 năm Cục thống kê QĐ 2157
LĨNH VỰC KINH TẾ (07 CHỈ TIÊU) 2 1 Tỷ lệ vốn đầu tư phát triển trên địa bàn sovới
tổng sản phẩm trên địa bàn
% Năm Cục thống kê QĐ 2157
3 2 Hiệu quả sử dụng vốn đầu tư (Hệ sốICOR) Hệ số 5 năm Cục thống kê QĐ 2157
4 3 Năng suất lao động xã hội Triệu
đồng/laođộng
Năm Cục thống kê QĐ 2157
5 4 Tỷ lệ thu ngân sách so với chi ngân sáchtrên địa bàn
% Năm thành phố Hạ Long QĐ 2157
6 5 Mức giảm tiêu hao năng lượng để sảnxuất ra một đơn vị tổng sản phẩm trên địabàn
% Năm Sở Công Thương,
CụcThống kê
QĐ 2157
7 6 Tỉ lệ năng lượng tái tạo trên tổng mứcnăng lượng cần dùng
% 2 năm Sở Công Thương,
CụcThống kê
Bổ sung 8 7 Số dự án về năng lượng xanh được đầu
tưtriển khai trên địa bàn
Dự án 2 năm Sở Kế hoạch đầu tư,Cục
thống kê
Bổ sung LĨNH VỰC XÃ HỘI (15 CHỈ TIÊU)
97
STT CHỈ TIÊU Đơn vị tính Kỳ công bố Đơn vị thực hiện Ghi chú
9 1
Tỷ lệ hộ nghèo % Năm Cục thống kê, Sở
Laođộng thương binh vàxã hội
QĐ 2157
10 2
Tỷ lệ thất nghiệp % Năm Cục thống kê, Sở
Laođộng thương binh vàxã hội
QĐ 2157
11 3
Tỷ lệ lao động đang làm việc đã qua đàotạo % Năm Cục thống kê, Sở Laođộng thương binh vàxã hội
QĐ 2157
12 4 Hệ số bất bình đẳng trong phân phối thunhập(Hệ số GINI)
0≤HDI≤1 2 năm Cục thống kê QĐ 2157
13 5 Tỷ số giới tính của trẻ em mới sinh Trai/100 gái Năm Cục thống kê, Sở Y tế QĐ 2157
14 6
Tỷ lệ người dân đóng bảo hiểm xã hội,bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế
% Năm Bảo hiểm xã hội tỉnh,Sở
Lao động – Thươngbinh và Xã hội
QĐ 2157
15 7 Tỷ lệ chi ngân sách địa phương cho hoạtđộng văn hóa, thể thao
% Năm Thành phố Hạ Long QĐ 2157
16 8 Tỷ suất chết của trẻ em dưới 5 tuổi % Năm Cục thống kê, Sở Y tế QĐ 2157
17 9
Số người chết do tai nạn giao thông Người/100.000 dân/năm
Năm Công an thành phố,Ban an toàn giao thông
QĐ 2157
98
STT CHỈ TIÊU Đơn vị tính Kỳ công bố Đơn vị thực hiện Ghi chú
tuổi tạo, Cục thống kê
19 11
Diện tích nhà ở bình quân đầu người 2m 2 Năm Cục thống kê, Sở
Xâydựng
QĐ 2157
20 12
Tỷ lệ chi ngân sách cho duy tu, bảo dưỡngcác di tích lịch sử và các điểm du lịch
% Năm Sở Văn hóa, Thể thaovà
Du lịch, Sở Tàichính
QĐ 2157
21 13 Diện tích đất cây xanh đô thị bình quânđầu người
2m /người Năm Cục Thống kê, Sở Xâydựng QĐ 2157 22 14 Tỷ lệ ngày có nồng độ các chất độc hạitrong không khí vượt quá tiêu chuẩn chophép
% Năm Sở Tài nguyên và
Môitrường
QĐ 2157
23 15
Tỉ lệ lao động trong các ngành khai tháctài nguyên không tái tạo được so với tổngsố lao động trên địa bàn thành phố
% Năm Cục thống kê, Sở
Laođộng thương binh vàxã hội
Bổ sung
LĨNH VỰC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG (14 CHỈ TIÊU) 24
1
Tỷ lệ dân số được sử dụng nước sạch % Năm Cục Thống kê, Sở
Xâydựng, Sở Nông nghiệpvà Phát triển Nôngthôn
QĐ 2157
25
2 Tỷ lệ diện tích đất được bảo vệ, duy trì đadạng sinh học
% Năm Sở Tài nguyên và
Môitrường
99
STT CHỈ TIÊU Đơn vị tính Kỳ công bố Đơn vị thực hiện Ghi chú
26
3
Diện tích đất bị thoái hóa Ha 2 năm Sở Tài nguyên và
Môitrường, Sở Nôngnghiệp và Phát triểnNông thôn QĐ 2157 27 4
Tỷ lệ các đô thị, khu kinh tế, khu
côngnghiệp, khu chế xuất, cụm công nghiệp xửlý chất thải rắn, nước thải đạt tiêu chuẩnmôi trường
% Năm Sở Xây dựng, Sở
Tàinguyên và Môi trường,Sở Công thương, Banquản lý khu kinh tế
QĐ 2157
28
5
Tỷ lệ che phủ rừng % Năm Sở Nông nghiệp vàPhát
triển Nông thôn
QĐ 2157 29
6
Tỷ lệ chất thải rắn thu gom, đã xử lý % Năm Sở Xây dựng, Sở
Tàinguyên và Môi trường,Sở Công thương, Sở Ytế.
QĐ 2157
30
7
Số vụ thiên tai và mức độ thiệt hại Vụ, Triệu đồng Năm Sở Nông nghiệp vàPhát triển Nông thôn
QĐ 2157 31
8 Tỷ lệ các dự án khai thác khoáng sảnđược phục hồi về môi trường
% Năm Sở Tài nguyên và
Môitrường
QĐ 2157
32 9 Số dự án xây dựng theo cơ chế phát triểnsạch – CDM
Dự án Năm Sở Tài nguyên và
Môitrường, Cục Thống kê
QĐ 2157
33 10 Số vụ và diện tích rừng bị cháy, bị chặtphá
Vụ, ha Năm Sở Nông nghiệp vàPhát
triển Nông thôn
100
STT CHỈ TIÊU Đơn vị tính Kỳ công bố Đơn vị thực hiện Ghi chú
34 11
Hàm lượng một số chất hữu cơ trongnước biển vùng cửa sông, ven biển
mg/l Năm Sở Tài nguyên và
Môitrường, Sở Nôngnghiệp và Phát triểnNông thôn
QĐ 2157
35 12
Diện tích rừng ngập mặn ven biển đượcbảo tồn, duy trì đa dạng sinh học
Ha Năm Sở Nông nghiệp vàPhát
triển Nông thôn,Sở Tài nguyên và Môitrường
QĐ 2157
36 13
Diện tích đất trồng cây lấy dầu ha Năm Sở Nông nghiệp vàPhát
triển Nông thôn,Sở Tài nguyên và Môitrường
Bổ sung
37 14 Hàm lượng các kim loại nặng trong nướcbiển
mg/l Năm Sở Tài nguyên và
Môitrường
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
KẾT LUẬN
1. Từ những nghiên cứu của đề tài về phát triển bền vững trong thời gian qua, những xu hướng phát triển trong thời gian sắp tới trên thế giới, của Việt Nam tại Quảng Ninh cũng như ở Hạ Long đã cho thấy tăng trưởng xanh là chiến lược để thành phố phát triền bền vững trong bối cảnh biến đổi khí hậu hiện nay. Mặc dù vậy, đây mới chỉ là những nghiên cứu bước đầu về tăng trưởng xanh của đề tài. Việc chuyển đổi thành công sang mô hình kinh tế xanh đòi hỏi sự nỗ lực rất lớn từ người dân cũng như chính quyền thành phố Hạ Long. Bởi vì, thứ nhất, việc chuyển đổi mô hình phát triển là thay đổi quá trình nhận thức từ chỗ phát triển kinh tế, tạo ra của cải vật chất cho xã hội bằng mọi giá, sử dụng tài nguyên không tái tạo được một cách không có kiểm soát thay bằng vừa phát triển nhưng cũng đồng thời phải bảo vệ môi trường, sử dụng có hiệu quả, tiết kiệm tài nguyên không tái tạo, tìm tòi phát triển nguồn năng lượng mới và không ngừng cải thiện công bằng xã hội. Thứ hai, hiện nay trên tầm vực quốc tế cũng như quốc gia không có một mô hình kinh tế xanh áp dụng chung mà phải tùy thuộc vào điều kiện cụ thể của từng nơi để áp dụng một cách tốt nhất. Thứ ba, chuyển đổi một mô hình phát triển là chuyển đổi cả một hệ thống, nó liên quan và tác động đến tất cả các ngành nên khối lượng thực hiện là rất lớn và thời gian thực hiện là tương đối dài mới đánh giá được hiệu quả của mô hình.
2. Bộ chỉ tiêu giám sát, đánh giá phát triển bền vững cho thành phố Hạ Long trong bối cảnh biến đổi khí hậu được đề xuất trong đề tài gồm có 37 chỉ tiêu trong đó 01 chỉ tiêu chung, 07 chỉ tiêu kinh tế, 15 chỉ tiêu xã hội và 14 chỉ tiêu môi trường. So sánh với bộ chỉ tiêu giám, sát đánh giá phát triển bền vững địa phương giai đoạn 2013 – 2020 của Chính phủ được ban hành theo Quyết định sô 2157/QĐ- TTg ngày 11/11/2013 (gọi tắt là bộ chỉ tiêu 2157) có một số sự khác biệt. Dựa trên nghiên cứu về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, môi trường của thành phố Hạ Long, đề tài đã khuyến nghị bỏ 11 chỉ tiêu và bổ sung thêm 05 chỉ tiêu. Trong phạm
101
vi đề tài này, các chỉ tiêu được đề xuất chủ yếu dựa trên phương pháp phân tích SMART nghĩa là các chỉ tiêu rõ áp dụng là rõ ràng, cụ thể (S), có khả năng đo lường được (M), có khả năng đạt được (A), chỉ tiêu phản ánh được sự phát triển bền vững của thành phố mà theo đó nếu chỉ số tăng lên hoặc giảm đi thì sự phát triển bền vững hơn hoặc kém bền vững hơn (R), chỉ tiêu có thời gian cụ thể để đo lường (T) và phương pháp tham vấn các chuyên gia trong ngành. Chính vì lý do đó các chỉ tiêu khuyến nghị bỏ mặc dù có các yếu tố rõ ràng cụ thể (S), đo lường được (M), có khả năng đạt được (A), có thời gian cụ thể để đo lường (T) nhưng các chỉ số đó không phản ánh được sự phát triển bền vững của thành phố do không có như chỉ tiêu “Tỷ lệ chất thải rắn làng nghề được thu gom, xử lý” hoặc nhỏ như “tỉ lệ diện tích gieo trồng cây hàng năm được tưới tiêu” hoặc quá rộng đối với quy mô của thành phố như “Tỷ trọng đóng góp của năng suất các nhân tố tổng hợp (TFP) vào tốc độ tăng trưởng chung”. Tương tự như vậy, đối với các chỉ tiêu đề xuất bổ sung phải đáp ứng được các yếu tố S.M.A.R.T đồng thời nó cũng kế thừa kết quả nghiên cứu của luận văn về chiến lược để thành phố phát triền bền vững trong bối cảnh biến đổi khí hậu đó là tăng trưởng xanh.
3. Mặc dù đề tài đã cố gắng nghiên cứu đưa ra các chỉ tiêu đánh giá sự phát triển bền vững của thành phố nhưng nó mới chỉ dừng lại ở việc dựa trên sự tăng giảm của chỉ số để đánh giá tính bền vững tốt lên hoặc xấu đi mà chưa đưa ra được mối liên hệ giữa các chỉ số với nhau và mức độ quan trọng của từng chỉ số trong việc đánh giá phát triển bền vững.
KIẾN NGHỊ
1. Để thực hiện thành công mô hình kinh tế xanh, ngoài những nỗ lực nội tại, thành phố cũng cần phải có những hỗ trợ từ chính quyền cấp trên cũng như tham khảo kinh nghiệm cũng như kêu gọi sự hỗ trợ của các nước trên thế giới. Với mặt bằng thu nhập chưa cao, thành phố có những khó khăn về vốn cũng như công nghệ so với các nước phát triển nhưng lại có lợi thế của người đi sau nên sẽ tiếp thu được những kinh nghiệm quý báu và tránh được những sai lầm mà các nơi khác đã gặp
102
phải. Do đó, thành phố cần mở rộng giao lưu hợp tác với các thành phố khác trên thế giới để tăng cường học hỏi và tìm kiếm mô hình phát triển phù hợp hơn cho mình.
2. Bộ chỉ tiêu được đề xuất trong Luận văn này mới chỉ là những nghiên cứu bước đầu, để bộ chỉ tiêu thực sự đi vào cuộc sống, là một công cụ đánh giá hiệu quả, kiến nghị thành phố nên có những nghiên cứu sâu hơn về các chỉ tiêu để tiến tới có thể thể chế hóa các chỉ tiêu phát triển bền vững trong các văn bản về phát triển kinh tế xã hội và bảo vệ môi trường làm định hướng phát triển cho thành phố.
3. Mặc dù bộ chỉ tiêu đề xuất trong luận văn chỉ bao gồm 37 chỉ tiêu để đánh giá phát triển bền vững. Tuy nhiên, mức độ quan trọng của từng chỉ tiêu khi so sánh với nhau là chưa rõ ràng nên vẫn khó xác định được hướng ưu tiên cho từng chỉ tiêu trong quá trình phát triển. Để làm được điều này cần có những nghiên cứu sâu hơn, rộng hơn về giá trị của từng chỉ tiêu đối với sự phát triển bền vững.
103
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt
1. Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2013), Hội thảo tập huấn Bộ chỉ tiêu giám sát,
đánh giá Phát triển bền vững địa phương. Dự thảo Bộ chỉ tiêu phát triển bền vững cho địa phương, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Hà Nội, [Tài
liệu chưa xuất bản].
2. Bảo tàng thiên nhiên Việt nam (2013), Hội thảo Đề tài “Nghiên cứu
xây dựng bộ chỉ tiêu phát triển bền vững về các lĩnh vực kinh tế, xã hội